Sau khi niềng răng có bị chạy lại không? (3 lý do chính)

Sau khi niềng răng có bị chạy lại không? (3 lý do chính)

Sau khi kết thúc khoảng thời gian niềng răng chỉnh nha, răng hàm của bạn sẽ trở nên thẳng đều và chắc hơn trên cung hàm. Khớp cắn cân đối sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn khi giao tiếp và có được nụ cười thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, hiện vẫn có không ít người răng bị lệch lạc lại sau khi niềng, đồng thời cũng muốn biết chính xác sau niềng răng có bị chạy lại không? Tình trạng này do nguyên nhân nào gây ra? Cùng nha khoa My Auris tìm hiểu các thông tin sau nhé!

Sau khi niềng răng có bị chạy lại không? Giải đáp nha khoa

Một số người niềng răng xong và cảm thấy răng bị chạy lại sau niềng. Do đó không ít thắc mắc xoay quanh việc sau khi niềng răng có bị chạy lại không? Theo chia sẻ từ bác sĩ chuyên môn, hiện tượng răng chạy lại sau chỉnh nha là tình trạng răng dịch chuyển về lại vị trí cũ trên cung hàm, làm tái phát các khuyết điểm như răng hô, móm, mọc lệch, chen chúc,… 

Sau khi niềng răng có bị chạy lại không? Giải đáp nha khoa
Sau khi niềng răng có bị chạy lại không? Giải đáp nha khoa

Tình trạng này nếu không được kiểm soát kịp thời, răng sẽ có dấu hiệu chạy lại sau khi tháo niềng. Đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp cắn và tính thẩm mỹ trên gương mặt.

Tuy răng niềng răng là kỹ thuật hỗ trợ dịch chuyển các sai lệch răng và xương hàm về đúng vị trí, mang đến cho bạn một nụ cười đẹp, thẩm mỹ hài hòa hơn. Song một số trường hợp vẫn không tránh khỏi răng bị chạy về vị trí cũ, sau một khoảng thời gian tháo niềng. Trong đó, mức độ răng chạy nhiều hay ít sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng răng của từng người. Điều này thực tế cũng bắt nguồn từ một số nguyên nhân nhất định.

Nguyên nhân khiến răng chạy lại sau khi niềng

Việc sau khi niềng răng có bị chạy lại không, thực tế sẽ có câu trả lời là CÓ nếu bắt nguồn từ các nguyên nhân kể sau:

Nguyên nhân khiến răng chạy lại sau khi niềng
Nguyên nhân khiến răng chạy lại sau khi niềng

Kỹ thuật chỉnh nha niềng răng của bác sĩ kém

Quá trình bác sĩ lên kế hoạch phác đồ điều trị niềng răng đóng vai trò khá quan trọng, được tính toán dựa trên những vận động nhai cơ bản. Vì vậy, nếu quá trình này được thực hiện bởi bác sĩ không có chuyên môn cao, họ có thể điều chỉnh lực siết răng quá mạnh hay quá yếu. Hậu quả có thể khiến răng dịch chuyển sai lệch, dẫn đến việc niềng răng xong thì răng có dấu hiệu chạy về vị trí ban đầu.

Người bệnh không tuân thủ đeo hàm duy trì sau niềng răng

Hàm duy trì là loại khí cụ mà người bệnh cần phải đeo sau khi tháo niềng, mục đích duy trì kết quả niềng răng, bằng cách cố định vị trí các răng cũng như giữ mô xương hàm, nướu được ổn định khi gặp tác động trong quá trình ăn nhai thường ngày.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một số người sau khi niềng lại không chú ý sử dụng hàm duy trì hay đeo không đúng cách, từ đó sẽ làm giảm tính hiệu quả của khoảng thời gian bạn đeo niềng răng chỉnh nha.

Ảnh hưởng từ chiếc răng khôn mọc ngầm 

Một số người thắc mắc sau khi niềng răng có bị chạy lại không, mà không biết rằng hiện tượng này còn xuất phát do răng khôn mọc ngầm tác động đến hướng dịch chuyển của răng. Nếu người bệnh không được thăm khám kỹ lưỡng trước khi niềng răng, đến lúc răng khôn mọc lên sẽ khiến các răng bị xô lệch và làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị cuối cùng.

Cách khắc phục tình trạng răng chạy lại sau khi niềng

Từ các nguyên nhân trên thì sau khi niềng răng có bị chạy lại không sẽ không thể tránh khỏi nếu bạn niềng răng với bác sĩ kém chuyên môn, hay không sử dụng đúng hàm duy trì. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể được ngăn ngừa. Bạn chỉ cần tuân thủ theo những quy định, sự chỉ dẫn từ bác sĩ trong quá trình đeo hàm duy trì, lựa chọn điều trị với những cơ sở nha khoa uy tín thì những lo lắng kể trên sẽ không còn khiến bạn quá bận tâm.

Cách khắc phục tình trạng răng chạy lại sau khi niềng
Cách khắc phục tình trạng răng chạy lại sau khi niềng

Với trường hợp bạn trong giai đoạn đeo hàm duy trì thì bác sĩ cần hướng dẫn bạn cách đeo hàm đúng cách, đúng thời gian để răng có thể ổn định được tối ưu nhất. Trung bình, người bệnh cần phải đeo hàm duy trì tối thiểu 22 tiếng mỗi ngày – vào khoảng thời gian đầu, kéo dài bằng khoảng thời gian bạn niềng răng, với một số trường hợp đặc biệt sẽ cần sử dụng hàm duy trì trong khoảng thời gian lâu hơn.

Nếu sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha mà răng vẫn chạy nhiều thì người bệnh sẽ phải thực hiện niềng răng lại lần 2 để khắc phục mọi khuyết điểm. Khi đó, bạn sẽ cần tìm đến một cơ sở nha khoa khác, có độ uy tín cao hơn với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, thiết bị hỗ trợ hiện đại mới có thể phòng ngừa được tình trạng răng chạy lại sau khi niềng.

Cách sử dụng hàm duy trì đúng cách, hiệu quả cao

Nếu bạn có thể tuân thủ đúng những hướng dẫn của bác sĩ, thường xuyên đeo hàm duy trì, thì sau khi niềng răng có bị chạy lại không sẽ được hạn chế một cách tối đa. Qua đó, My Auris sẽ hướng dẫn bạn cách đeo hàm duy trì sao cho đúng cách. Cụ thể:

Thời gian nên đeo hàm duy trì

Sau khi bạn được bác sĩ tháo niềng răng, bước tiếp theo bác sĩ sẽ thực hiện lấy dấu hàm và chế tác hàm duy trì. Việc sử dụng hàm duy trì sẽ được kéo dài cho đến khi cấu trúc xương hàm, răng của bạn có thể ổn định hoàn toàn, không có dấu hiệu dịch chuyển về vị trí ban đầu nữa.

Vào khoảng thời gian đầu, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định đeo hàm duy trì liên tục ít nhất 22 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, thời gian sẽ dần được rút ngắn tùy vào chỉ định của bác sĩ và phục thuộc vào mức độ hoàn hiện răng hàm của mỗi người.

Cách sử dụng hàm duy trì đúng cách, hiệu quả cao
Cách sử dụng hàm duy trì đúng cách, hiệu quả cao

Cách thức vệ sinh hàm duy trì 

Hàm duy trì sẽ có nhiều loại, nếu bạn sử dụng loại khí cụ dễ dàng tháo lắp thì cần chú ý vệ sinh hàm mỗi ngày. Vì nó là dạng khay kín nên nếu bạn không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thì dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cho hàm răng của bạn.

Ngoài ra, sau khi tháo niềng và đeo hàm duy trì bạn cũng cần chú ý một số điểm sau:

  • Sử dụng các loại bàn chải đánh răng có lông mềm, mục đích tránh làm tổn hại đến men răng. Đánh răng nhẹ nhàng để không làm tổn thương phần nướu.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa trước khi đánh răng để làm sạch các mảng bám thức ăn, vi khuẩn. Không nên sử dụng tăm xỉa răng vì có thể làm tổn hại đến răng và nướu.
  • Tập thói quen loại bỏ tật đẩy lưỡi, cắn móng tay, đẩy cằm vì những thói quen này có thể làm răng yếu đi, răng chạy lại sau khi tháo niềng.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất, vitamin như rau củ, trứng, sữa, trái cây,… Không ăn đồ quá nóng hay quá lạnh, tránh gây hại cho sức khỏe của răng miệng.
  • Thăm khám định kỳ với bác sĩ sau khi tháo niềng để họ có thể kiểm tra sức khỏe răng miệng, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu được câu hỏi sau khi niềng răng có bị chạy lại không? Tình trạng này có thể xảy ra nếu bạn không tuân thủ việc đeo hàm duy trì, mặt khác hãy chú ý tìm đến các cơ sở nha khoa có độ uy tín cao để quá trình chỉnh nha của bạn diễn ra thuận lợi nhất.

My Auris – Nha khoa với đội ngũ chuyên môn cao, máy móc hỗ trợ hiện đại, hy vọng có thể trở thành người bạn đồng hành hỗ trợ quý khách cải thiện các khuyết điểm được tốt nhất. Liên hệ thăm khám với nha khoa ngay hôm nay để nhận được nhiều ưu đãi, hỗ trợ tận tình từ đội ngũ nhé!

Yến Nhi

chat zalo
messenger