Răng sứ kim loại và răng toàn sứ – Nên chọn loại nào?

Răng sứ kim loại và răng toàn sứ

Răng sứ thẩm mỹ ngày càng được nhiều người yêu thích và lựa chọn tân trang diện mạo cho răng, đem đến nụ cười hoàn hảo hơn. Song, răng sứ có 2 loại chính, bao gồm răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Điều này làm nhiều khách hàng lo lắng, băn khoăn trong việc đưa ra quyết định. Thấu hiểu nỗi lo này, My Auris sẽ chia sẻ thông về 2 loại răng sứ cũng như tiêu chí so sánh qua bài viết sau. 

Hiểu hơn về răng sứ kim loại và răng toàn sứ 

Răng sứ kim loại là gì? 

Răng sứ kim loại là dòng răng sứ được nghiên cứu và ứng dụng đầu tiên trong lĩnh vực sứ thẩm mỹ. Có thể nói, đây là dòng răng sứ lâu đời trên thị trường răng sứ. 

Điểm đặc trưng của răng sứ kim loại là có phần khung sườn được làm từ hợp kim kim loại với các thành phần như niken- crom, niken- coban, titan hoặc kim loại quý như vàng, bạc, platin, palladium,.. Phần bên ngoài của răng sẽ được phủ nhiều lớp sứ mỏng giúp tăng giá trị thẩm mỹ và đem đến màu sắc tương tự răng thật. 

răng sứ kim loại và răng toàn sứ
Răng sứ kim loại là gì?

Răng toàn sứ là gì?

Nhờ vào công nghệ phát triển, răng toàn sứ ra đời và là dòng sứ thế hệ mới, ưu việt hơn so với răng sứ kim loại trước đó. Răng toàn sứ được chế tác bằng công nghệ hiện đại CAD/ CAM 3D đảm bảo tính chính xác trong từng chi tiết nhỏ nhất từ kích thước, hình dáng đến từng đường vân trên răng. 

Đồng thời, răng toàn sứ được chế tác từ 100% sứ nguyên chất, không pha lẫn kim loại nên độ trong, độ bóng, màu sắc tự nhiên như răng thật. Bên cạnh đó, răng sứ được nung ở nhiệt độ cao nên cứng chắc, đảm bảo ăn nhai. Và chất liệu sứ nguyên chất nên an toàn, lành tính, tương thích sinh học cao, không gây dị ứng, kích ứng môi trường khoang miệng. 

răng sứ kim loại và răng toàn sứ
Răng toàn sứ là gì?

Trường hợp làm răng sứ kim loại và toàn sứ 

Cả 2 dòng răng sứ này đều được sử dụng phục hình cho răng với mục đích khắc phục các khuyết điểm trên răng:

Răng bị ố vàng, xỉn màu

  • Răng tối màu, xỉn màu, ố vàng hoặc nhiễm kháng sinh
  • Răng bị sứt, vỡ, mẻ, không còn nguyên vẹn 
  • Răng hô, móm,… ở mức độ nhẹ
  • Răng thưa hay hở kẽ ở mức độ nhẹ 
  • Răng sâu, răng bị viêm tủy và mòn men răng
  • Răng có hình dáng xấu: thân răng quá ngắn hoặc quá nhỏ, các răng không đều,…
  • Trồng cầu răng sứ phục hình răng đã mất 
  • Phục hình sứ trên trụ implant 
răng sứ kim loại và răng toàn sứ
Trường hợp làm răng sứ kim loại và toàn sứ

So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ 

Mặc dù cả 2 dòng răng sứ đều dùng cho khắc phục khuyết điểm trên răng nhưng về cấu tạo, chất liệu, ưu và nhược điểm có sự khác nhau. 

Sau đây là một số điểm so sánh sự khác nhau giữa răng sứ kim loại và toàn sứ: 

Yếu tố so sánhRăng sứ kim loạiRăng toàn sứ 
Cấu tạoCấu tạo 2 phần: khung sườn kim loại và phủ sứ bên ngoài Cả răng đều được làm từ 100% sứ nguyên chất 
Tính thẩm mỹ Màu sắc, đường vân không tự nhiên. Đồng thời, răng sứ cũng không trắng sáng và dễ bị lộ viền đen khi có ánh sáng chiếu vào. Điều này làm cho người nhìn dễ nhận biết răng giả. Màu sắc tự nhiên, độ trong, sáng, trắng và đường vân tương tự như răng thật. Hơn nữa, răng sứ được chế tác bằng công hiện đại chính xác, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Vì thế, thẩm mỹ cao, khó nhận biết răng giả. 
Khả năng oxy hóa Vì khung sườn làm từ kim loại nên quá trình oxy hóa diễn ra gây đen viền nướu sau 2-3 năm sử dụng. Tình trạng đen viền nướu không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn hôi miệng. Vì cấu tạo của răng toàn sứ là 100 sứ nguyên chất nên không xảy ra tình trạng oxy hóa 
Độ cứng chắc Răng sứ kim loại cứng chắc nhưng khả năng chịu lực ăn nhai kém hơn do cấu tạo không đồng nhấtRăng toàn sứ được nung ở nhiệt độ cao nên răng sứ cứng chắc, khả năng chịu lực ăn nhai lớn gấp nhiều lần răng thật 
Độ bền Trung bình sử dụng 3-5 năm Trung bình 15-20 năm, thậm chí vĩnh viễn nếu lựa chọn sứ chất lượng, phục hình đúng kỹ thuật và có chế độ vệ sinh, ăn uống đúng cách. 
Tính chất Có thành phần kim loại nên có thể gây dị ứng, kích ứng môi trường khoang miệng, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm. Không có thành phần kim loại nên an toàn, lành tính và không gây dị ứng môi trường khoang miệng. Hơn nữa, bề mặt răng toàn sứ trơn, láng, chống bám dính hiệu quả. 
Chi phí Răng sứ kim loại có giá dao động từ 1.000.000 – 3.000.000đ/ răngRăng toàn sứ có giá dao động từ 3.000.000 – 30.000.000đ/ răng

Qua so sánh có thể thấy, răng toàn sứ có ưu điểm vượt trội hơn sứ kim loại cả về thẩm mỹ lẫn chức năng. Song, chi phí làm răng toàn sứ sẽ cao hơn nhiều so với răng sứ kim loại. 

răng sứ kim loại và răng toàn sứ
Răng toàn sứ có ưu điểm vượt trội hơn

Nên chọn răng sứ kim loại hay răng toàn sứ?

Cả răng sứ kim loại và toàn sứ đều có ưu nhược điểm riêng biệt. Việc lựa chọn răng sứ nào còn tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu, điều kiện tài chính và tình trạng, sức khỏe răng miệng. 

Theo các bác sĩ, lựa chọn răng toàn sứ sẽ đem đến hiệu quả phục hình lâu dài hơn so với răng sứ kim loại. Song, nếu như vì điều kiện tài chính, khách hàng có thể chọn phục hình răng toàn sứ bên ngoài và răng sứ kim loại ở các răng bên trong để không ảnh hưởng thẩm mỹ. 

răng sứ kim loại và răng toàn sứ
Nên chọn răng sứ kim loại hay răng toàn sứ?

Cách chăm sóc để kéo dài tuổi thọ răng sứ 

Dù là phục hình răng sứ kim loại hay toàn sứ, để kéo dài tuổi thọ của răng, mọi người cần có cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách: 

  • Duy trì thói quen vệ sinh: Đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày bằng bàn chải mềm, vừa phải. Khi đánh răng, cần thực hiện nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật. Bên cạnh đánh răng, cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước muối, nước súc miệng để làm sạch kẽ răng, những vị trí mà bàn chải không chạm đến.
  • Chế độ ăn uống: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm. Ưu tiên bổ sung rau củ quả để tăng khả năng làm sạch khoang miệng. Đồng thời, nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, tinh bột, acid khó vệ sinh.
  • Hạn chế các thực phẩm đậm màu như trà, cà phê, ca cao,… Bởi màu đậm có thể thay đổi màu sắc răng sứ nhanh chóng. 
  • Kiêng thuốc lá bởi chất nicotine trong thuốc lá là “khắc tinh” của răng sứ. Không chỉ làm răng sứ đổi màu mà còn hư hỏng nhanh chóng. 
  • Hạn chế tình trạng nghiến răng bởi răng sứ có thể bị vỡ, mẻ, nứt. Nếu không thể khắc phục, có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng máng chống nghiến phù hợp. 
  • Tái khám nha khoa định kỳ để bác sĩ kiểm tra, theo dõi sức khỏe răng miệng cùng chất lượng răng sứ. 
răng sứ kim loại và răng toàn sứ
Cách chăm sóc để kéo dài tuổi thọ răng sứ

Hy vọng mọi người hiểu hơn về các sản phẩm răng sứ này. Từ đó, cân nhắc và lựa chọn răng sứ phục hình phù hợp, đem đến hiệu quả thẩm mỹ cao. Để lựa chọn răng sứ phù hợp, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris lắng nghe tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger