Niềng răng khi bị mất răng có được hay không?

Niềng răng khi bị mất răng có được hay không?

Niềng răng là giải pháp thẩm mỹ giúp kéo chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm, từ đó giúp các răng dàn đều, mang đến tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, với nhiều người mất răng, họ vô cùng lo lắng về việc nên trồng răng hay niềng răng để vừa tăng thẩm mỹ, vừa ổn định răng mất. Để biết niềng răng khi bị mất răng có được không, hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu bài viết sau đây nhé.

Hậu quả của việc mất răng

Các răng trên cung hàm đều giữ vai trò riêng biệt và hỗ trợ nhau phục vụ nhu cầu ăn uống, phát âm, thẩm mỹ của con người. Do đó, mất răng sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe cơ thể nói chung. 

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng, trong đó, nguyên nhân chủ yếu đến từ chế độ ăn uống và thói quen vệ sinh răng miệng không kỹ. Và một nguyên nhân cũng phổ biến nữa là do tai nạn khiến răng bị gãy, vỡ quá nhiều không thể giữ lại mà phải nhổ bỏ. 

Nếu để răng mất trống trên cung hàm lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều hậu quả: 

  • Kém thẩm mỹ, kém duyên trong nụ cười, không tự tin trong giao tiếp 
  • Suy giảm lực ăn nhai, cắn xé dẫn đến tình trạng chán ăn, thiếu hụt dưỡng chất. Về lâu dài, hệ tiêu hóa, dạ dày cũng bị ảnh hưởng do thức ăn không được nhai, nghiền kỹ trước khi đưa xuống dạ dày. 
  • Khả năng phát âm không chuẩn, nói chuyện không rõ, thành nói ngọng 
  • Bị tiêu xương hàm, khi mất răng, không còn lực tác động vào vị trí răng mất khiến cho xương hàm dần bị tiêu biến đi. Một khi bị tiêu xương hàm sẽ khiến cho má hóp, da nhăn nheo, chảy xệ, mặt không cân đối,… 
  • Gia tăng bệnh lý về răng miệng bởi khoảng trống mất răng tích tụ nhiều mảng bám, vi khuẩn khó vệ sinh. 
  • Gây xô lệch răng, sai khớp cắn: các răng còn lại trên cung hàm có xu hướng nghiêng, lệch về khoảng trống răng mất dẫn đến tình trạng lệch lạc, sai khớp cắn càng nặng hơn. 
niềng răng khi bị mất răng
Hậu quả của việc mất răng

Do vậy, việc khắc phục tình trạng răng mất vô cùng quan trọng. Thay vì trồng răng implant hay cầu răng sứ thì liệu răng niềng răng khi bị mất răng có được không?

Niềng răng khi bị mất răng có được không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ trong nha khoa. Phương pháp này sử dụng lực tác động từ các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung hay khay niềng trong suốt để kéo chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Sau thời gian niềng răng, các răng được dàn đều, sát khít với nhau, đặc biệt là khắc phục tình trạng sai khớp cắn, lệch lạc răng.

Vậy nên có khá nhiều người quan tâm đến việc vừa có thể lấp đầy khoảng trống răng mất vừa điều chỉnh các răng đạt thẩm mỹ cùng lúc. Vì vậy, niềng răng là sự lựa chọn hoàn hảo. Mặc dù, niềng răng có thể khắc phục được tình trạng mất răng, song vẫn tùy vào khoảng trống răng mất mà bác sĩ chỉ định hướng khắc phục phù hợp nhất.

Khoảng trống mất răng nhỏ 

Với những trường hợp có khoảng trống mất răng nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định khách hàng niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt để khắc phục. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung hoặc chuỗi khay niềng trong suốt để di chuyển, sắp xếp, làm thẳng và đều các răng. Đồng thời, kéo chỉnh các răng sát khít lại gần nhau, lấp đầy khoảng trống răng mất, ngăn tình trạng tiêu xương hàm. 

Nếu như không mất răng từ trước mà trong liệu trình niềng răng có nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển cũng sẽ mang đến hiệu quả lấp đầy khoảng trống, ngăn tiêu xương hàm nên mọi người có thể yên tâm. Nhổ răng trước khi chỉnh nha thường được áp dụng cho những trường hợp răng trên cung hàm quá chen chúc, nếu niềng răng sẽ không thể kéo chỉnh để mang đến hiệu quả cao. 

 niềng răng khi bị mất răng
Khoảng trống mất răng nhỏ – Niềng răng khi bị mất răng có được không?

Khoảng trống mất răng lớn

Nếu khoảng trống do mất răng gây ra quá lớn, việc kéo chỉnh răng bằng niềng răng có thể sẽ không khắc phục hiệu quả. Nếu như các trường hợp mất răng đi kèm với răng hô, răng móm, răng mọc lệch thì chỉ niềng răng không sẽ không đem đến hiệu quả. Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp niềng răng với trồng răng. 

Theo đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của khách hàng. Để thuận tiện, khách hàng sẽ được niềng răng trước. Trong niềng răng, bác sĩ sẽ di chuyển các răng để giữ hoặc tạo khoảng cho kế hoạch trồng răng sau đó. Sau khi kết thúc, quá trình niềng răng, khách hàng có thể phục hình răng mất bằng implant để tăng hiệu quả thẩm mỹ cũng như ăn nhai. 

Mặc dù vẫn có thể chọn cầu răng sứ để phục hình nhưng phương pháp này không mang ưu điểm bằng implant. Trong khi đó, khách hàng vừa niềng răng, các răng đã đều và đẹp mà đi mài răng đi trồng cầu sứ sẽ rất uổng. 

niềng răng khi bị mất răng
Khoảng trống mất răng lớn – Niềng răng khi bị mất răng có được không?

Trồng răng implant là phương pháp trồng răng đã mất hiệu quả. Phương pháp độc lập, đảm bảo bảo tồn răng thật tối đa, đem đến tính thẩm mỹ và ăn nhai gần như tuyệt đối. Đặc biệt, trồng răng implant giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm mà cầu răng sứ không làm được. Hơn nữa, nếu chăm sóc kỹ, vệ sinh răng miệng tốt, răng implant tồn tại rất lâu, thậm chí vĩnh viễn trên cung hàm. 

Vậy nên, niềng răng có thể khắc phục tình trạng mất răng, mang đến tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, cũng phải tùy theo tình trạng, khoảng trống mất răng lớn hay nhỏ mà niềng răng có mang đến hiệu quả tối đa nhất không. 

Quy trình niềng răng khi bị mất răng 

Các bước tiêu chuẩn trong niềng răng khi bị mất răng như sau:

  • Bước 1: thăm khám, chụp X- quang: thông qua kết quả kiểm tra, phim chụp X-quang mà bác sĩ nắm được tình trạng, sức khỏe răng miệng của từng khách hàng. Từ đó, bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp. 
  • Bước 2: Dựa vào tình trạng, bác sĩ sẽ tư vấn xem bạn phù hợp với niềng răng hay có cần trồng răng hay không. Bên cạnh đó, nếu như sức khỏe răng miệng không tốt, có vấn đề, mắc bệnh lý, bác sĩ cũng sẽ điều trị triệt để trước khi niềng răng. 
  • Bước 3: Vệ sinh răng miệng và lấy dấu hàm: Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và lấy dấu hàm để thiết kế bộ mắc cài hay khay niềng. 
  • Bước 4: Gắn khí cụ: bác sĩ sẽ gắn mắc cài, dây cung cố định trên mặt ngoài của răng hoặc với những khách hàng chọn niềng răng trong suốt sẽ hướng dẫn cách đeo, tháo lắp. 
  • Bước 5: Lên lịch tái khám và theo dõi định kỳ: bác sĩ sẽ hẹn khách hàng lịch tái khám. Điều quan trọng là mỗi khách hàng phải tuân thủ lịch tái khám để bác sĩ theo dõi tình trạng, giám sát sự di chuyển của răng và điều chỉnh các bất thường nếu có.
  • Bước 6: Hoàn tất, đeo hàm duy trì và trồng răng nếu cần: Sau khi hoàn tất quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ tháo khí cụ chỉnh nha và hướng dẫn đeo hàm duy trì. Với những trường hợp cần trồng răng, bác sĩ sẽ cấy ghép răng ngay sau đó. 
niềng răng khi bị mất răng
Quy trình niềng răng khi bị mất răng

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về niềng răng khi bị mất răng giúp mọi người hiểu hơn cũng như giải đáp được thắc mắc. Tùy vào từng tình trạng mà bác sĩ đưa ra hướng điều trị khác nhau. Do đó, để biết chính xác mình có niềng răng được không, hãy đến nha khoa uy tín thăm khám nhé. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger