Niềng răng khểnh 2 bên là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi không phải ai cũng muốn sở hữu răng khểnh do nhiều bất lợi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Niềng răng chính là giải pháp giúp 2 răng này ngay ngắn, về đúng vị trí để tăng tính thẩm mỹ, nụ cười và vệ sinh dễ dàng, bảo vệ sức khỏe răng miệng được tốt nhất. Cùng nha khoa My Auris theo dõi bài viết về giải pháp niềng răng khểnh 2 bên sau đây nhé.
Mục Lục
Có nên niềng răng khểnh 2 bên không?
Niềng răng khểnh 2 bên không cần thiết khi mà 2 răng khểnh bị lệch ở mức độ vừa phải, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt hay vệ sinh răng miệng. Còn trường hợp răng khểnh mọc lệch quá mức có thể gây mất cân đối giữa hai hàm. Không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn chen chúc làm suy giảm khả năng ăn nhai, thức ăn dễ giắt kẽ, khó vệ sinh dẫn đến sâu răng, viêm nướu,… thì bác sĩ khuyên nên niềng răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Thế nên, có nên niềng răng khểnh 2 bên hay không là dựa vào quyết định, sở thích cũng như tình trạng của mỗi người. Nếu như băn khoăn, có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác và phù hợp nhất.
Mỗi người trưởng thành đều có 4 răng nanh, giữ chức năng xé nhỏ thức ăn và được chia đều cho cả hàm trên và hàm dưới. Nhưng do trong quá trình phát triển, các răng nanh này có thể bị mọc lệch đi, kích thước cũng lớn hơn so với cung xương hàm quá nhỏ. Điều này dẫn đến cung hàm không còn đủ chỗ cho các răng phát triển. Từ đó, xuất hiện tình trạng 2 răng khểnh, thường thấy nhất là cung hàm trên.
Một số người quan niệm răng khểnh có thể giúp nụ cười thêm duyên dáng và đáng yêu hơn. Trong văn hóa Á Đông, quan niệm về răng khểnh dễ thương và những người sở hữu chiếc răng này có tính cách cởi mở, khéo léo, thu hút mọi người.
Niềng răng khểnh 2 bên có được không?
Theo ý kiến từ các bác sĩ, răng khểnh 2 bên là tình trạng răng mọc lệch nên hoàn toàn có thể niềng răng để khắc phục khuyết điểm. Vì hiện nay, các phương pháp niềng răng đã được cải tiến nhiều so với phương pháp truyền thống, vừa có nhiều mức giá, vừa đáp ứng nhiều yêu cầu của khách hàng. Do đó, tùy theo tình trạng, sở thích, nhu cầu và điều kiện kinh tế mà bác sĩ sẽ tư vấn chọn phương pháp phù hợp.
Sau khi niềng răng kết thúc, các răng được dàn đều, sắp xếp ngay ngắn và về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó, đem đến tính thẩm mỹ cao, nụ cười hoàn hảo cũng như ngăn chặn những bệnh lý về răng miệng hiệu quả.
Quy trình niềng răng khểnh 2 bên
Quy trình niềng răng khểnh 2 bên đạt hiệu quả cao phải đảm bảo thực hiện theo trình tự các bước:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Trước khi niềng răng khểnh, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể cả trong và ngoài răng. Sau đó, chỉ định chụp X-quang để xác định mức độ tương quan giữa răng hàm trên và dưới cũng như kiểm tra độ lệch và nhô của răng khểnh.
Dựa vào kết quả hình ảnh mà bác sĩ chẩn đoán tình trạng, đồng thời lên phác đồ điều trị và tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp nhất.
Bước 2: Lấy dấu hàm
Khi đã chọn được phương pháp niềng răng, bác sĩ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy cao răng để lấy dấu hàm chuẩn xác cho việc thiết kế khí cụ.
Bước 3: Điều trị các bệnh lý về răng miệng
Trong quá trình thăm khám và kiểm tra, nếu như xuất hiện các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị trước.
Khi việc điều trị kết thúc, không còn nguy cơ tiềm ẩn mới tiến hành niềng răng chỉnh nha. Điều này giúp bảo vệ răng sau niềng, bảo vệ sức khỏe răng miệng được tốt, không gây ảnh hưởng về sau.
Bước 4: Nhổ răng
Nếu như cùng hàm không đủ khoảng trống để răng dịch chuyển, bắt buộc bác sĩ chỉ định nhổ răng không cần thiết. Tùy vào tình trạng mà bác sĩ chỉ định nhổ 1,2 hay 4 chiếc răng.
Sau khi nhổ răng, bạn sẽ về để vết thương lành thì mới tiến hành niềng răng.
Bước 5: Gắn mắc cài
Đối với niềng răng trong suốt, bác sĩ sẽ đưa bộ khay niềng cho khách hàng và hướng dẫn cách chăm sóc cũng như sử dụng như thế nào. Còn với niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ lắp mắc cài, dây cung, dây thun (nếu có) cố định trên mặt ngoài của răng.
Bước 6: Tái khám định kỳ
Trong quá trình niềng răng, bạn nên tuân thủ lịch thăm khám của bác sĩ bởi bác sĩ sẽ theo dõi, kiểm soát và đánh giá mức độ dịch chuyển của răng qua từng giai đoạn. Nếu có vấn đề nào, bác sĩ sẽ kịp thời điều chỉnh và xử lý.
Niềng răng mắc cài sẽ có thời gian thăm khám thường xuyên, trung bình 2-3 tuần/ lần, còn với niềng răng trong suốt trung bình thăm khám 4-6 tuần/ lần.
Bước 7: Kết thúc chỉnh nha, đeo hàm duy trì
Khi niềng răng khểnh 2 bên kết thúc, các răng không còn chênh, lệch nữa mà ngay ngắn, đều trên cung hàm, chuẩn khớp cắn sinh lý, cân xứng khuôn mặt, bác sĩ sẽ chỉ định tháo niềng.
Sau đó, sẽ tư vấn về loại hàm duy trì phù hợp cũng như chỉ định thời gian đeo hàm duy trì. Hàm duy trì có tác dụng ổn định kết quả niềng, giữ răng đúng vị trí, ngăn không cho răng chạy về vị trí cũ.
Những lưu ý khi niềng răng khểnh 2 bên
Để niềng răng đạt hiệu quả tốt, sức khỏe răng miệng được đảm bảo, mọi người nên chú ý một số điều sau:
- Kiên trì vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ ngày bằng sử dụng bàn chải và kem đánh răng phù hợp, nhất là với niềng răng mắc cài.
- Kết hợp sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng, nước muối,… để làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám, diệt khuẩn, loại bỏ thức ăn giắt kẽ.
- Chế độ ăn uống đa dạng dưỡng chất, tránh các loại thực phẩm quá cứng, quá dai, quá dẻo hay các loại thực phẩm nhiều đường, chất béo.
- Nếu như đau trong thời gian chỉnh nha nên trao đổi với bác sĩ về cách giảm đau phù hợp, có thể dùng thuốc giảm đau, chườm lạnh, chườm nóng, nước muối,…
- Đối với niềng răng trong suốt nên đảm bảo đeo khay niềng ít nhất 22 giờ mỗi ngày.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về niềng răng khểnh 2 bên, mọi người bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân. Hãy đến với nha khoa My Auris để được tư vấn miễn phí, trải nghiệm thăm khám, từ đó chọn được phương pháp niềng răng phù hợp với mức giá lý tưởng.
Anh Thy