Răng sứ là những chiếc răng giả có hình dáng, kích thước và màu sắc tương tự răng thật. Những chiếc răng sứ bao phủ bên ngoài răng thật giúp khắc phục các khuyết điểm trên răng mang đến tính thẩm mỹ cao. Song, không phải ai sử dụng răng sứ cũng lâu dài như mong muốn. Vì sao như vậy? Răng sứ bao lâu phải thay? Hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Răng sứ bao lâu phải thay?
Các dòng răng toàn sứ dù chi phí cao nhưng tuổi thọ trung bình dài, từ 10-15 năm thì cần thay mới. Đặc biệt, răng toàn sứ với vật liệu làm răng sứ cao cấp cùng chế độ vệ sinh tốt, thời gian sử dụng lên đến 20-25 năm, thậm chí vĩnh viễn.
Mỗi loại răng sứ đều có tuổi thọ sử dụng trung bình. Đến khoảng thời gian này, răng có thể xuống màu hay dễ bị nứt vỡ mà khách hàng cần phải thay mới để đảm bảo thẩm mỹ, ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Song, nếu răng sứ sau thời gian sử dụng vẫn đẹp và không phát sinh bệnh lý, khách hàng không cần phải thay mới.
Một nụ cười trắng sáng, rạng rỡ, đầy tự tin là điều mà ai cũng ao ước, nhất là phụ nữ. Vì vậy, răng sứ ngày càng được đông đảo khách hàng lựa chọn khắc phục khuyết điểm trên răng.
Sau khi phục hình răng sứ, các răng trên cung hàm không chỉ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn thực hiện tốt các chức năng răng miệng như ăn nhai, vệ sinh, phát âm,… Song, có không ít khách hàng lo lắng tốn chi phí làm răng sứ mà không biết hạn sử dụng bao lâu và có cần thay mới định kỳ hay không.
Theo các bác sĩ, thời gian sử dụng răng sứ sẽ có sự khác nhau ở mỗi khách hàng do nhiều yếu tố tác động. Nhất là vật liệu làm răng. Theo đó, răng sứ kim loại sẽ phải thay mới thường xuyên hơn nếu muốn duy trì thẩm mỹ. Bởi tuổi thọ trung bình của răng sứ kim loại từ 3-5 năm. Sở dĩ tuổi thọ sứ kim loại ngắn bởi tính thẩm mỹ không cao do lộ viền đen và khung sườn bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ răng sứ
Cùng một thời điểm phục hình, vì sao có khách hàng răng sứ vẫn đẹp, có khách hàng lại phải thay mới? Sở dĩ có tình huống này là do nhiều yếu tố khác tác động đến tuổi thọ, thời gian sử dụng răng sứ. Cụ thể như sau:
Vật liệu làm răng sứ
Răng sứ có 2 loại chính: răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Theo đó, răng sứ kim loại có thời gian sử dụng ngắn hơn so với răng toàn sứ bởi dễ xuống màu, lộ viền đen ở nướu mất thẩm mỹ.
Trung bình răng sứ kim loại sử dụng trong khoảng 5-7 năm và răng toàn sứ sử dụng 10-15 năm. Bên cạnh đó, với những răng sứ được làm từ vật liệu cao cấp, nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng, cứng chắc có thời gian sử dụng lâu hơn từ 20-25, thậm chí vĩnh viễn.
Kỹ thuật phục hình sứ của bác sĩ
Răng sứ bao lâu phải thay phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật phục hình răng sứ của bác sĩ. Tay nghề bác sĩ giỏi, kỹ thuật tốt sẽ thực hiện mài răng đúng kỹ tỷ lệ, tránh xâm lấn mô răng quá nhiều. Đồng thời, bác sĩ lấy dấu răng chuẩn xác, chế tác sứ đúng tỷ lệ để sát khít.
Trường hợp phục hình sứ không đúng kỹ thuật dẫn đến các hệ lụy như răng sứ lỏng lẻo, kênh cộm, hở chân răng,…. Hậu quả của những tình trạng này dẫn đến răng sứ bị vỡ nứt nhanh và ảnh hưởng sức khỏe răng miệng như viêm nướu, sâu răng, hôi miệng,… Lúc này, bác sĩ buộc phải thay mão sứ mới dù mới chỉ phục hình.
Sức khỏe răng miệng
Để bọc sứ lâu dài, sức khỏe răng miệng phải tốt và đảm bảo. Các trường hợp mắc bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… sẽ phải điều trị triệt để mới tiến hành bọc sứ. Nếu không phát hiện hay không điều trị bệnh lý, mầm bệnh sẽ tiếp tục lan rộng ảnh hưởng đến các răng lân cận. Lúc này, mão sứ cũng không thể giữ, phải tháo để điều trị bệnh lý và lắp cái mới.
Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng
Chế độ ăn uống, chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ làm giảm tuổi thọ răng sứ nhanh chóng. Răng sứ cứng chắc nhưng không đàn hồi và dẻo dai bằng răng thật nên nếu thường xuyên ăn nhai thực phẩm cứng dai sẽ làm răng sứ vỡ nứt. Lúc này nếu không khắc phục, vi khuẩn, mảng bám sẽ theo vết nứt tấn công răng thật bên trong gây bệnh lý.
Thói quen xấu
Sử dụng răng sứ cắn mở bao bì, khui nắp chai, bia,… sẽ làm cho răng sứ nhanh chóng nứt vỡ. Đồng thời, nghiến răng khi ngủ cũng làm cho răng sứ bị mài mòn, dễ nứt vỡ.
Dấu hiệu nhận biết răng sứ cần phải thay mới
Răng sứ hết hạn, cần phải thay mới dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Răng sứ xuất hiện vết đen ở viền nướu, lúc này răng sứ và nướu không còn sát khít là hở chân răng trở nên lỏng lẻo. Dấu hiệu này thường thấy khi sử dụng răng sứ kim loại.
- Ăn nhai khó khăn, thức ăn dễ giắt kẽ, răng không nhai nát thức ăn. Nguyên nhân do răng sứ bị mài mòn theo thời gian. Nếu không vệ sinh kỹ sẽ xuất hiện tình trạng hôi miệng.
- Răng đau nhức, ê buốt khó chịu, thậm chí xuất hiện bệnh lý viêm lợi, viêm nha chu. Trường hợp này buộc tháo mão sứ để điều trị và lắp răng sứ mới.
- Răng sứ vỡ, nứt, mẻ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ.
- Răng sứ xuống màu, ố vàng, xỉn màu gây mất thẩm mỹ.
Răng sứ hết hạn khắc phục như thế nào?
Khi nhận thấy các dấu hiệu răng sứ có vấn đề, bạn nên đến ngay nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân. Dựa vào nguyên nhân cụ thể của từng khách hàng mà bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
- Răng sứ xuống cấp, kém thẩm mỹ về cấu trúc: Trường hợp này, bác sĩ tư vấn loại răng sứ phù hợp và tiến hành phục hình sứ mới trên răng.
- Mắc bệnh lý: các trường hợp này, bác sĩ sẽ tháo mão sứ cũ để điều trị triệt để bệnh lý rồi mới tiến hành lắp mão sứ mới thay thế.
Những lưu ý sử dụng răng sứ lâu dài
Để không mất thời gian và chi phí thay răng sứ nhiều lần, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách:
- Vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần/ ngày vào sáng và tối bằng bàn chải lông mềm, kem đánh răng phù hợp.
- Đánh răng đúng kỹ thuật từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới nhẹ nhàng tránh mài mòn răng và tổn thương nướu.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước sau đánh răng hoặc sau ăn để làm sạch mảng bám, vụn thức ăn ở kẽ răng, những khu vực mà bàn chải khó tiếp cận.
- Nước muối, nước súc miệng cũng nên dùng thường xuyên sau đánh răng hoặc sau ăn để tăng khả năng làm sạch, diệt khuẩn khoang miệng.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhưng hạn chế tối đa thực phẩm quá cứng, quá dai hay quá nóng, quá lạnh bởi các thực phẩm này ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ răng sứ.
- Hạn chế thực phẩm nhiều đường, có khả năng bám dính cao.
- Uống nhiều nước lọc để tránh tình trạng khô miệng, hôi miệng.
- Loại bỏ các thói quen xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng răng sứ như nghiến răng, cắn xé bao bì, khui bia, cắn móng tay,…
- Kiêng hút thuốc lá.
Trên đây là những chia sẻ về răng sứ bao lâu phải thay, hy vọng giúp các bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích. Từ đó, các bạn có thêm kinh nghiệm trong chăm sóc, vệ sinh răng miệng kéo dài tuổi thọ răng sứ. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.
Anh Thy