Nhổ răng là một trong những kỹ thuật thường gặp khi một người muốn tiến hành niềng răng, với mục đích giúp quá trình chỉnh nha diễn ra được thuận lợi hơn và có được hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, đã có không ít người thắc mắc liệu niềng răng có nhổ răng không, có thật sự cần thiết thực hiện không? Bài viết sau đây sẽ giải thích chi tiết các thắc mắc trên, cùng tìm hiểu cùng nha khoa My Auris nhé!
Mục Lục
Giải đáp niềng răng có nhổ răng không?
Niềng răng là một phương pháp hỗ trợ chỉnh nha, mang lại cho người bệnh một hàm răng đều và khớp cắn chuẩn. Khi thực hiện, các bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chuyên dụng giúp nắn chỉnh răng và đưa răng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Tuy nhiên niềng răng có nhổ răng không thì theo chia sẻ của chuyên gia, sẽ Có hoặc Không. Bởi thực tế còn phục thuộc vào tình trạng răng của mỗi người.
Với trường hợp răng hàm cần có khoảng trống hỗ trợ sắp xếp răng mọc sai vị trí được đều đặn thì bác sĩ sẽ thăm khám và tiến hành chỉ định nhổ răng. Mục đích để giảm thiểu tình trạng răng xô lệch, làm ảnh hưởng đến kết quả và thời gian tháo niềng về sau. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ bạn tránh nguy cơ mắc phải một số bệnh lý răng miệng không mong muốn.
Chỉ định nhổ răng để chỉnh nha sẽ được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng, mục đích đảm bảo tính an toàn và phù hợp với tình trạng sai lệch của các răng. Do đó, bạn sẽ không cần quá lo lắng với trường hợp này.
Sau khi chỉnh nha thì khoảng trống tại răng được nhổ cũng được đóng kín lại, hàm răng dần trở nên đều đặn, bạn sẽ có được nụ cười duyên dáng hơn bao giờ hết.
Trường hợp cần và không cần phải nhổ răng trong niềng răng?
Để biết được tình trạng niềng răng có nhổ răng không của bản thân, bạn có thể tham khảo qua các thông tin sau, đồng thời thăm khám với bác sĩ để có chỉ định điều trị phù hợp.
Trường hợp cần nhổ răng khi niềng
Để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng, tiến hành chụp phim. Từ đó mới đưa ra các chỉ định là bạn có cần phải nhổ răng hay không.
Theo đó, một số trường hợp cần nhổ khi niềng là:
- Răng mọc chen chúc và lộn xộn: Với người có khung hàm nhỏ, răng sẽ thường mọc chen chúc nhau. Điều này không những ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng cả quá trình vệ sinh răng, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý. Do đó, bác sĩ cần chỉ định nhổ bỏ bớt răng nhằm tạo khoảng trống để răng dịch chuyển dễ dàng, đều hơn trên cung hàm.
- Răng bị hô hay móm: Đều ảnh hưởng đến sự hài hòa của khuôn mặt, gây cản trở của hoạt động ăn nhai. Trong trường hợp này, khi niềng bác sĩ sẽ chỉ định nhổ từ 2 đến 4 chiếc răng nhằm lấy khoảng trống kéo chỉnh răng được tốt hơn.
- Răng quá nhiều: Người có nhiều răng, do không rụng răng sữa hay răng mọc chìm thì phải nhổ bớt, tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển được dễ dàng.
- Lệch khớp cắn: Biểu hiện răng trên hai hàm không khớp nhau sẽ làm suy giảm khả năng ăn nhai. Do đó, bác sĩ cần nhổ bỏ một số răng để khớp cắn chuẩn sau khi niềng.
Trường hợp không cần phải nhổ răng khi niềng
Niềng răng có nhổ răng không trong những trường hợp dưới đây sẽ không cần thiết. Người bệnh vẫn có thể niềng răng như bình thường:
- Có khung hàm rộng: Người có khung hàm rộng sẽ không cần phải nhổ răng khi niềng, bởi khung hàm đã đủ diện tích cho các răng dịch chuyển được thuận lợi nhất.
- Răng mọc thưa, có kẽ hở lớn thì cũng không cần phải nhổ răng vì trên khung hàm đã có đủ khoảng trống để răng dịch chuyển, quá trình sắp xếp các răng cũng được dễ dàng hơn.
- Hàm răng vẫn còn trong giai đoạn phát triển: Các bé trong độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi sẽ không cần phải nhổ răng để niềng. Bởi thời điểm này hàm răng vẫn còn trong giai đoạn phát triển, dễ dàng nắn chỉnh theo đúng lộ trình, tạo khoảng trống giữa các răng đang mọc. Đồng thời, thời gian niềng răng cũng sẽ được rút ngắn hơn.
Niềng răng nên nhổ răng số mấy?
Niềng răng có nhổ răng không, nếu bạn thuộc trường hợp được bác sĩ chỉ định nhổ thì răng số 4, 5, 8 là những chiếc răng được nhổ bỏ đi trong quá trình niềng. Cụ thể:
- Răng số 4- chiếc răng nằm ở vị trí giữa cung hàm và thuộc nhóm răng hàm nhỏ. Nó đảm nhận chức năng phụ của răng hàm lớn nhai và nghiền các mảnh thức ăn. Vì không giữ năng năng quá quan trọng, do đó với trường hợp răng mọc lệch, thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn nhổ răng số 4 khi niềng.
- Răng số 5 cũng giống như răng số 4, khi nhổ bỏ cũng không gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hay mất đi sự cân đối trên khuôn mặt. Hơn nữa, niềng răng nhổ răng số 5 còn giúp tạo khoảng trống hỗ trợ răng dịch chuyển dễ dàng, về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
- Răng số 8 là răng mọc ở cuối cùng trên cung hàm và thường có tình trạng mọc lệch, mọc ngầm, đâm ngang,… Nó không những làm ảnh hưởng tới răng gần kề, làm xô lệch mà còn gây đau nhức cũng như các bệnh lý nguy hiểm như viêm lợi, sâu răng, chảy máu chân răng,… Do đó nhổ răng khôn khi niềng là phương án an toàn, phù hợp,…
Nhổ răng khi niềng có gây đau đớn không?
Theo ý kiến của bác sĩ, niềng răng có nhổ răng không sẽ được chỉ định tùy trường hợp. Đồng thời, nhổ răng chỉ là tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa, không có tình trạng xâm lấn quá nhiều xuống nướu. Vì vậy, bạn không cần lo lắng nhổ răng gây đau nhức hay nguy hiểm cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, với sự phát triển vượt trội của công nghệ nha khoa hiện nay, thực hiện nhổ răng dần trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều nhờ vào ứng dụng công nghệ máy móc, các loại thiết bị hiện đại kết hợp với thuốc gây tê tiên tiến. Tuy nhiên, để đảm bảo được tối đa sự an toàn, bạn cần thực hiện với các chuyên gia, bác sĩ ở các cơ sở nha khoa uy tín.
Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp niềng răng có nhổ răng không. Hiện không thể trả lời chính xác vì cần người bệnh thăm khám với bác sĩ để được chỉ định cụ thể. My Auris là cơ sở nha khoa uy tín, đã thành công trong việc mang lại nụ cười tự tin cho nhiều khách hàng. Đội ngũ bác sĩ sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ thăm khám, kiểm tra chi tiết, đưa ra phác đồ điều trị. Bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ thăm khám chuyên nghiệp, hiện đại, tận tình chỉ có tại My Auris!
Yến Nhi