Niềng răng mắc cài saphia là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ giúp khách hàng đạt hiệu quả sau khi khắc phục các khớp cắn về đúng vị trí. Tuy nhiên, nhiều khách hàng thường nhầm lẫn giữa niềng răng saphia và mắc cài sứ trước khi quyết định lựa chọn mắc cài để chỉnh nha. Do vậy, để tìm hiểu chi tiết về niềng răng saphia cũng như cách phân biệt 2 loại mắc cài này, bạn đừng bỏ lỡ bài viết hữu ích này nhé!
Mục Lục
Niềng răng saphia là gì?
Niềng răng mắc cài saphia (hay còn gọi là niềng răng mắc cài pha lê) là một trong những khí cụ chỉnh nha có cấu trúc tương tự như các loại mắc cài thông thường.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của loại mắc cài này chính là được chế tác từ đá ngọc bích nhân tạo hoặc đá saphia. Nhờ đó, tạo tính thẩm mỹ khi niềng răng.
Để có mắc cài niềng răng saphia, cần phải trải qua quá trình xử lý, gọt cắt, phay và đánh bóng nhằm tạo nên sự lấp lánh và hoàn hảo hơn. Khi đó, niềng răng saphire được ví như mắc cài tàng hình khi chúng đã được đính trên răng của mỗi khách hàng.
Ưu điểm khi lựa chọn niềng răng saphia
Niềng răng mắc cài saphia dần đã trở thành sự lựa chọn cho nhiều khách hàng. Do vậy, mắc cài saphia có nhiều ưu điểm vượt trội:
Mang đến thẩm mỹ cao khi niềng
Trong quá trình gia công, mài dũa và đánh bóng thì những chiếc mắc cài trở nên sáng bóng. Nên khi gắn chúng lên răng sẽ khó nhận diện ngay cả khi người đối diện đứng ở vị trí rất gần.
Hơn nữa, mắc cài được làm bằng saphia và dây cung có màu trắng sẽ giúp bạn tự tin khi đeo niềng và đảm bảo thẩm mỹ trong suốt quá trình chỉnh nha.
Không gây ra tình trạng ố vàng răng
Saphia là loại mắc cài nhân tạo an toàn tuyệt đối, nên chúng không gây hại cho men răng. Bên cạnh đó, mắc cài saphia sẽ không gây ra tình trạng răng bị ố vàng sau khoảng thời gian dài tiếp xúc với thực phẩm. Do đá saphia không bị nhiễm màu thực phẩm.
Ngoài ra, mắc cài saphia được chế tác một cách tỉ mỉ với chất lượng cao, nhờ vậy trọng lượng mắc cài tương đối nhẹ, có độ bền cao. Không những thế mắc cài saphia sẽ không gây ảnh hưởng đến giọng nói và quá trình phát âm của người sử dụng.
Mắc cài saphire có độ bền cao
Mặc dù loại mắc cài này được làm bằng chất liệu trong suốt như pha lê, nhưng mắc cài saphia được đánh giá có độ bền cao. Do vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đeo mắc cài mà không phải lo lắng về tình trạng mắc cài có thể bị vỡ trong quá trình niềng như mắc cài sứ.
Hiệu quả chỉnh nha cao
Với sự thay đổi về chất liệu mắc cài nên niềng răng pha lê vẫn giữ được hiệu quả. Mọi trường hợp sai lệch khớp cắn do răng không đều vẫn có thể khắc phục với thời gian từ 12 – 18 tháng.
Làm thế nào để phân biệt niềng răng saphia và sứ
Trên thực tế, ngoại hình của niềng răng mắc cài saphia và mắc cài sứ sẽ có điểm giống và khác nhau, kèm theo đó là cấu trúc cũng tương tự với nhau nên nhiều khách hàng vẫn còn phân vân khi lựa chọn loại mắc cài này.
Dưới đây là những điểm giống và khác nhau nổi bật để giúp bạn phân biệt rõ ràng:
Điểm giống nhau
Cả hai loại mắc cài này đều sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài để tạo lực kéo. Hơn nữa, hai loại mắc cài sapphire và mắc cài sứ đều trong suốt, có màu trùng với răng thật hoặc có màu trắng.
Điểm khác nhau
- Về thẩm mỹ: Mắc cài pha lê được chế tác từ đá sapphire có độ trong suốt hoàn hảo. Hơn nữa, khi gắn lên răng gần như chỉ thấy màu răng. Bên cạnh đó, mắc cài sapphire được thiết kế chống bám cao.
- Về độ bền: Đá saphia có độ cứng cao hơn sứ. Do vậy, niềng răng pha lê sẽ không gây ra tình trạng dễ bị vỡ, nứt mẻ như mắc cài sứ.
- Khả năng kháng màu: Màu sắc mắc cài pha lê hoàn toàn không bám màu từ những thực phẩm. Hơn nữa, độ trong suốt và màu sắc của khí cụ luôn giữ theo năm tháng.
- Độ bám dính: Với công nghệ tạo độ dính bằng zirconium nên mắc cài pha lê có độ chắc chắn hơn so với niềng răng sứ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Nhược điểm của mắc cài pha lê trước khi quyết định chỉnh nha
Chi phí thực hiện cao
Do vật liệu chế tác mắc cài pha lê có chi phí thực hiện tương đối cao, do kèm thêm kỹ thuật gia công đòi hỏi độ tỉ mỉ cao và chính xác.
Kích thước mắc cài lớn hơn bình thường
Để đảm bảo độ bền tốt nhất cho mắc cài saphia, độ lớn của mắc cài nhìn chung sẽ to hơn một chút so với các loại mắc cài thông thường. Do đó, người niềng sẽ có cảm giác cộm cấn và vướng víu hơn so với người sử dụng.
Quy trình niềng răng mắc cài pha lê theo tiêu chuẩn
Để đạt hiệu quả chỉnh nha cao trong quá trình niềng răng, khách hàng cần phải lựa chọn những địa chỉ uy tín và thực hiện theo tiêu chuẩn. Dưới đây là quy trình niềng răng ở nha khoa My Auris được thực hiện như sau:
Bước 1 – Thăm khám và tư vấn cụ thể
Đầu tiên, khách hàng khi thực hiện niềng răng sẽ được gặp các bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thăm khám, kiểm tra tổng quan về sức khỏe răng miệng. Hơn nữa, để đảm bảo quá trình thăm khám chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X – quang, đồng thời đánh giá tình trạng răng thưa, hô, móm, vẩu,..
Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho tình trạng răng miệng của khách hàng, sau đó phân tích và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
Bước 2 – Tiến hành lấy dấu hàm
Khi đồng ý với phương pháp niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị và lộ trình dịch chuyển răng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thực hiện công đoạn tiếp theo như có thể nhổ răng cho những trường hợp thực sự cần thiết.
Bước 3 – Thiết kế mắc cài răng
Sau khi áp dụng lấy dấu hàm xong, mẫu thạch cao được gửi đến bộ phận thiết kế để làm mắc cài phù hợp với mỗi người. Quá trình này diễn ra nhanh chóng trong khoảng 1 giờ.
Bước 4 – Thực hiện tiến hành gắn mắc cài
Bác sĩ khéo léo và tỉ mỉ khi gắn mắc cài lên từng răng và kiểm tra sự đồng nhất. Quá trình thực hiện được diễn ra trong khoảng 1 giờ là đã hoàn tất.
Trên đây là những nội dung liên quan về niềng răng saphia sẽ giúp bạn nắm được lộ trình thời gian niềng. Từ đó, giúp bạn chuẩn bị tâm lý trước khi thực hiện thật vững vàng. Để đảm bảo hiệu quả, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi để đáp ứng các quy trình thực hiện đúng cách và theo tiêu chuẩn với trang thiết bị tiên tiến.
Kim Dung