Niềng răng bằng mắc cài tự buộc là phương pháp niềng răng được cải tiến từ phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống, có thể khắc phục được những trường hợp răng khuyết điểm ở mức độ khó. Niềng răng mắc cài tự khóa sở hữu nhiều thế mạnh hơn vì có thể khắc phục được những nhược điểm của phương pháp niềng răng cũ.
Cũng giống với phương pháp niềng răng chỉnh nha truyền thống, niềng răng mắc cài tự khóa cũng có nhiều chất liệu như: kim loại, sứ, pha lê…Để tìm hiểu về đặc điểm của các loại niềng răng mắc cài này…Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 1. Cơ chế của niềng răng mắc cài tự buộc: kim loại, pha lê, sứ..
1. Cơ chế của niềng răng mắc cài tự buộc: kim loại, pha lê, sứ..
Niềng răng bằng mắc cài tự buộc là sử dụng dây cung và mắc cài để di chuyển những chiếc răng hô, móm, lệch lạc,… về đúng vị trí mà không sử dụng dây thun, để cố định vì đã được cải tiến thêm thanh trượt để thay thế dây thun.
Khi sử dụng niềng răng bằng mắc cài tự buộc, số lần tái khám trực tiếp tại Nha khoa sẽ được giảm đi và thời gian chỉnh răng sẽ được rút ngắn lại so với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống. Đây chính là ưu điểm vượt trội của niềng răng mắc cài tự buộc.
2. Trường hợp nào thích hợp để niềng răng bằng mắc cài tự buộc
Phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc gần giống với niềng răng có gắn dây thun, nhưng được cải tiến hơn nên có thể đem lại hiệu quả chỉnh nha vượt trội. Có thể áp dụng đối với những trường hợp răng khuyết điểm ở mức độ nặng như:
- Răng mọc răng thưa, mọc chen chúc, hô, móm, khấp khểnh…
- Răng mọc lệch, mọc ngược,…
- Sai khớp cắn.
3. Ưu điểm của phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc.
Là phương pháp chỉnh răng, được cải tiến nên từ phương pháp cũ nên mắc cài tự buộc sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Niềng răng mắc cài tự buộc có màu sắc hài hòa với màu răng, lại không cần sử dụng dây thun nên không còn nhìn thấy những chiếc dây thun kém thẩm mỹ trên răng.
- Cơ chế khung trượt đóng, mở đơn giản, dễ dàng… có thể lắp đặt và giúp răng di chuyển nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
- Răng được di chuyển bằng lực ma sát của dây cung trong khe mắc cài và lực ép di chuyển răng. Lực ma sát này sẽ làm giảm sự đau nhức, khó chịu của khách hàng trong suốt thời gian niềng.
- Lực tác động ổn định, dây cung kết hợp với chốt đóng tự động làm cho mắc cài tự buộc có khả năng bám giữ chắc chắn trên mặt răng, giúp quá trình chỉnh nha được diễn ra liên tục.
- Vì không cần sử dụng chun buộc nên mảng bám tích tụ trên răng được hạn chế, việc vệ sinh răng miệng cũng thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Thời gian niềng dài hay ngắn cũng tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Tuy nhiên, sử dụng loại mắc cài tự buộc có thể rút ngắn thời gian chỉnh nha khoảng 1 – 2 tháng.
Là phương pháp niềng răng mang lại hiệu quả cao nên các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân niềng răng sử dụng phương pháp này để đảm bảo độ an toàn, hiệu quả và tiết kiệm thời gian niềng răng chỉnh nha.
4. Các loại chất liệu mắc cài tự động
-
Mắc cài kim loại tự buộc:
Giống với niềng răng mắc cài kim loại thường, niềng răng mắc cài kim loại tự buộc sử dụng dây cung và dây buộc để di chuyển những chiếc răng mọc không đúng chỗ về đúng vị trí.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc không cần sử dụng dây thun để cố định dây cung và mắc cài mà được thiết kế cải tiến thanh trượt đặc biệt, để thay thế dây thun. Thanh trượt này có thể đóng mở dễ dàng để hạn chế lực ma sát, tránh cảm giác khó chịu cho người niềng răng. Khi sử dụng mắc cài kim loại tự buộc, còn có thể hạn chế số lần tái khám và thời gian niềng răng so với mắc cài kim loại.
-
Mắc cài sứ tự buộc:
Mắc cài sứ tự buộc có cấu tạo giống với mắc cài kim loại tự buộc. Nhưng các mắc cài được thiết kế bằng sứ, có màu mắc cài trùng với màu răng nên mang lại độ thẩm mỹ cao, đem lại sự tự tin cho khách hàng trong suốt thời gian niềng răng.
Chất liệu mắc cài là sứ thuần khiết nên không bị kích ứng với cơ thể và môi trường khoang miệng.
Bề mặt mắc cài nhẵn, không có gờ cạnh…nên có thể hạn chế va chạm và kích ứng với mô mềm. Mắc cài sứ tự buộc không gây trở ngại trong quá trình ăn nhai, quá trình vệ sinh răng miệng cũng không mất nhiều thời gian.
Do lực dịch chuyển tác động vừa phải nên mắc cài ít gây ma sát lên nướu, môi, lưỡi.
Tuy nhiên, độ dày của mắc cài chính là nhược điểm hiện tại của mắc cài sứ tự buộc, vì phải tăng độ dày thì mới tăng độ bền của mắc cài. Nắp trượt tự động cũng làm mắc cài dày hơn.
-
Mắc cài pha lê tự buộc:
Mắc cài pha lê tự buộc có tính chất gần như mắc cài sứ tự buộc, nhưng được làm từ tinh thể pha lê. Loại mắc cài này có màu tương đồng với răng thật nên mang lại độ thẩm mỹ cao. Không bị kích ứng với môi trường khoang miệng.
Hiệu quả chỉnh răng sẽ có hiệu quả tốt đối với những trường hợp răng: hô, móm, thưa, lệch lạc… Trừ những trường hợp sai khớp cắn phức tạp.
So với mắc cài sứ thì mắc cài pha lê có màu trong suốt nên sẽ thẩm mỹ hơn và khó nhận biết hơn nhưng lực kéo yếu và cũng dễ vỡ hơn.
5. Nhược điểm của mắc cài tự buộc
Tuy khắc phục được nhược điểm dễ bung dây thun của mắc cài truyền thống, nhưng vẫn mắc cài tự buộc còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Độ dày của mắc cài làm cho người sử dụng cảm thấy khó chịu khi mang mắc cài, nhất là đối với trường hợp môi bị căng.
- Trừ mắc cài sứ và pha lê, mắc cài kim loại tự buộc được làm từ thép không gỉ nên khi gắn lên răng vẫn để lộ rõ mắc cài lẫn dây cung. Phương pháp này vẫn bị đánh giá là thiếu thẩm mỹ so với phương pháp còn lại.
- Thời gian đầu niềng răng, bạn sẽ cảm thấy hơi vướng. Một thời gian sau, sẽ nhanh chóng quen dần.
- Chi phí của mắc cài tự buộc cũng cao hơn so với các loại mắc cài truyền thống.
6. Giá niềng răng mắc cài tự buộc bao nhiêu?
Niềng răng bằng mắc cài tự đóng/tự khóa/tự buộc giúp người niềng răng nhanh chóng sở hữu hàm răng đều, đẹp, nụ cười tự tin nên so với niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, thì giá của mắc cài tự buộc sẽ cao hơn một chút tùy vào cấp độ của răng.
Giá mắc cài kim loại tự buộc dao động từ 35 đến 50 triệu.
Giá mắc cài sứ tự buộc dao động từ 28 đến 65 triệu.
Giá mắc cài pha lê tự buộc sẽ dao động từ 30 đến 60 triệu.
Để biết chính xác chi phí và loại mắc cài phù hợp với mình. Bạn nên tới trực tiếp phòng khám nha khoa để thăm khám và được bác sĩ tư vấn cụ thể.