Niềng răng là một giải pháp hỗ trợ cải thiện tính thẩm mỹ cho răng, cũng như nụ cười và sự hài hòa trên khuôn mặt. Tuy nhiên, với chị em phụ nữ đã có gia đình thì đang lo lắng niềng răng có thai được không? Bợi mọi người luôn hiểu rõ niềng răng khi mang thai sẽ có sự khác biệt lớn so với niềng răng thông thường. Để hiểu rõ được vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết sau, các bác sĩ chuyên môn của My Auris sẽ đưa ra các giải đáp chi tiết nhất.
Mục Lục
Bác sĩ giải đáp niềng răng có thai được không?
Trên lý thuyết, niềng răng có thai được không thì vẫn có thể áp dụng điều trị, nếu mẹ bầu đáp ứng các yêu cầu về tình trạng sức khỏe ổn định. Vì khi niềng sẽ cần đi lại thăm khám với bác sĩ nhiều lần nhằm kiểm tra tình trạng răng miệng, do đó có thể gây ảnh hưởng phần nào cho thai nhi.
Bên cạnh đó, khi niềng người mẹ có thể phải tiến hành nhổ răng khôn, mà quá trình nhổ răng sẽ cần tiêm tê, chụp X-quang, sử dụng thuốc kháng sinh,… Tất cả đều có khả năng gây ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé. Do đó, theo quan điểm của bác sĩ sẽ không khuyến khích mẹ bầu niềng răng.
Trường hợp đang niềng răng mà có thai thì sẽ tùy vào tình trạng răng và tình hình sức khỏe lúc đó để bác sĩ đưa ra quyết định có nên cho người mẹ tiếp tục niềng răng chỉnh nha hay không. Nếu kết quả đánh giá không tốt thì bác sĩ sẽ chỉ định tháo niềng nhằm đảm bảo tốt cho sức khỏe của người mẹ và em bé.
Khi niềng răng mà có thai sẽ gây nên ảnh hưởng gì?
Bạn cần có sự tìm hiểu và xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định đối với vấn đề niềng răng có thai được không. Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ không tránh được có nhiều sự thay đổi. Do đó, niềng răng ở giai đoạn này có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với một số tình huống sau đây:
Gia tăng tình trạng bị viêm nướu
Khi có bầu – Hệ nội tiết bên trong cơ thể của người phụ nữ thay đổi khá nhiều, đồng thời gây nên một số ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng. Cơ thể kể đến như lợi nhạy cảm hơn, tăng sự hình thành các mảng bám.
Mặt khác, các loại khí cụ niềng có mắc cài sẽ gây khó khăn trong quá trình vệ sinh, làm sạch các mảng bám. Do đó, niềng răng mà có thai có thể khiến người mẹ bị viêm nướu, viêm lợi cao hơn.
Men răng dễ mòn
Tùy vào thể trạng của từng người mà mức độ ốm nghén trong quá trình mang thai cũng hoàn toàn khác nhau. Mỗi lần nghen, acid trong dịch nôn sẽ tiếp xúc với tăng. Nếu không được làm sạch hoàn toàn thì men răng có thể gây nên các ảnh hưởng nghiêm trọng.
Do đó, nếu niềng răng khi mang thai sẽ cần bạn chuẩn bị một loại nước súc miệng đặc biệt, bàn chải kẽ hay máy tăm nước.
Ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha
Hầu hết người mẹ mang thai đều sẽ tăng cân. Khi đó xương hàm và hình dạng nướu cũng có sự thay đổi và làm ảnh hưởng đến phác đồ điều trị ban đầu. Cho nên nếu có ý định niềng trong lúc mang thai hoặc đang niềng thì phát hiện có thai thì bạn nên thông báo với bác sĩ trước để có hướng căn chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
Phương pháp chỉnh nha cho người mang thai an toàn
Hiện nay, khi muốn niềng răng sẽ có hai phương pháp phổ biến là niềng răng mắc cài và niềng răng khay trong suốt. Đối với niềng răng có thai được không vẫn có thể thực hiện nếu người mẹ đáp ứng tiêu chí sức khỏe. Đồng thời có thể được bác sĩ đề nghị đổi qua sử dụng khay niềng trong suốt. Bởi phương pháp sẽ mang lại cảm giác thoải mái, phù hợp với mẹ dầu trong giai đoạn có em bé.
Cụ thể, các chuyên gia My Auris muốn giới thiệu đến bạn phương pháp niềng răng trong suốt Iway:
- Khay niềng Iway không có chất hóa dẻo Bisphenol-A, được làm từ nhựa polyurethane. Đáp ứng tiêu chuẩn an toàn trong sử dụng.
- Vật liệu mềm dẻo, mang lại trải nghiệm thoải mái khi đeo khay niềng, ôm sát cung răng, không tạo cảm giác khó chịu hay cộm cấn trong khoang miệng.
- Khay niềng Iway mang lại nhiều lợi ích như dễ dàng tháo lắp, thoải mái trong quá trình đeo, dễ ăn uống và vệ sinh, hỗ trợ mẹ bầu an tâm thực hiện quá trình chỉnh nha mà không lo ảnh hưởng sức khỏe. Đặc biệt mẹ bầu có thể ăn uống các món mà mình thích, cung cấp đủ dinh dưỡng để con khỏe mạnh từ trong bụng.
- Với điểm nổi bật dễ tháo lắp, do đó khay niềng Iway dễ dàng vệ sinh, giữ nướu khỏe mạnh. Từ đó hạn chế mắc các bệnh lý viêm nha chu, viêm nướu,…
- Khác với niềng răng truyền thống, Iway không có khung kim loại hay dây cung. Do đó mẹ bầu sẽ ít phải đến phòng khám, có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn,…
Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai
Một số bệnh lý răng miệng ở mẹ đầu có thể làm chậm quá trình niềng. Do đó, niềng răng có thai được không luôn cần sự xem xét kỹ càng của bác sĩ. Đồng thời, khi niềng răng sẽ cần mẹ bầu tuân thủ các chỉ định chăm sóc vệ sinh, bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày.
- Đánh răng đều 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chỉ có lông mềm và đánh răng nhẹ nhàng. Không đánh theo chiều ngang với lực mạnh vì nó sẽ làm mòn men răng, tổn thương nướu.
- Làm sạch răng với chỉ nha khoa, bàn chải kẽ và máy tăm nước. Hạn chế tối đa tình trạng thức ăn giắt vào kẽ răng gây hôi miệng, viêm lợi, sâu răng.
- Dùng nước súc miệng có chứa Flour để giúp tăng cường men răng.
- Mẹ bầu nên tránh dùng đồ ăn cứng, đồ dai làm ảnh hưởng đến răng hàm đang nhạy cảm.
- Tuy rằng ăn đồ mềm, nhưng mẹ bầu vẫn cần đảm bảo có chế độ ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng để các bé trong bụng phát triển khỏe mạnh.
Việc niềng răng có thai được không là một quá trình phức tạp, do đó hãy chắc chắn bạn đang thăm khám và điều trị ở một nha khoa uy tín. Khi điều trị với niềng răng mắc cài hay khay niềng trong lúc phát hiện mang thai cũng cần bạn thông báo ngày với bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp. My Auris và đội ngũ bác sĩ sẽ luôn sẵn sàng thăm khám và hỗ trợ đưa phương pháp điều trị và lời khuyên theo từng tình trạng phù hợp, mang lại nụ cười tự tin và vẫn không ảnh hưởng sức khỏe.
Yến Nhi