Niềng răng là giải pháp nha khoa sử dụng các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung và khay niềng nhằm tạo lực tác động lên răng giúp đưa các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Ngoài ra, phương pháp này còn khắc phục các vấn đề về răng miệng như khấp khểnh, sai khớp cắn, hô, móm, răng lệch lạc,..Vậy, răng như thế nào thì nên niềng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc về các trường hợp nên niềng răng.
Mục Lục
Có nên niềng răng không?
Niềng răng chỉnh nha là phương pháp có sự can thiệp tự nhiên và có khả năng tác động nhờ vào các khí cụ chỉnh nha. Nhờ đó, cải thiện được tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, đồng thời giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý răng miệng.
Những trường hợp khách hàng có một số vấn đề về răng miệng và có nhu cầu cải thiện thẩm mỹ hàm thì phương pháp niềng răng sẽ là sự lựa tối ưu.
Răng như thế nào thì nên niềng?
Ngoài bạn xác định khi nào nên niềng răng, cũng như tìm hiểu các trường hợp cần niềng sẽ là yếu tố quan trọng mà bạn cần phải quan tâm. Dưới đây là 7 trường hợp phổ biến thường gặp, gồm:
Trường hợp răng hô
Răng hô hay còn gọi là răng vẩu. Đây là hiện tượng do xương, răng hoặc cả hai nhô ra ngoài phía trước. Điều này, sẽ gây mất thẩm mỹ, đồng thời ảnh hưởng đến tình trạng sai lệch khớp cắn mang đến những người sở hữu nó.
Răng hô (vẩu) thường chia thành 2 mức độ:
- Răng hô nhẹ: Với trường hợp này răng sẽ đưa về phía trước, đồng thời mọc không thẳng đứng những tình trạng này không quá nghiêm trọng.
- Răng hô nặng: Với tình trạng này có thể thấy bằng mắt thường, vì hàm răng trên nhô ra ngoài khá lớn so với hàm răng dưới.
Trường hợp răng móm
Răng móm hay còn gọi là khớp cắn ngược. Một khớp cắn bình thường là khi hàm trên che phủ ⅓ răng hàm dưới. Khi ở trạng thái tự nhiên, răng hàm trên ở bên ngoài hàm dưới. Tuy nhiên, những người sở hữu răng móm sẽ khiến khuôn mặt hình lưỡi cày và răng hàm trên sẽ thụt vào trong so với răng hàm dưới.
Trường hợp răng móm được chia thành 3 mức độ là móm do xương, móm do răng hoặc móm do xương và răng.
Răng khấp khểnh – chen chúc
Là một trong những trường hợp khá phổ biến nên thực hiện phương pháp niềng răng. Thông thường, những chiếc răng này không mọc đúng vị trí, chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong gây mất thẩm mỹ cho hàm. Hơn thế nữa, một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng răng khấp khểnh chính là quá trình chăm sóc răng miệng và can thiệp chỉnh nha không đúng thời điểm.
Các trường hợp sai khớp cắn
Với các tình trạng sai khớp cắn thường gặp là khớp cắn đối đầu, khớp cắn sâu, khớp cắn ngược,.. Khi bạn thư giãn cơ miệng, hai hàm sẽ khít với nhau, thậm chí thường xuyên thở bằng miệng thay vì mũi. Từ đó, gây mất sự cân đối giữa 2 hàm và gương mặt.
Song song đó, sai lệch khớp cắn không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình cắn xé thức ăn và phát âm khi giao tiếp. Vì thế, nhiều người lựa chọn niềng răng để giúp khớp cắn giúp hàm được cân đối và hài hòa.
Trường hợp răng thưa
Răng thưa là tình trạng các răng mọc xa nhau, đặc biệt không khít sát trên cung hàm khiến bạn tự ti khi giao tiếp. Đây là khuyết điểm về răng không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến vấn đề ăn nhai.
Niềng răng kéo khoảng mất răng
Phương pháp niềng răng không chỉ cải thiện mức độ sai lệch khớp cắn của hàm mà còn giúp căn chỉnh các răng cho những trường hợp răng đã mất. Hơn thế nữa, chỉnh nha có thể đóng kín các khoảng mất răng. Nhằm kéo các răng để thay thế vị trí răng đã mất. Nhờ đó, bạn sẽ không phải làm răng giả.
Niềng răng khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu là tình trạng sai lệch khớp cắn, đồng thời gây mất sự cân đối của hàm hàm trên, khiến hàm dưới thụt vào sâu ở trong hàm trên. Phương pháp niềng răng sẽ giúp bạn cải thiện các khuyết điểm về răng, khuôn mặt cân đối và trẻ trung hơn.
Trước và sau khi niềng thay đổi khuôn mặt như thế nào?
Bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực của từng bộ phận trên khuôn mặt, cụ thể là góc mũi, vùng cằm và đôi môi. Dưới đây là sự thay đổi trước và sau khi niềng răng ở từng trường hợp cụ thể:
Răng móm
- Trước khi niềng răng: Hàm dưới sẽ nhô ra ngoài và hàm trên lõm vào. Khi phát âm có thể bị đớt.
- Sau khi niềng răng: Hàm dưới sẽ được lùi vào trong và hàm trên được đưa ra ngoài nhờ vào lực kéo của khí cụ chỉnh nha. Nhờ đó, hai hàm trở nên hài hòa hơn, góc mũi cao hơn và hàm dưới thon gọn.
Răng hô
- Trước khi chỉnh nha: Hàm trên sẽ nhô ra phía trước khiến cằm ngắn và rất khó khép miệng khi thư giãn hàm. Hơn thế nữa, bạn sẽ cảm nhận má hóp lại khiến gò má bị cao, gương mặt luôn ở trạng căng thẳng và mệt mỏi.
- Sau khi niềng răng: Hàm răng sẽ đều đặn, cằm dài hơn, góc mũi cao hơn. Hơn thế nữa, mà không bị căng cứng và các đường nét trở nên hài hòa hơn.
Khớp cắn hở
- Trước khi niềng răng: khi cười nói, những trường hợp răng mọc sai lệch hoặc mọc khấp khểnh sẽ khiến người đối diện có cảm giá quá nhiều răng.
- Sau khi niềng răng: Các răng được kéo về đúng vị trí trên cung hàm, góc mũi và môi trở nên hài hòa hơn.
Tóm lại, sự thay đổi rõ rệt nhất là khi nhìn góc nghiêng trước và sau khi chỉnh nha. Khi răng không còn hô hoặc móm, thì góc mũi sẽ cao hơn. Từ đó, khuôn mặt có sự thay đổi tích cực, giúp bạn tự tin hơn.
Lợi ích niềng răng như thế nào?
Bạn đã tìm hiểu khi nào nên niềng răng và các trường hợp chỉnh nha thì câu trả lời chính xác nhất chính là thực hiện càng sớm càng tốt. Vì khi can thiệp chỉnh nha sẽ rút ngắn được thời gian niềng, đồng thời đơn giản hóa các bước tác động đến răng hàm. Hơn thế nữa, các bác sĩ sẽ có đủ thời gian tác động đến sự dịch chuyển của răng. Từ đó, đưa các răng về đúng vị trí phù hợp trên cung hàm mà không đau đớn, mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, khi niềng răng sớm, sẽ giúp bạn sở hữu khớp cắn lý tưởng. Và hạn chế những những nguy cơ gây các bệnh lý về răng miệng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Qua bài viết đây sẽ là toàn bộ những thông tin hữu ích và giải đáp chi tiết về các trường hợp răng như thế nào nên niềng. Bên cạnh đó, giúp bạn có tâm lý “vững vàng” trước khi quyết định cải thiện các khuyết điểm về răng bằng phương pháp niềng răng chỉnh nha. Nếu bạn có thắc mắc và cần giải đáp về các phương pháp chỉnh nha, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cặn kẽ nhất!
Kim Dung