Quá trình niềng răng sẽ tương đối dài, đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì của bản thân, đặc biệt cần phải tuân thủ một số quy tắc để đảm bảo niềng răng đạt được hiệu quả cao. Việc chăm sóc răng miệng cần làm theo các chỉ định của bác sĩ, điều này sẽ giúp bạn tránh xa tình trạng niềng răng bị hôi miệng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Trong bài viết này, My Auris cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng khi niềng, cũng như các chác phòng ngừa hiệu quả nhất.
Mục Lục
Nguyên nhân gây niềng răng bị hôi miệng?
Trước hết cần khẳng định rằng, không phải 100% tất cả các trường hợp niềng răng đều sẽ gặp tình trạng bị hôi miệng. Có nghĩ, các loại khí cụ chỉnh nha không phải là nguyên nhân làm cho khoang miệng bạn có mùi. Mà tác nhân chính gây hiện tượng niềng răng bị hôi miệng là vi khuẩn gây mùi.
Nguyên nhân khiến cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây mùi hôi thường đến từ các mảnh thức ăn không được làm sạch, bị mắc lại trên răng hay các mắc cài khi bạn niềng. Quan trọng nhất là bạn cần phải làm sạch răng miệng kịp thời, tránh để thức ăn tích tụ lại quá lâu trên răng, chúng có thể phân hủy dần và gây nên một mùi hôi khó chịu, xen lẫn vào hơi thở. Bạn có thể tưởng tượng ra viễn cảnh này, và thật sự sẽ không thoải mái chút nào.
Tình trạng hôi miệng bắt nguồn từ vấn đề không chăm sóc răng miệng tốt khi chỉnh nha, vi khuẩn gây hại có thể gây ra nhiều vấn đề bệnh lý khác. Điển hình như sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng sẽ là các biểu hiện tạo mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Đây là lý do làm cho hơi thở của người bệnh xuất hiện mùi khó chịu, do đó trong quá trình niềng răng chỉnh nha bạn cần có các biện pháp khắc phục triệt để, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha cuối cùng.
Những cách phòng ngừa tình trạng hôi miệng trong niềng răng
Tình trạng hơi thở thường xuyên xuất hiện mùi hôi khi niềng là điều mà không ai mong muốn. Chính vì vậy, việc bạn trang bị một số kiến thức phòng ngừa niềng răng bị hôi miệng, nó có thể giúp bạn dần trở nên tự tin hơn trong suốt quá trình chỉnh nha.
Tiến hành vệ sinh, chăm sóc răng miệng thường xuyên, đúng cách
Để hạn chế khoang miệng có mùi hôi, vệ sinh răng miệng sẽ cần được người bệnh quan tâm chú trong thực hiện. Hãy thực hiện đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày bằng các loại bàn chải có lông mềm.
Đồng thời, bạn cần phối hợp với nước súc miệng, chỉ nha khoa, máy tăm nước nhằm loại bỏ hết các mảng bám một cách triệt để. Một lưu ý quan trong cho bạn khi vệ sinh răng miệng là các mắc cài trên răng. Sử dụng bàn chải kẽ là giải pháp tối ưu để làm sạch các loại khí cụ đang sử dụng.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Với người niềng răng, việc ăn uống thường ngày sẽ cần phải hạn chế, cần được quan tâm hơn so với những đối tượng khác. Các loại thức ăn quá nhiều đường, phẩm màu,… cần được hạn chế. Chắc chắn không một ai muốn mình niềng răng bị hôi miệng, hay sở hữu một hàm răng niềng bị xỉn màu.
Thông thường, khi điều trị bác sĩ luôn là người dặn dò, cũng như hỗ trợ người niềng có một chế độ ăn uống phù hợp nhất. Lúc này bạn cần chú ý thực hiện nghiêm túc theo để không gặp tình trạng hôi miệng, ảnh hưởng sức khỏe răng miệng. Đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như rau, thịt, cá,… Giúp quá trình niềng diễn ra một cách thuận lợi hơn.
Uống nhiều nước
Có thể có ít người để ý nhưng việc bạn uống nhiều nước có thể giúp cải thiện tình trạng răng miệng đáng kể. Nước có khả năng giúp loại bỏ vi khuẩn và các mảng bám thức ăn trong khoang miệng. Men răng được củng cố và hạn chế nhiều bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi,…
Tuy nhiên, cần lưu ý khi uống nước lạnh có đá thì bạn không nên dùng răng nhai đá. Một thói quen xấu có thể khiến các mắc cài bị tác động lực mạnh, dễ bị bung ra.
Đến nha khoa cạo vôi răng định kỳ
Vôi răng hay cao răng chính là thủ phạm khiến cho niềng răng bị hôi miệng. Những mảng bám đã tích tụ trong khoảng thời gian dài, đã bị vôi hóa bám chắc vào bề mặt răng. Định kỳ cứ khoảng 3 đến 6 tháng là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn tái khám với bác sĩ nha khoa để tiến hành cạo vôi răng.
Các cách trị hôi miệng khi niềng răng bằng phương pháp dân gian
Bên cạnh những cách phòng ngừa niềng răng bị hôi miệng kể trên, ngày nay vẫn có nhiều cách thức hỗ trợ làm giảm đi mùi hôi miệng bằng một số biện pháp dân gian, sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên. Cụ thể:
- Súc miệng với nước nấu từ các lá bạc hà: Bạc hà từ lâu đã được xem như một loại nguyên liệu là vật liệu có tính the mát, có khả năng khử mùi cao. Việc sử dụng nước lá bạc hà để súc miệng cũng là một cách điều trị hiệu quả, làm giảm bớt với tình trạng hôi miệng. Sơ chế bằng cách lá bạc hà rửa sạch, cho vào nước đun sôi, sau đó để nguội. Cuối cùng bạn có thể sử dụng loại nước này để súc miệng sau khi ăn.
- Súc miệng bằng dầu dừa: Dầu dừa cũng là nguyên liệu tương đối dễ kiếm, có khả năng diệt khuẩn cao, hỗ trợ hết các mảng bám và vi khuẩn gây bệnh trong môi trường khoang miệng. Vào mỗi lần sau khi ăn hay sau đánh răng, bạn có thể sử dụng từ 1 đến 2 thìa dầu dừa để súc miệng. Các mảng bám và vi khuẩn sẽ dần bong hết, đồng thời mùi hôi miệng cũng đã được giảm bớt.
- Điều trị hôi miệng bằng quế: Quế được nghiên cứu có chứa thành phần aldehyde cinnamic, có khả năng làm giảm bớt các mùi hôi miệng trong khi niềng được nhanh chóng. Thực hiện bằng cách lấy một thìa cà phê bột quế, sau đó cho nước nào để đun sôi, gạn lọc lấy phần nước để súc miệng mỗi ngày. Bạn lưu ý cố gắng thực hiện thường xuyên từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để cải thiện hơi thở ngày một thơm mát hơn.
Tóm lại, niềng răng bị hôi miệng không phải người chỉnh nha nào cũng có thể bị. Tuy nhiên, đây cũng là tình trạng mà các bác sĩ chuyên môn đánh giá là khá phổ biến trong niềng răng. Do đó, khi thăm khám với bác sĩ chuyên môn, bạn cần chú ý đến các chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình vệ sinh răng miệng, cụ thể trang bị các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh và chế độ ăn uống khoa học. Thông qua đó, bạn có thể giữ cho hơi thở của mình luôn thơm mát, hạn chế tối đa các bệnh lý nguy hiểm cho răng miệng.
Yến Nhi