Quy trình niềng răng khớp cắn ngược – 5 bước tiêu chuẩn

Quy trình niềng răng khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược là một trong những tình trạng sai khớp cắn không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, ăn nhai. Phương pháp niềng răng là giải pháp tối ưu nhất cho việc khắc phục tình trạng răng sai lệch này. Để hiểu hơn về phương pháp niềng răng cũng như quy trình niềng răng khớp cắn ngược diễn ra như thế nào, hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 

Tìm hiểu về khớp cắn ngược 

Khớp cắn ngược còn được gọi là răng móm được xếp vào dạng sai khớp cắn loại 3. Biểu hiện của tình trạng này là hai hàm răng trên và dưới không có sự tương quan khớp cắn với nhau. Khi quan sát có thể thấy, vị trí hàm trên phủ ngoài hàm dưới mà hàm dưới lại nằm ngoài hàm trên, cằm đưa ra ngoài nhiều hơn. Do đó, khiến gương mặt mất cân đối, không đạt tỷ lệ gây mất thẩm mỹ. Khi quan sát mặt theo góc nghiêng có thể mặt dạng “lưỡi cày”.

Tìm hiểu về khớp cắn ngược 
Tìm hiểu về khớp cắn ngược

Tình trạng khớp cắn ngược ở mỗi người mỗi khác bởi có thể ở mức độ nhẹ hay nặng. Đồng thời, khớp cắn ngược còn có 3 loại: 

  • Khớp cắn ngược do răng ở hàm dưới răng mọc lệch hoặc mọc sớm hơn răng hàm trên. Từ đó, răng hàm dưới chìa ra bọc quanh hàm trên, trong khi xương hàm vẫn ở trạng thái ổn định. Với trường hợp này, niềng răng là giải pháp tối ưu nhất. 
  • Khớp cắn ngược do xương hàm phát triển quá mức. Tình trạng này, xương hàm dưới phát triển mạnh hơn nên đưa ra ngoài nhiều hơn so với hàm trên. Từ đó, gây nên tình trạng hàm dưới phủ ngoài hàm trên.  Với trường hợp này, niềng răng không thể khắc phục mà chỉ có thể phẫu thuật xương hàm, đưa hàm dưới về đúng vị trí, tương quan với hàm trên. 
  • Khớp cắn ngược do cả xương hàm và răng sai lệch: với tình trạng này, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị kết hợp cả phẫu thuật xương hàm và niềng răng chỉnh nha để đem đến vẻ đẹp thẩm mỹ, tương quan 2 hàm, khớp cắn cân đối và răng đều đẹp nhất. 

Nguyên nhân gây nên tình trạng khớp cắn ngược 

Việc tìm hiểu các nguyên nhân gây nên tình trạng khớp cắn ngược sẽ giúp mọi người có biện pháp khắc phục cũng như phòng tránh hiệu quả. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng khớp cắn ngược: 

  • Do các thói quen từ nhỏ: đôi lúc trẻ nhỏ thực hiện các hành động theo thói quen mà người không nhắc nhở hay không biết hậu quả sau này. Chẳng hạn như mút tay, ngậm ti giả, ngủ há miệng, đẩy lưỡi,… đều là những thói quen từ nhỏ gây tình trạng khớp cắn ngược. 
  • Do di truyền: Theo nghiên cứu nếu trong gia đình có người thân có tình trạng khớp ngược thì đời sau con cháu có khả năng cũng có tình trạng khớp cắn ngược cao.
  • Do mất răng: Mất răng lâu ngày mà không trồng răng giả khiến các răng xô lệch, đẩy về phía trước, cùng với đó là tình trạng tiêu xương hàm xảy ra gây nên tình trạng khớp cắn ngược. 
Thói quen còn nhỏ ngậm ti giả - Nguyên nhân gây nên tình trạng khớp cắn ngược 
Thói quen còn nhỏ ngậm ti giả – Nguyên nhân gây nên tình trạng khớp cắn ngược

Các phương pháp niềng răng khớp cắn ngược 

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp niềng răng khớp cắn ngược. Tùy vào tình trạng, mức độ sai lệch, nhu cầu và điều kiện kinh tế của mỗi khách hàng mà bác sĩ tư vấn phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất. 

Quy trình niềng răng khớp cắn ngược phải đáp ứng, tuân thủ theo trình tự nên hầu hết các phương pháp đều có điểm chung trong quy trình thực hiện. Trong đó, phương pháp chỉnh nha phổ biến nhất hiện nay, bao gồm:

  • Niềng răng mắc cài kim loại: gồm có 2 loại mắc cài chính là niềng răng mắc cài kim loại thường và niềng răng mắc cài kim loại tự động. Với mắc cài thường, bác sĩ sẽ lắp mắc cài cố định trên thân răng rồi đặt dây cung vào rãnh mắc cài và cố định lại bằng dây thun. Đối với mắc cài tự động được cải tiến hơn với hệ thống đóng mở tự động trên mắc cài cho phép dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài mà không cần dây thun cố định. Xét về độ hiệu quả thì mắc cài tự động cao hơn, cũng giảm đau và hạn chế tổn thương mô mềm hơn mắc cài thường. Còn về thẩm mỹ và chi phí thì cả 2 đều không có tính thẩm mỹ cao bởi dễ lộ mắc cài và có mức chi phí thấp hơn so với các phương pháp khác. 
  • Niềng răng mắc cài sứ: cũng có 2 loại: mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự động. Về cơ chế hoạt động thì tương tự mắc cài kim loại, điểm khác biệt lớn nhất là mắc cài bằng sứ nên có màu sắc, độ trong tương tự như răng thật, do đó tính thẩm mỹ cao hơn. Đồng thời, chi phí cũng cao hơn so với niềng răng mắc cài kim loại. 
  • Niềng răng trong suốt: sử dụng khí cụ là chuỗi khay niềng trong suốt tháo lắp tiên tiến, hiện đại. Khay niềng được sản xuất theo thông số riêng, dễ dàng tháo lắp,đem đến nhiều tiện lợi hơn so với mắc cài nên chi phí cũng cao hơn. 
Các phương pháp niềng răng khớp cắn ngược 
Các phương pháp niềng răng khớp cắn ngược

Quy trình niềng răng khớp cắn ngược 

Để niềng răng khớp cắn ngược đạt kết quả tốt, không chỉ nha khoa uy tín, tay nghề bác sĩ tốt mà còn phải thực hiện theo đúng quy trình niềng răng khớp cắn ngược. Sau đây các bước tiêu chuẩn trong quy trình niềng răng khớp cắn ngược mà mọi người nên tham khảo: 

Bước 1: Thăm khám, kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng và tư vấn 

Đây là bước giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình niềng răng khớp cắn ngược. Ở bước này, bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng, cũng như chỉ định chụp X-quang để đánh giá được mức độ sai lệch, xác định khớp cắn ngược do răng hay xương hàm. 

Đồng thời, còn giúp phát hiện các bệnh lý răng miệng (nếu có). Sau đó, sẽ tư vấn một số thông tin liên quan về niềng răng cho khách hàng: 

  • Nếu có bệnh lý sẽ lên phác đồ điều trị triệt để trước rồi mới chỉnh 
  • Tư vấn phương pháp niềng, loại mắc cài hay loại khay niềng theo tình trạng, khả năng của khách hàng. 
  • Tư vấn chi phí cho toàn bộ quá trình niềng cũng như cần làm gì qua từng giai đoạn: lịch thăm khám,… 

Bước 2: Vệ sinh răng miệng và lấy dấu hàm 

Trước khi tiến hành lấy dấu hàm, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng bao gồm lấy cao răng, đánh bóng răng,… Việc này giúp cho quá trình lấy dấu diễn ra thuận lợi, chính xác hơn. 

Ở bước này, những người mắc bệnh lý cũng được điều trị để tăng hiệu quả chỉnh nha. 

Bước 3: Tiến hành niềng răng – Quy trình niềng răng khớp cắn ngược

Bác sĩ sẽ tiến hành quá trình niềng răng bằng việc sử dụng khí cụ chỉnh nha tác động lực lên răng. Với mắc cài, sẽ lắp mắc cài, dây thun, dây thun lên thân răng. Còn với niềng răng trong suốt sẽ được hướng dẫn cách lắp và tháo khay niềng theo thứ tự trên các khay qua từng giai đoạn dịch chuyển. 

Tiến hành niềng răng - Quy trình niềng răng khớp cắn ngược
Tiến hành niềng răng – Quy trình niềng răng khớp cắn ngược

Bước 4: Tái khám định kỳ 

Tái khám định kỳ trong quá trình niềng răng là bước vô cùng quan trọng trong quy trình niềng răng khớp cắn ngược. Bởi bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe răng miệng, kiểm tra tiến độ răng dịch chuyển cũng như các vấn đề liền quan. Đối với niềng răng mắc cài khoảng 2-3 tuần tái khám 1 lần, còn với khay niềng trong suốt thì 4-6 tuần/ lần. 

Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì 

Sau khi răng đã đều, về đúng vị trí như phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành tháo khí cụ chỉnh nha. Sau đó, hướng dẫn khách hàng chọn loại hàm duy trì phù hợp. Hàm duy trì giúp giữ kết quả niềng, ngăn răng chạy về vị trí cũ. Thời gian đeo hàm duy trì tùy theo tình trạng của mỗi người, có thể 3-6 tháng, thậm chí đến 1 năm. 

Tháo niềng và đeo hàm duy trì 
Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Hy vọng với quy trình niềng răng khớp cắn ngược trong bài viết giúp mọi người hiểu hơn tình trạng cũng như cách thực hiện. Để niềng răng thành công, hiệu quả, hãy lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng nhất nhé. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp sớm nhất nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger