Răng thưa là tình trạng răng mọc cách nhau, không có sự sát khít. Tình trạng này không chỉ mất thẩm mỹ mà còn cản trở chức năng cũng như khả năng ăn nhai của răng miệng. Niềng răng thưa chính là giải pháp hoàn hảo khắc phục tình trạng này, giúp xóa bỏ khoảng cách giữa các răng. Song, trước khi đạt được kết quả như mong đợi, mọi người sẽ phải trải qua các bước trong quá trình niềng răng thưa. Cùng nha khoa My Auris theo dõi bài viết này nhé.
Mục Lục
Tại sao nên niềng răng thưa?
Niềng răng thưa là lựa chọn được nhiều đối tượng lựa chọn khắc phục tình trạng của mình. Sau khi niềng răng đem đến nhiều kết quả, hiệu quả cao:
- Hiệu quả duy trì lâu dài: quá trình niềng răng thưa cần nhiều thời gian, tuy nhiên, sau khi kết thúc điều trị, răng vẫn sẽ là răng thật của chính mình mà duy trì kết quả lâu dài. Trong khi, bọc răng sứ hay trám răng phải thay mới thường xuyên.
- Tính thẩm mỹ cao: lực của khí cụ niềng tác động giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí và sát khít với nhau trên cung hàm. Từ đó, giúp bạn sở hữu nụ cười tự tin, xinh đẹp hơn. Đồng thời, sau khi kéo chỉnh răng, răng cũng cân đối với gương mặt của chính mình nên một số người sẽ cảm thấy đẹp hơn.
- Phát âm tốt: khoảng cách giữa các răng có ảnh hưởng đến khả năng phát âm, giọng nói của mỗi người, đặc biệt học ngoại ngữ. Sau khi niềng răng sẽ giúp bạn phát âm và nói chuyện rõ hơn.
- Ăn nhai hiệu quả: các răng được kéo sát khít sẽ đảm bảo lực ăn nhai tốt hơn, không bị cản trở bởi thức ăn giắt kẽ răng khó chịu.
- Vệ sinh răng miệng dễ dàng: các răng sát khít sẽ giúp vệ sinh dễ dàng hơn, không tồn đọng thức ăn giắt kẽ, từ đó ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng.
Quá trình niềng răng thưa theo kỹ thuật chỉnh nha
Hiện nay, niềng răng có 2 kỹ thuật niềng răng chính bao gồm: niềng răng mắc cài cố định và niềng răng trong suốt. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm, quá trình niềng răng thưa cũng có điểm giống nhau, nhưng cũng có một vài bước khác biệt.
Việc chọn kỹ thuật niềng răng nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng, mức độ sai lệch của răng, điều kiện kinh tế, sở thích và nhu cầu của mỗi người.
Quá trình niềng răng thưa bằng niềng răng mắc cài
Trong niềng răng mắc cài cố định chia thành nhiều loại mắc cài, để đáp ứng tính thẩm mỹ hay yêu cầu của khách hàng. Cụ thể: mắc cài kim loại, mắc cài kim loại tự đóng, mắc cài sứ, mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi.
Nhìn chung, quá trình niềng răng thưa bằng mắc cài cố định đều giống nhau, trải qua 5 bước theo trình tự như sau:
Bước 1: Thăm khám, kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng
Để kết quả niềng răng thưa tốt, đảm bảo sức khỏe cho người niềng răng, điều đầu tiên bác sĩ sẽ phải thăm khám và kiểm tra chi tiết tình trạng răng miệng.
Tùy theo tình trạng của mỗi người mà bác sĩ chỉ định các xét nghiệm, chụp phim X-quang. Các dữ liệu này có mục đích hỗ trợ bác sĩ đánh giá tình trạng răng, sức khỏe răng miệng của khách hàng như thế nào: răng thưa ở mức độ nào, có sai lệch không, có răng mọc ngầm không,…
Ngoài ra, với một số tình trạng khó, bác sĩ sẽ chỉ định một số kiểm tra khác để chẩn đoán tình trạng chính xác hơn.
- Chụp tổng thể bên trong miệng và ngoài mặt
- Chụp phim toàn cảnh các răng, xương hàm
- Chụp thêm PA nếu cảm nhận có bất đối xứng theo chiều ngang.
- Chụp phim quanh chóp nếu nghi ngờ tình trạng răng có vấn đề, nhất là những cấu trúc và răng mọc bất thường như răng dư và răng ngầm.
Bước 2: Tư vấn phác đồ điều trị và lấy dấu răng – Quy trình niềng răng thưa
Dựa vào các kết quả kiểm tra từ phim chụp ở trên, bác sĩ sẽ xem xét và tư vấn phương pháp, phác đồ niềng răng thưa phù hợp, cụ thể qua từng giai đoạn cho khách hàng.
Khi đã lựa chọn được mắc cài phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để thiết kế mắc cài phù hợp.
Với những trường hợp hàm hẹp, bác sĩ có thể chỉ định đeo nong hàm hay khí cụ nới rộng cung hàm để chuẩn bị cho các quá trình niềng răng thưa tiếp theo là tách kẽ và gắn khâu.
Bước 3: Tiến hàng gắn khí cụ niềng răng ( hệ thống mắc cài, dây cung, dây thun)
Gắn khí cụ niềng răng là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình niềng răng mắc cài. Mắc cài được đặt trên bề mặt răng và cố định bằng keo chuyên dụng. Sau đó, luồn dây cung vào rãnh mắc cài để tác động lực kéo chỉnh răng. Nếu như không chọn mắc cài tự động, bác sĩ sẽ dùng dây thun cố định dây cung, mắc cài.
Trong quá trình niềng răng thưa, điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi cũng như đánh giá thường xuyên để nắm chắc tiến trình dịch chuyển răng có ổn định không và điều chỉnh khi cần thiết.
Bước 4: Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
Hoàn tất công đoạn gắn niềng răng, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để xem xét các yếu tố dịch chuyển của răng và khớp cắn. Thông thường, với các phương pháp niềng răng mắc cài, sẽ cần phải thăm khám thường xuyên khoảng 1 tháng 1 lần.
Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì – Quá trình niềng răng thưa
Kết thúc thời gian điều trị, các răng đều, về đúng vị trí, khớp cắn chuẩn sinh lý, sát khít, và gương mặt cân đối, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng răng và chỉ định đeo hàm duy trì cho khách hàng.
Hàm duy trì có tác dụng ổn định răng, ngăn các dây chằng nha chu dịch chuyển và giữ cố định kết quả niềng, hạn chế tình trạng răng chạy về vị trí cũ.
Quá trình niềng răng thưa bằng khay niềng trong suốt
Khác với niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt sử dụng khí cụ tháo lắp, màu sắc trong suốt, ôm sát cung răng nên không chỉ đem đến tính thẩm mỹ cao mà còn thoải mái, dễ chịu hơn trong quá trình niềng răng thưa.
Khay niềng trong suốt có nhiều hãng, tùy vào nhu cầu của mỗi người mà chọn sản phẩm phù hợp. Quá trình niềng răng thưa bằng khay niềng trong suốt trải qua các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát
Cũng như niềng răng mắc cài, đầu tiên bác sĩ sẽ được tiến hành kiểm tra, thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng, chụp X-quang, tổng thể cả mặt ngoài lẫn mặt trong. Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng, lập kế hoạch để lên phác đồ điều trị phù hợp.
Bước 2: Lấy dấu răng 3D kỹ thuật số
Bác sĩ sẽ sử dụng máy scan 3D với đầu scan nhỏ gọn giúp ghi dấu chính xác, trực quan tình trạng răng nhằm lấy dấu răng chính xác.
Bước 3: Xem kế hoạch điều trị cùng phần mềm
Niềng răng trong suốt là phương pháp hiện đại, có ứng dụng khoa học công nghệ, cho nên khách hàng sẽ được xem được kết quả kết thúc niềng bằng phần mềm.
Phần mềm này có thể khác nhau ở mỗi nha khoa nhưng đều có mục đích cho khách hàng hình dung rõ về quá trình dịch chuyển răng thưa cũng như số lượng khay niềng cần sử dụng.
Bước 4: Sản xuất khay niềng
Nếu đã xem kết quả và đồng ý kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ xác nhận để kỹ thuật viên sản xuất khay niềng. Mỗi khách hàng có tình trạng răng thưa, sai lệch khác nhau nên sẽ có bộ khay niềng với đặc điểm, khay niềng khác nhau.
Bước 5: Nhận và đeo khay niềng
Khoảng 3 – 4 tuần sau đó, khi đã có khay niềng, bác sĩ sẽ hẹn khách hàng đến trực tiếp nha khoa để nhận khay. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách đeo, sử dụng khay niềng.
Bước 6: Tái khám và theo dõi tình hình
Đối với niềng răng trong suốt, không cần đến nha khoa thường xuyên như niềng răng mắc cài mà có thể tiết kiệm thời gian, chỉ khoảng 4-6 tuần (1-2 tháng) mới thăm khám 1 lần.
Bước 7: Kết thúc điều trị, đeo hàm duy trì
Sau khi răng đều, đúng vị trí, sát khít với nhau, khớp cắn chuẩn sinh lý, đồng nghĩa với việc đã hoàn thành quá trình niềng răng, chỉnh nha. Lúc này, sẽ không cần đeo khay niềng trong suốt nữa. Tiếp theo, bác sĩ sẽ chỉ định hàm duy trì để ổn định kết quả niềng răng.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về quá trình niềng răng thưa, mọi người nắm được từng bước theo từng phương pháp khác nhau. Từ đó, cân nhắc tình trạng, điều kiện, sở thích mà chọn phương pháp phù hợp nhất.
Hãy đến với nha khoa My Auris để được thăm khám, trải nghiệm các dịch vụ, nhất là niềng răng thẩm mỹ nhé.
Anh Thy