Tìm hiểu chi phí niềng răng móm với 2 kỹ thuật chính

Tìm hiểu chi phí niềng răng móm với 2 kỹ thuật chính

Răng móm có thể khiến nhiều người luôn trong trạng thái thiếu tự tin khi cười. Niềng răng chính là phương pháp hiệu quả giải quyết hiện tượng móm, cải thiện thẩm mỹ. Tuy nhiên, chi phí niềng răng móm là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn và lo ngại, sơ không đủ nguồn lực tài chính chi trả. Bài viết sau đây My Auris sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về mức chi phí điều trị chỉnh nha tại các cơ sở nha khoa trên thị trường. Thăm khám với bác sĩ trực tiếp sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng cũng như có phương pháp chỉnh nha phù hợp.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng răng móm

Răng móm hay còn được biết đến là hiện tượng khớp cắn ngược, một trong những dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến, biểu hiện là sự sai lệch tương quan giữa hai hàm. Thông thường với răng phát triển bình thường thì khi khép miệng lại cung răng hàm trên sẽ phủ bên ngoài cung răng hàm dưới. Còn đối với những người có tình trạng móm thì khớp cắn của hàm sẽ phát triển ngược lại, tức răng hàm dưới phủ bên ngoài răng hàm trên.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng răng móm
Nguyên nhân gây ra hiện tượng răng móm

Tình trạng này thường thấy ở mọi người, dù bạn là người trẻ hay người già. Trong lĩnh vực nha khoa, răng móm có thể hình thành do tính chất di truyền hay bắt nguồn từ thói quen ăn uống hàng ngày. Cụ thể:

  • Nguyên nhân di truyền: Bắt nguồn từ thế hệ các ông bà, cha mẹ bị móm thì khi con cái sinh ra cũng có nguy cơ cao bị móm.
  • Người bệnh bị thiếu răng: Răng cửa ở hàm trên mọc chậm hay thậm chí là không mọc sẽ làm giảm chiều dài của cung răng, khiến cung hàm dưới trượt ra ngoài gây tình trạng răng móm.
  • Do người bệnh bị mất răng quá sớm: Răng cối sữa ở hàm dưới bị mất cũng là nguyên nhân gây hiện tượng móm. Vì hàm dưới phải trượt ra trước để thực hiện tốt chức năng ăn nhai.
  • Do bạn bị thay đổi nội tiết: Chức năng tuyến yên có dấu hiệu bị rối loạn trong thời kỳ phát triển của trẻ có thể gây ra hiện tượng sai lệch trong quá trình cơ thể phát triển  xương hàm.
  • Lưỡi có dấu hiệu hoạt động quá mức khiến cho hàm dưới bị đẩy ra trước, phần cơ môi, lưỡi, má mất đi cân bằng khiến tình trạng móm xảy ra.
  • Khớp lỏng lẻo dây chằng thái dương hàm cũng có thể làm cho hàm dưới bị đẩy ra ngoài, lúc này tình trạng móm càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Móm răng có thể làm giảm khả năng ăn nhai của người bệnh trong khi sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, cơ mặt mất cân đối do hàm răng bị móm gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật niềng răng vẫn được xem là phương pháp phổ biến thông dụng và có khả năng mang lại hiệu quả vượt trội nhất.

Tìm hiểu chi phí niềng răng móm tại nha khoa

Theo chia sẻ của bác sĩ sẽ không có một mức giá cố định và giống nhau ở mỗi cơ sở nha khoa uy tín cũng như ở mỗi người bệnh. Vì hiện chi phí niềng răng móm còn bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Về cơ bản, 2 phương pháp niềng răng chính của mỗi nha khoa sẽ có sự khác nhau về chi phí, cụ thể:

Niềng răng móm bằng các mắc cài

Thực hiện niềng răng móm bằng các mắc cài là kỹ thuật sử dụng các khí cụ mắc cài, dây cung, dây thun gắn trực tiếp lên bề mặt răng. Giúp nắn chỉnh răng móm lùi về sau, cân đối lại khớp cắn trên cung hàm. 

Theo đó, những chiếc mắc cài được gắn cố định lên thân răng sẽ có tác dụng cố định dây cung, đây là nguồn lực chính giúp răng dịch chuyển tốt. Dây cung nằm chắc chắn trên các rãnh mắc cài như vào phần dây thun hay chốt khóa tự động. Tại mỗi cơ sở nha khoa sẽ có nhiều loại mắc cài khác nhau được sử dụng như mắc cài kim loại thường, mắc cài sứ,… thuận tiện cho khách hàng lựa chọn.

Chi phí niềng răng móm bằng các mắc cài
Chi phí niềng răng móm bằng các mắc cài

Niềng răng bằng mắc cài kim loại có thể gắn vào mặt trước răng hay mặt trong răng. Niềng răng mắc cài mặt trong có ưu điểm bảo đảm tốt tính thẩm mỹ nhờ việc giấu được các mắc cài bên trong, người đối diện sẽ khó nhận ra được bạn đang niềng răng. Cũng vì lý do này mà chi phí niềng răng của mắc cài kim loại mặt trong sẽ cao hơn từ 2 đến 3 lần so với mắc cài thông thường. Cụ thể:

  • Niềng răng móm bằng các mắc cài truyền thống có mức giá dao động trong khoảng từ 20.000.000 đến 45.000.000 triệu đồng.
  • Sử dụng mắc cài sứ sẽ có mức giá khoảng 30.000.000 đến 60.000.000 triệu đồng. Đây cũng là một phương pháp niềng được áp dụng nhiều nhờ vào tính thẩm mỹ cao, nhưng vẫn đảm bảo được khả năng kéo răng về đúng vị trí.
  • Niềng răng bằng mắc cài tự buộc thích hợp cho người không có nhiều thời gian có mức chi phí dao động từ 45.000.000 đến 80.000.000 triệu đồng.
  • Niềng răng mắc cài mặt lưỡi có giá từ 85.000.000 đến 115.000.000 triệu đồng.

Niềng răng móm với phương pháp không mắc cài

Niềng răng móm với phương pháp không mắc cài
Niềng răng móm với phương pháp không mắc cài

Niềng răng móm mà không sử dụng mắc cài là phương pháp sử dụng khay niềng trong suốt, ôm sát vào răng hàm thay thế cho các mắc cài, dây cung để nắn chỉnh răng. So với kỹ thuật niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ thì niềng răng móm không mắc cài có thể phát huy tối đa khả năng đảm bảo tính thẩm mỹ. Chính vì vậy mà chi phí niềng răng móm sẽ cao hơn so với những phương pháp kể trên. Cụ thể mức giá điều trị dao động trong khoảng từ 50.000.000 đến 150.000.000 triệu đồng.

Những yếu tố làm ảnh hưởng đến chi phí điều trị niềng răng

Thực tế, khi nói nên chi phí niềng răng móm sẽ không có mức giá cụ thể cho việc thực hiện điều trị nắn chỉnh răng. Bởi còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức chi phí bạn cần bỏ ra:

Lựa chọn kỹ thuật niềng răng móm

Trong nha khoa có rất nhiều phương pháp giúp nắn chỉnh răng và tương ứng với mỗi kỹ thuật sẽ có mức giá khác nhau. Mỗi phương pháp chỉnh nha sẽ mang lại những ưu và nhược điểm riêng, vì vậy tùy vào nhu cầu cá nhân và điều kiện tài chính mà bạn có thể lựa chọn cho mình một phương pháp niềng phù hợp nhất.

Những yếu tố làm ảnh hưởng đến chi phí điều trị niềng răng
Những yếu tố làm ảnh hưởng đến chi phí điều trị niềng răng

Phụ thuộc vào các vấn đề răng miệng

Một số bệnh lý liên quan mà bạn có thể mắc phải không những khiến cho chi phí niềng răng móm tăng lên cao mà thời gian điều trị cũng sẽ kéo dài hơn. Điển hình một số bệnh lý thường gặp là: Sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy, mọc răng khôn,…

Vì vậy, bạn cần được bác sĩ điều trị dứt điểm thì mới có thể tiến hành niềng răng. Dựa vào bệnh lý mắc phải và mức độ nặng nhẹ khác nhau, phương pháp điều trị mà bạn cần phải chi trả thêm mức chi phí cho dịch vụ này.

Cơ sở nha khoa niềng răng

Cơ sở nha khoa mà bạn chọn để thực hiện niềng răng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới số tiền bạn cần chi trả. Thông thường, với các nha khoa uy tín, có chỗ đứng trên thị trường sẽ có giá thành hợp lý với chất lượng dịch vụ hỗ trợ mang lại hiệu quả cao nhất. 

Tuy nhiên, hiện có không ít nha khoa trên thị trường không đảm bảo tốt chất lượng mà còn cố tình “chặt chém” khách hàng. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin của nha khoa trước khi quyết định thực hiện điều trị tại đó.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn tìm hiểu thông tin về chi phí niềng răng móm. Bạn cần lưu ý mức giá trên chỉ giúp bạn tham khảo sơ lược. Để biết được mức chi phí điều trị của bản thân là bao nhiêu, trước hết bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên môn. Từ đó, họ mới có cơ sở để chẩn đoán chính xác tính trạng và đưa ra mức phí điều trị phù hợp nhất.

Yến Nhi

chat zalo
messenger