Trồng răng implant là giải pháp trồng răng tối ưu nhất hiện nay đem đến ăn nhai và thẩm mỹ hoàn hảo. Song, nhiều người thường bỏ lỡ thời gian trồng răng implant lý tưởng dẫn đến mất thời gian cũng như chi phí cho việc ghép xương. Vậy khi nào thì trồng răng implant phù hợp, hãy cùng My Auris giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Khi nào thì trồng răng implant?
Theo các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực implant, khách hàng có thể trồng răng ngay sau khi nhổ răng nếu như không bị nhiễm trùng, sức khỏe cơ thể và răng miệng tốt. Nếu không đủ điều kiện trồng răng ngay sau khi nhổ thì thời điểm tốt nhất để trồng răng là 1-6 tháng sau khi mất răng.
Trồng răng implant là phương pháp trồng răng phục hình răng mất tối ưu nhất trong số các phương pháp trồng răng. Răng implant có cấu tạo hoàn chỉnh như răng thật từ chân răng đến thân răng.
Bác sĩ sẽ đặt trụ implant vào xương hàm nhằm thay thế cho chân răng đã mất. Sau thời gian, trụ implant tích hợp cứng chắc với xương hàm, bác sĩ sẽ phục hình mão sứ lên trên trụ implant thông qua khớp nối Abutment.
Không như các phương pháp khác, việc chần chừ trồng implant sau khi mất răng sẽ không tốt. Bởi mất răng lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng tiêu xương hàm. Một khi xương hàm không còn đủ mật độ, kích thước sẽ không thể cấy implant. Bởi lúc này trụ implant không thể cứng chắc và đảm bảo ổn định lâu dài trong cung hàm. Do đó, với những trường hợp tiêu xương hàm, bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương trước mới tiến hành cấy implant.
Trường hợp nào nên trồng răng implant?
Trồng răng implant áp dụng cho hầu hết các trường hợp mất răng mà không làm ảnh hưởng đến các răng lân cận. Cụ thể như sau:
Trồng răng đơn lẻ
Mất răng đơn lẻ là trường hợp mất 1 răng ở bất cứ vị trí nào trên cung hàm. Lúc này, bác sĩ sẽ đặt 1 trụ implant vào xương hàm tại vị trí răng mất để thay thế cho chân răng đã mất mà không làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Sau khi trụ implant tích hợp, bác sĩ sẽ phục hình mão sứ lên trên để hoàn thiện chiếc răng.
Trồng 2 răng liên tiếp
Trường hợp mất 2 răng liên tiếp ở bất kỳ vị trí nào trên cung hàm, răng implant đều có thể phục hình. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc trồng 2 trụ implant và phục hình 2 mão sứ.
Trường hợp mất nhiều răng
Mất nhiều răng có thể đơn lẻ từng vị trí hoặc liên tiếp. Tùy vào tình trạng răng mất mà bác sĩ cân nhắc số lượng trụ implant và mão sứ phục hình.
- Trường hợp mất nhiều răng đơn lẻ: bác sĩ sẽ phục hình từng trụ implant vào từng vị trí răng mất.
- Trường hợp mất 3, 4 răng liên tiếp: Bác sĩ sẽ không phục hình từng trụ mà sẽ phục hình mão sứ trên trụ implant bằng cách cấy 2 trụ làm trụ sau đó phục hình cầu răng sứ lên trên.
Trường hợp mất răng toàn hàm
Mất răng toàn hàm hoàn toàn phục hình được bằng trồng implant nhờ vào kỹ thuật Implant all on 4 và implant all on 6. Theo đó,
- Implant all on 4: Đây là giải pháp sử dụng 4 trụ implant để cấy trên cùng 1 hàm. Trong đó, có 2 trụ implant được cấy thẳng ở vị trí răng số 2 và 2 trụ implant được cấy nghiêng ở vị trí răng số 5 với độ nghiêng tối đa lên đến 45 độ. Phương pháp này nhằm đảm bảo tác động ăn nhai được dàn đều trên xương hàm. Cùng với đó, sự hỗ trợ của Multi-unit abutment giúp nâng đỡ được 1 hàm từ 10-12 răng sứ.
- Implant all on 6: Đây là kỹ thuật phục hình mất răng hoàn toàn phát triển dựa trên kỹ thuật implant all on 4. Phương pháp này dành cho người có xương hàm quá yếu. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ cắm thêm 12 trụ implant ở vùng răng hàm, tổng cộng 6 trụ. Điều này sẽ giúp quá trình nâng đỡ tốt hơn, vững chắc và đảm bảo tối ưu việc ăn nhai, dàn đều lực và hạn chế tiêu xương.
Trường hợp nào không nên trồng răng implant?
Mặc dù trồng răng implant tối ưu trong phục hình răng đã mất nhưng không phải trường hợp nào cũng trồng implant hiệu quả. Để trồng được implant, người mất răng phải trải qua quá trình thăm khám sức khỏe cơ thể lẫn sức khỏe răng miệng và phải tuân thủ đủ điều kiện. Với một số trường hợp sau đây, bác sĩ khuyến cáo không nên trồng răng implant để đảm bảo an toàn cho cơ thể:
- Người mất răng dưới 18 tuổi: Ở độ tuổi này, xương hàm chưa phát triển hoàn thiện, nếu can thiệp trồng implant sẽ dẫn đến sự phát triển sai lệch của cấu trúc xương hàm. Với những trường hợp này, bác sĩ có những biện pháp can thiệp khác nhằm giảm thiểu tiêu xương, đảm bảo ăn nhai. Đến khi đủ 18 tuổi mới có thể trồng răng implant.
- Người trồng răng đang mang thai không nên cấy ghép Implant, vì trong quá trình này sẽ phải gây tê, gây mê, sử dụng kháng sinh,… ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Những người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,… cũng không nên trồng răng implant. Bởi các đối tượng này khó cầm máu, khó kiểm soát khi cấy ghép Implant.
- Người mắc bệnh tâm thần, không hay khó kiểm soát được hành vi của mình.
- Người nghiện rượu, nghiện thuốc lá và các chất kích thích.
- Người đang trị xạ/hóa trị không thể thực hiện trồng răng Implant.
Trên đây là những thông tin về khi nào thì trồng răng implant, hy vọng giúp các khách hàng nắm được thời điểm lý tưởng và trường hợp nên trồng implant. Theo các bác sĩ, sau mất răng, trồng răng implant càng sớm sẽ càng tốt. Khi đó, vừa tốt cho răng miệng vừa tiết kiệm thời gian và chi phí.
Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn, giải đáp chi tiết cũng như đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé. Dựa vào tình trạng, thời gian mất răng của từng người mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Anh Thy