Tất tần tật kinh nghiệm niềng răng hô đạt hiệu quả cao

Tất tần tật kinh nghiệm niềng răng hô đạt hiệu quả cao

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiện đang được ưa chuộng và lựa chọn khắc phục một số tình trạng răng hô, sai lệch. Phương pháp mang lại hiệu quả cao, thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết rõ về phương pháp này cũng như kinh nghiệm thực hiện. Để đạt hiệu quả cao trong niềng răng, đừng bỏ qua những kinh nghiệm niềng răng hô được chia sẻ trong bài viết này nhé. 

Kinh nghiệm niềng răng hô với những thông tin liên quan

Trước khi muốn thực hiện hay áp dụng bất cứ phương pháp nào trong cơ thể, thì ít nhất mọi người cũng phải nắm được những thông tin về nó. 

Niềng răng hô là gì?

Răng hô là tình trạng răng mọc không thẳng hàng trên hàng mà các răng hàm trên mọc đưa ra về phía trước làm sai lệch khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới. Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ hô mà răng hàm trên đưa ra nhiều hay ít. Để xác định được tình trạng răng hô như thế nào, nên đến nha khoa để được kiểm tra chính xác. 

Niềng răng hô là phương pháp chỉnh nha dùng trong nha khoa. Bác sĩ sử dụng khí cụ trong niềng răng để giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. 

Độ tuổi thích hợp niềng răng hô?

Trong kinh nghiệm niềng răng hô, hầu hết đều có thông tin này vì ở một độ tuổi phù hợp thì kết quả niềng mới có hiệu quả. 

Đối với độ tuổi nhỏ, xương hàm còn mềm, dễ uốn nắn và điều chỉnh hơn những người lớn. Do đó, trẻ em từ 8-18 tuổi là độ tuổi thích hợp để niềng răng giúp cải thiện răng hàm, thẩm mỹ, cải thiện nhan sắc khi trưởng thành. 

Đối với những người lớn, thì hiệu quả niềng răng sẽ không còn được tốt như trẻ nhỏ vì xương hàm cứng, khó điều chỉnh, uốn nắn. Do đó, thời gian chỉnh nha sẽ lâu hơn.

Độ tuổi thích hợp niềng răng hô? kinh nghiệm niềng răng hô
Độ tuổi thích hợp niềng răng hô?

Niềng răng có đau không?

Niềng răng là sử dụng bộ khí cụ như mắc cài, dây cung hay khay niềng ôm lấy răng để tác động lực kéo, điều chỉnh trên răng. Do đó, không thể tránh khỏi tình trạng đau nhức khó chịu. 

Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ nhiều ở giai đoạn đầu khi chưa quen và giảm dần về sau. Một số giai đoạn sẽ cảm thấy đau khi niềng răng mắc cài: Đặt thun tách kẽ, đau khi nhổ răng, đau khi siết răng và đau khi đeo khí cụ niềng. Và hiện nay, với công nghệ, kỹ thuật phát triển nên phương pháp niềng răng trong suốt cũng giảm đau đớn đáng kể. 

Niềng răng mất thời gian bao lâu?

Trong kinh nghiệm niềng răng hô thì thời gian niềng mất bao lâu cũng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, thời gian niềng răng còn tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Nếu trường hợp sai lệch nhẹ thì thời gian nhanh hơn các trường hợp nặng. Thông thường, thời gian trung bình cho niềng răng là 16-18 tháng, thậm chí có người đến 24 tháng. 

Niềng răng mất thời gian bao lâu? kinh nghiệm niềng răng hô
Niềng răng mất thời gian bao lâu?

Kinh nghiệm niềng răng hô khi nhổ răng

Nhổ răng không thể tránh khỏi trong niềng răng hô. Mục đích của việc nhổ răng để tạo khoảng trống trên hàm, tạo điều kiện cho các răng di chuyển về đúng vị trí. Tuy nhiên, nhổ răng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người, có người chỉ cần 1-2 chiếc răng, có người nhổ nhiều hơn có thể là 4-6 chiếc răng. 

Kinh nghiệm niềng răng hô khi nhổ răng:

  • Không sử dụng nước muối hay nước súc miệng
  • Không vệ sinh, chải răng vào vùng răng mới nhổ
  • Không ăn nhai làm rơi mảnh vụn thức ăn vào vị trí răng mới nhổ
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Ăn các loại thức ăn mềm, loãng
  • Chườm đá lạnh vào vị trí má bên nhổ răng nếu bị sưng đau
Kinh nghiệm niềng răng hô khi nhổ răng
Kinh nghiệm niềng răng hô khi nhổ răng

Kinh nghiệm niềng răng hô với địa chỉ nha khoa uy tín

Việc tìm hiểu thật kỹ về các địa chỉ nha khoa/ bệnh viện rất quan trọng để có kết quả niềng răng thành công mà không gây ảnh hưởng đến răng miệng hay sức khỏe. 

Chọn nha khoa uy tín sẽ đảm bảo về cơ sở vật chất, phòng khám, dụng cụ, thiết bị máy móc cũng như vật liệu sử dụng cho niềng răng an toàn, chính hãng. Bên cạnh đó, tay nghề bác sĩ cũng khá quan trọng giúp phán đoán tình hình, điều trị và chỉnh nha chuẩn xác, đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao mà không bị lệch lạc trở lại. 

Kinh nghiệm niềng răng hô với địa chỉ nha khoa uy tín
Kinh nghiệm niềng răng hô với địa chỉ nha khoa uy tín

Kinh nghiệm niềng răng hô với lựa chọn phương pháp niềng

Tùy vào tình trạng cũng như mức độ răng hô mà bác sĩ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp. Hiện nay có 2 phương pháp niềng răng: niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. 

Niềng răng hô mắc cài

Niềng răng mắc cài là phương pháp niềng răng cố định, sử dụng bộ khí cụ để điều chỉnh răng. Hiện nay, có nhiều loại mắc cài, tùy vào nhu cầu mà chọn loại phù hợp:

  • Mắc cài kim loại: vật liệu tạo nên mắc cài thường được làm bằng vàng, bạc hoặc dây thép không gỉ. Những mắc cài kết hợp với dây cung đàn hồi giữ khung và cố định cấu trúc hàm. Lực kéo của dây cung mắc cài kim loại rất mạnh nên ban đầu cảm thấy ê buốt. Dù phương pháp này chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhưng lại gây vướng víu, khó chịu và gây mất thẩm mỹ trong thời gian niềng.
  • Mắc cài sứ: mắc cài được cấu tạo từ hợp kim sứ và một số vật liệu nha khoa khác. Phương pháp này phù hợp với tình trạng hô nhẹ vì lực kéo không mạnh như mắc cài kim loại. Nhưng khắc phục được sự vướng víu vì bề mặt mắc cài được thiết kế trơn. Đồng thời, màu sắc mắc cài tương tự như màu răng nên khó nhận biết. Chi phí phương pháp này cao hơn mắc cài kim loại.
  • Mắc cài mặt trong: mắc cài có cấu tạo tương tự như mắc cài kim loại. Thay vì gắn mặt ngoài răng thì bác sĩ tiến hành gắn mặt trong của răng nên cải thiện được thẩm mỹ. Phương pháp này khá tốn thời gian, cũng chỉ khắc phục tình trạng hô nhẹ.

Niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài còn được gọi là niềng răng trong suốt. Đây là phương pháp niềng răng tháo lắp vì khay niềng có thể dễ dàng tháo lắp không cố định như niềng mắc cài. 

Phương pháp này sử dụng khay niềng trong suốt được làm chất liệu nhựa an toàn, lành tính không gây kích ứng môi trường khoang miệng. Các khay niềng được thiết kế theo tình trạng răng của từng người, giúp ôm sát khít răng để điều chỉnh răng. 

Phương pháp này đem đến nhiều ưu điểm nhưng chỉ khắc phục được những tình trạng nhẹ và chi phí cao hơn nhiều so với các phương pháp niềng khác. 

Kinh nghiệm niềng răng hô với lựa chọn phương pháp niềng
Kinh nghiệm niềng răng hô với lựa chọn phương pháp niềng

Kinh nghiệm niềng răng hô chăm sóc răng thế nào?

Kinh nghiệm chăm sóc răng miệng đang và sau khi niềng

Vệ sinh răng miệng là yếu tố rất quan trọng giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe răng miệng. Khi đang niềng mọi người vẫn chăm sóc và đánh răng tuy nhiên phải nhẹ nhàng để tránh bung mắc cài. 

Sau khi niềng, cần lưu ý cách chăm sóc răng miệng:

  • Vệ sinh răng miệng đều đặn với chải răng 2 lần/ ngày. Sử dụng bàn chải lông mềm, đặt nghiêng bàn chải góc 45 độ, chải từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. 
  • Dùng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn mắc ở kẽ răng
  • Duy trì súc miệng bằng nước muối, nhất là sau ăn để diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám cũng như làm sạch khoang miệng. 

Kinh nghiệm về chế độ ăn uống khi niềng răng

Các bác sĩ và hầu hết những người đã từng niềng răng đều chia sẻ trong kinh nghiệm niềng răng hô về chế độ ăn uống phù hợp để dễ dàng vệ sinh mà không gây ảnh hưởng đến kết quả niềng. Trong quá trình niềng răng, để mang lại kết quả tốt nhất mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể thì mọi người nên lưu ý:

  • Hạn chế thực phẩm có nhiều đường, acid, nước ngọt có ga
  • Kiêng các thực phẩm có màu ảnh hưởng đến màu sắc răng
  • Kiêng ăn các thực phẩm, cứng, dai, giàu tinh bột, có khả năng bám dính cao 
  • Không sử dụng chất kích thích
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất với những món ăn hằng ngày mềm, loãng, dễ nuốt, không tác động lực lên răng quá nhiều. 
  • Tăng cường bổ sung rau củ quả để có nguồn vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. 

Mong rằng những kinh nghiệm niềng răng hô mà nha khoa My Auris chia sẻ giúp mọi người nắm được các thông tin quan trọng. Từ đó, có được những kinh nghiệm, chuẩn bị thật tốt cho quá trình niềng răng của mình thành công và đạt hiệu quả cao nhé. 

Anh Thy

Trả lời

chat zalo
messenger