Tháo niềng răng trước thời hạn được không? 4 điểm lưu ý

Tháo niềng răng trước thời hạn được không? 4 điểm lưu ý

Thực hiện tháo niềng răng trước thời hạn là hiện tượng mà nhiều người bệnh đều mong muốn. Vì muốn có được kết quả chỉnh nha sớm nhất, thoát khỏi sự vướng víu khó chịu. Tuy nhiên, có thể tháo niềng trước thời hạn không và có đạt được kết quả như mong muốn không thì lại là vấn đề khác. Trong bài viết này, nha khoa My Auris sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan đến việc tháo niềng, mời bạn cũng theo dõi.

Giải đáp có thể tháo niềng răng trước thời hạn được không?

Thời gian kết thúc quá trình điều trị sẽ khác nhau đối với từng trường hợp chỉnh nha, tùy thuộc vào tình trạng răng, phương pháp điều trị là sử dụng mắc cài hay khay niềng trong suốt. Thời điểm tháo niềng đã được bác sĩ tính toán từ trước, tuy nhiên bạn có thể tháo niềng trước thời hạn từ 1 đến 2 hay, tuy nhiên cũng có trường hợp muộn hơn thời gian dự đoán.

Giải đáp có thể tháo niềng răng trước thời hạn được không?
Giải đáp có thể tháo niềng răng trước thời hạn được không?

Điều này sẽ cần được bác sĩ chỉ định thăm khám trực tiếp, dựa trên khớp cắn đã được cân bằng hay chưa, khả năng ăn nhai như thế nào, có thể khắc phục tối ưu các tình trạng răng đang được điều trị chưa.

Một số trường hợp chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn đã tự ý tháo niềng gây ra tình trạng răng trở về vị trí cũ, đôi khi còn xô lệch hơn so với lúc ban đầu. Lúc này, không chỉ làm ảnh hưởng công sức, tiền bạc mà còn tác động xấu đến sức khỏe, gây khó khăn trong ăn nhai, biến dạng khuôn mặt.

Do đó, việc này cần được bác sĩ thăm khám kỹ lượng, cũng như đưa ra quyết định cuối cùng. Trong một số trường hợp, đặc biệt phải tháo niềng trước thời hạn vẫn có thể được chỉ định thực hiện. Tuy nhiên, sau đó người bệnh phải tuân thủ các chỉ định quan trọng của bác sĩ để tránh gây hậu quả niềng răng không thành công.

4 lưu ý cần nhớ khi thực hiện tháo niềng răng sớm

Để có thể hạn chế được tình trạng răng chạy hay bị xô lệch sau khi tháo niềng răng trước thời hạn. Bạn cần lưu ý và thực hiện đúng những vấn đề sau:

4 lưu ý cần nhớ khi thực hiện tháo niềng răng sớm
4 lưu ý cần nhớ khi thực hiện tháo niềng răng sớm
  • Trước khi thực hiện tháo tạm các mắc cài, bác sĩ phải tiến hành lấy dấu răng. Dấu mẫu hàm này được dùng làm căn cứ sau khoảng thời gian tháo tạm thời, bác sĩ sẽ giúp gắn lại các mắc cài đúng vị trí, tiếp tục quá trình chỉnh nha của mình.
  • Trong thời gian bạn tháo tạm các mắc cài trước thời gian đã dự kiến, bạn không nên sử dụng tay lung lay vào các răng. Vì lúc này răng vẫn còn trong quá trình dịch chuyển nên sẽ yếu hơn so với lúc chưa niềng. Khi bạn sử dụng tay có thể làm răng bị ê, đau, nguy hiểm nhất là bị rụng răng.
  • Trong khoảng thời gian bạn tháo tạm mắc cài, răng cần được ổn định bằng các khay nhựa trong suốt để giữ cho răng không lệch khỏi vị trí.
  • Cần thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được gắn lại các mắc cài, để tiếp tục cho quá trình chỉnh nha của mình.

Trong trường hợp bạn đã đồng ý cho tháo niềng răng sớm, hãy tuân thủ các yêu cầu đeo hàm duy trì khoảng 22 tiếng mỗi ngày, trong suốt thời gian từ 1 đến 6 tháng đầu. Khi tháo niềng để ổn định răng hàm, đảm bảo khớp cắn và giữ răng không bị lệch ra ngoài.

Hậu quả khi thực hiện tháo niềng răng trước thời hạn không có chỉ định của bác sĩ

Hậu quả khi thực hiện tháo niềng răng trước thời hạn không có chỉ định của bác sĩ
Hậu quả khi thực hiện tháo niềng răng trước thời hạn không có chỉ định của bác sĩ

Tuy rằng theo lý thuyết thì bạn có thể tháo niềng răng trước thời hạn, nhưng niềng răng chỉnh nha là một quá trình nắn chỉnh răng theo đúng tiến độ, kế hoạch mà bác sĩ đã vạch ra. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn quyết định tháo niềng sớm thì vẫn có thể thực hiện, nhưng bạn phải lường trước một số nguy cơ có thể xảy ra, cần phải tuân thủ các chỉ định của bác sĩ đã đề ra, nhằm ngăn chặn một số hậu quả:

  • Trường hợp người bệnh cần tháo tạm các mắc cài ở giai đoạn cốt yếu có thể làm khớp cắn chưa được hoàn chỉnh, gây nên tình trạng ăn nhai khó khăn và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
  • Trường hợp theo như kế hoạch, răng cần phải được điều trị ở một khoảng thời gian nhất định thì mới dịch chuyển tới đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Do đó việc tháo niềng sớm hơn so với kế hoạch của bác sĩ có thể khiến răng bị xô lệch trở về vị trí ban đầu.
  • Một nguy cơ khác có thể xảy ra là nếu tháo niềng sớm răng bị xô lệch, sai khớp cắn hay nguy hiểm nhất là làm khuôn mặt của bạn bị biến dạng.

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng sau khi tháo niềng 

Nếu bạn thuộc trường hợp tháo niềng răng trước thời gian hay tháo niềng răng đeo đúng phác đồ thì cũng cần tuân thủ theo các hướng dẫn chăm sóc răng miệng của bác sĩ. Mục đích tránh làm ảnh hưởng vị trí của răng, cũng như tránh làm răng dịch chuyển về vị trí ban đầu.

Sau khi tháo niềng, cần chăm sóc răng miệng đúng cách và đeo hàm duy trì
Sau khi tháo niềng, cần chăm sóc răng miệng đúng cách và đeo hàm duy trì

Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách

Để giữ răng luôn trong trạng thái chắc khỏe, bạn cần phải tập cho mình thói quen đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi ngày. Dùng các loại bàn chải lông mềm, tránh làm tổn thương đến nướu và răng.

Mặt khác, sử dụng thêm chỉ nha khoa, thay cho tăm xỉa răng để làm sạch răng cũng như các loại thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn. Tránh làm tổn thương cho răng và nướu, đồng thời dùng thêm cả nước súc miệng để làm sạch răng được hiệu quả.

Hạn chế một số thói quen xấu

những thói quen xấu đến răng như mút tay, chống cằm, cắn bút,… đối với hàm răng mới tháo niềng là cực kỳ nguy hiểm vì khiến mòn, mẻ răng, ảnh hưởng tính thẩm mỹ. Răng lúc này có thể bị chết tủy hay nhiễm trùng.

Do đó, trong trường hợp này nếu không được điều trị đúng cách, răng của bạn có nguy cơ nhiễm trùng lên cả xương hàm.

Đeo hàm duy trì đúng thời gian sau khi tháo niềng răng

Trong suốt quá trình chỉnh nha, hàm và lời chịu lực xiết mạnh, liên tục khiến phần lợi và xương hàm yếu hơn so với lúc bình thường. Lúc này, vị trí của răng trên cung hàm cũng chưa thể ổn định. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo bạn phải đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng răng trước thời hạn, hay với những trường hợp chỉnh nha theo đúng kế hoạch.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Sau tháo niềng, vì răng chưa thể ổn định. Để chăm sóc răng miệng tốt, bạn phải có kế hoạch ăn uống bổ sung đủ các chất dinh dưỡng. Bổ sung nhiều khoáng chất, vitamin như: Thịt gia cầm, trứng, ngũ cốc, rau củ, trái cây,…

Để hạn chế được các ảnh hưởng không tốt cho răng và nướu, hãy tránh xa đồ ăn quá nóng, quá lạnh,… Không sử dụng thuốc lá, bia rượu vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng tổng thể.

Tóm lại, việc tháo niềng răng trước thời hạn sẽ được thực hiện nếu được bác sĩ chỉ định. Bạn không được tự ý thực hiện vì nó khá nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe răng miệng về sau. Mặt khác, nếu đã tháo trước thời gian chỉ định, bạn phải làm đúng các hướng dẫn của bác sĩ, đeo hàm duy trì thường xuyên nhằm tránh răng dịch chuyển vào vị trí không mong muốn. Hoặc sau muốn niềng tiếp thì lại mất nhiều thời gian hơn.

Yến Nhi

chat zalo
messenger