Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp răng được điều chỉnh cân đối, ngay ngắn, về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó, không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà khả năng ăn nhai cũng như các chức năng khác cũng được cải thiện. Tuy nhiên, vì nguyên lý hoạt động của phương pháp này mà nhiều người lo ngại về cảm giác đau nhức trong thời gian niềng răng. Để giải đáp chi tiết về niềng răng thưa có đau không, hãy cùng nha khoa My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Niềng răng thưa có đau không?
Niềng răng thưa là giải pháp giúp cân đối lại các răng trên hàm, giúp các răng sát khít lại với nhau. Từ đó, tăng tính thẩm mỹ và quá trình ăn nhai, vệ sinh, phát âm diễn ra hiệu quả hơn.
Nguyên lý của niềng răng chính là sự tác động lực của khí cụ nhằm kéo chỉnh răng về đúng vị trí qua từng giai đoạn. Vậy niềng răng thưa có đau không?
Để trả lời câu hỏi này, các bác sĩ thường tư vấn cho khách hàng theo từng phương pháp: niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt.
Niềng răng thưa có đau không – Niềng răng mắc cài cố định
Đối với niềng răng mắc cài là phương pháp cố định, dù mắc cài sứ hay kim loại thì đều được gắn chặt trên bề mặt răng bằng keo chuyên dụng. Sau đó, luôn dây cung và cố định bằng dây thun nếu không phải mắc cài tự động.
Khi mới lắp mắc cài, khí cụ lên răng, bạn sẽ cảm thấy không quen bởi sự cộm cấn nhưng chưa cảm thấy đau. Tiếp đến, bác sĩ sẽ siết niềng và điều chỉnh thì bắt đầu sẽ cảm thấy ê, đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, đây là tình trạng bình thường và giảm dần qua các ngày tiếp theo khi đã quen với cảm giác.
Niềng răng thưa có đau không – Niềng răng trong suốt
Theo các bác sĩ, niềng răng trong suốt là phương pháp hiện đại hơn, dễ chịu và thoải mái hơn cho người niềng răng. Nhưng nói không đau là điều không đúng bởi vì khay niềng vẫn tác động lực giúp kéo chỉnh răng. Cho nên, thời gian đầu, vẫn sẽ có cảm giác đau, tức, căng ở răng khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác này vẫn dễ chịu hơn so với niềng răng mắc cài.
Ngoài ra, niềng răng thưa có đau không còn tùy thuộc cảm nhận và ngưỡng chịu đau của mỗi người. Bởi vì cùng một mức độ đau mà có một số người lại cảm thấy bình thường hay đau ít, còn một số lại cảm thấy đau nhức nhiều.
Niềng răng thưa đau nhức giai đoạn nào?
Nếu như niềng răng thưa có đau không được giải đáp là có, vậy thì đau nằm ở giai đoạn nào? Nắm được từng giai đoạn, sẽ giúp mọi người có cách phòng, giảm đau, chăm sóc răng hiệu quả hơn.
Sau đây là một số giai đoạn khá đau mà mọi người cần nắm được khi thực hiện niềng răng:
Giai đoạn gắn chun tách kẽ
Đây được đánh giá là giai đoạn đau nhức nhất trong quá trình niềng răng. Gắn chun tách kẽ là bước đầu để gắn mắc cài niềng răng.
Để thực hiện, bác sĩ sẽ đặt dây thun tách kẽ dày khoảng 2mm và kẽ hở 2 răng nhằm mục đích tạo khoảng trống giúp răng di chuyển khi niềng. Và thun tách kẽ này sẽ được đặt trên răng khoảng 5-7 ngày cho đến khi 2 răng hàm xuất hiện khe thưa trống.
Sau khi thực hiện tách kẽ răng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, cộm cấn, hơi ê răng hay đau khi ăn nhai, thậm chí là nhức khi có thức ăn vướng vào kẽ răng đặt chun. Tuy nhiên, sau 1 ngày thì cảm giác này dần biến mất, thuyên giảm nên bác sĩ khuyên không nên quá lo lắng.
Giai đoạn gắn dây cung và mắc cài
Khi tiến hành gắn mắc cài và dây cung giúp tạo lực giúp răng dịch chuyển, bạn cũng sẽ cảm thấy khó chịu và ê nhức nhẹ khi ăn nhai. Bởi lúc này các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa kịp thích ứng với khí cụ.
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau nhức ở giai đoạn niềng răng này chính là dâu cung bắt đầu tác động lực lên răng. Tuy nhiên, đây chỉ là tình trạng trong những ngày đầu khi chưa quen. Chỉ sau một vài tuần, bạn sẽ thấy quen với khí cụ và không còn cảm thấy đau nhức nữa, khả năng ăn nhai cũng dễ dàng hơn.
Giai đoạn siết dây cung
Khi bác sĩ bắt đầu điều chỉnh lực kéo của dây cung, lúc này hàm răng sẽ phải chịu áp lực khá mạnh nên cảm giác đau nhức, khó chịu là không thể tránh khỏi. Không chỉ vậy, ở giai đoạn này nếu nói chuyện quá nhanh hay nhai thức ăn quá cứng sẽ khiến mắc cài dễ cạ vào môi, má, nướu gây tổn thương. Chính điều này, càng gây đau nhức nhiều hơn.
Nếu như không chịu được cảm giác lực siết niềng quá chặt thì có thể trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh lại lực kéo phù hợp
Bí quyết khắc phục cơn đau cho niềng răng thưa
Qua những thông tin đã đề cập, thì niềng răng dù đau ít hay nhiều cũng sẽ xảy ra, do đó, mọi người cần phải biết cách chăm sóc răng miệng, ăn uống cũng như khắc phục cơn đau hiệu quả.
Sau đây là một số cách khắc phục cơn đau trong thời gian niềng răng:
Sử dụng túi chườm đá
Dùng nhiệt độ lạnh là cách giảm đau hiệu quả. Bạn sử dụng đá viên bọc vào khăn hay sử dụng túi chườm áp vào má xung quanh vị trí đau. Lưu ý nên di chuyển túi chườm, tránh để 1 chỗ sẽ bị bỏng lạnh.
Súc miệng bằng nước muối
Muối là nguyên liệu tự nhiên và rất dễ tìm trong căn bếp nhà bạn. Đồng thời, đây là nguyên liệu giảm đau hiệu quả và tốt cho sức khỏe răng miệng. Khi niềng răng, bạn có thể súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng để giảm đau nhức.
Bên cạnh đó, mắc cài có thể cọ vào má, môi, nước gây tổn thương. Lúc này, súc miệng bằng nước muối sẽ giúp sát khuẩn, sát trùng hiệu quả vết thương, đồng thời cũng giảm đau, rát.
Nếu pha nước muối tại nhà, nên dùng nước đun sôi để nguội và muối đã được làm sạch. Mọi người thường nghĩ rằng pha nhiều muối sẽ tốt, tuy nhiên, điều này sẽ khiến tình trạng đau nhiều hơn. Do đó, nên lưu ý tỷ lệ pha muối trong dung dịch là 0,9% muối.
Chế độ ăn các thực phẩm mềm, không dai, cứng
Sau khi đeo niềng răng, hàm sẽ không linh hoạt, răng trở nên nhạy cảm, do đó rất dễ đau nhức. Vì thế, chế độ ăn hằng ngày cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm nhưng tránh các loại thực phẩm cứng, dai.
Một số món ăn nên sử dụng trong thời gian niềng răng: cháo, súp, ngũ cốc, sinh tố, nước ép, hoa quả mềm: xoài, đu đủ, dưa hấu, chuối,…
Dùng sáp chỉnh nha
Để hạn chế tình trạng môi, má bị tổn thương bởi mắc cài, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa trong chỉ nha để bôi vào các phần có thể bị tổn thương do đeo niềng răng.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về niềng răng thưa có đau không, mọi người có lời giải đáp và nắm được cách khắc phục hiệu quả. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để biết thêm về dịch vụ cũng như các chương trình ưu đãi cho niềng răng chỉnh nha.
Anh Thy