Răng khôn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Không chỉ đau nhức mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là các răng mọc ngầm không được nhổ sớm. Nhắc đến nhổ răng, ai cũng lo sợ đau nhức. Vậy nhổ răng khôn có đau không? Hãy cùng My Auris giải đáp qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Nhổ răng khôn có đau không?
Răng khôn là những chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm trên và dưới khi con người đến độ tuổi trưởng thành. Răng mọc thẳng sẽ không gây ảnh hưởng và hầu như không cần nhổ. Song, với các răng khôn mọc lệch, mọc ngầm nếu không nhổ sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Không chỉ răng khôn mọc mà nhổ răng khôn cũng là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Bởi ai cũng lo lắng và tưởng tượng rất đau.
Trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X-quang để xác định kích thước, chiều dài, độ rộng, độ sâu và vị trí răng mọc. Dựa vào kết quả này mà bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Bác sĩ cho biết, nhổ răng khôn hàm trên thường dễ hơn răng khôn hàm dưới. Và nhổ các răng mọc thẳng, nhô ra bên ngoài sẽ dễ hơn răng khôn mọc ngầm, mọc lệch. Nhổ các răng mọc thẳng sẽ nhanh chóng và đỡ đau hơn so với các răng phức tạp.
Dưới tác dụng của thuốc tê, trong suốt quá trình nhổ răng, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức, khó chịu. Song, với một vài trường hợp, mức độ khó cao, bác sĩ không thể tiêm thuốc tê quá liều, bạn sẽ cảm thấy hơi ê nhức nhẹ.
Sau 2 giờ nhổ răng khôn, thuốc tê hết tác dụng, cơn đau nhức, sưng sẽ tìm đến. Lúc này, bạn sẽ thấy ê nhức nhiều và sưng má, đôi khi cứng hàm. Việc sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cơn đau khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn có đau không còn do nhiều yếu tố khác quyết định. Cụ thể như sau:
Cơ địa của từng người
Mỗi người sẽ có ngưỡng chịu đau khác nhau nên mức độ cảm nhận đau có sự khác nhau. Bởi ở cùng mức độ đau, có người cảm thấy đau nhiều, có người cảm thấy đau nhẹ. Ngoài ra, người có sức khỏe tốt, khả năng lành thương nhanh thì cơn đau sau nhổ răng cũng thuyên giảm nhanh chóng.
Tay nghề bác sĩ
Nhổ răng khôn có đau không phụ thuộc rất lớn vào tay nghề bác sĩ. Các bác sĩ ít kinh nghiệm, tay nghề kém sẽ không chẩn đoán chính xác vị trí, độ nông sâu của răng. Đồng thời, kiểm soát lực nhổ răng không tốt gây đau nhiều, ảnh hưởng đến mô mềm.
Không những vậy, sau nhổ răng còn gia tăng nhiễm trùng, viêm nhiễm, chảy máu kéo dài, viêm xương ổ răng và tổn thương dây thần kinh.
Công nghệ hỗ trợ nhổ răng khôn
Với những nha khoa hiện đại, trang bị máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến sẽ giúp quá trình nhổ răng khôn thuận lợi, không đau. Hiện nay, các nha khoa sử dụng công nghệ Piezotome để nhổ răng khôn. Công nghệ này nhổ răng bằng sóng siêu âm ưu việt hơn nhổ răng truyền thống.
Nhổ răng truyền thống là phương pháp bác sĩ sử dụng kìm, dụng cụ nạy để nhổ răng ra ngoài. Nếu kiểm soát lực không tốt, dùng dụng cụ không chuẩn sẽ gây tổn thương đến mô mềm, các răng lân cận, xương hàm,…
Nhổ răng bằng công nghệ Piezotome sẽ không cần phải dùng kìm, phanh để nạy răng mà nhờ vào sóng siêu âm làm đứt gãy các dây chằng xung quanh răng. Từ đó, giúp bóc tách mô, nướu khỏi chân răng nhẹ nhàng, tiết kiệm thời gian. Hơn nữa, vì sử dụng sóng siêu âm nhổ răng nên không tác động đến dây thần kinh và mạch máu quanh răng. Điều này không làm tổn thương mô nướu quá nhiều, giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng.
Vị trí răng khôn
Các răng khôn hàm trên nhổ dễ dàng hơn răng khôn hàm dưới và ít đau hơn. Đồng thời, nhổ các răng mọc thẳng, nhô ra bên ngoài sẽ đỡ đau hơn so với các răng mọc ngầm, mọc lệch.
Với các răng mọc ngầm, bác sĩ sẽ phải rạch để tách nướu lấy răng. Lúc này, vết thương lớn hơn và đau nhiều hơn.
Nhổ răng khôn sau bao lâu hết đau?
Trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng khôn, bạn sẽ cảm thấy đau nhức nhiều, sưng ê cả vùng má nhổ răng. Bởi không chỉ vùng răng nhổ mà các vị trí mô mềm xung quanh cũng bị tác động.
Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng, tuân thủ dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau 2-3 ngày. Và tình trạng sưng, cứng hàm, khó ăn nhai cũng nhanh chóng biến mất khi nướu hồi phục, lấp đầy khoảng trống răng nhổ. Thời gian lành thương, hết đau hoàn toàn là khoang 1-2 tuần sau nhổ răng.
Làm sao giảm đau sau khi nhổ răng khôn?
Sau khi hết thuốc tê, cơn đau nhức có thể sẽ nhiều. Để dễ chịu hơn, không ảnh hưởng công việc, sinh hoạt, bạn cần chú ý một số cách sau:
- Cắn bông gòn 30 phút sau khi nhổ răng: Có tác dụng cầm máu, nếu sau 30 phút máu vẫn rỉ thì thay băng gạc khác.
- Chườm lạnh/ ấm: Sau khi nhổ răng, bạn thực hiện chườm lạnh ngay để giảm đau và sưng. Sau đó 2-3 ngày, bạn chườm nóng để giúp tan máu tụ, giảm tình trạng ê buốt, tăng lưu thông máu thúc đẩy lành thương nhanh chóng.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Bạn sẽ sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo kê đơn của bác sĩ. Sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng và không tự ý mua thuốc bên ngoài khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Chế độ ăn: ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt, hạn chế tác động nhai gây đau nhức. Uống nhiều nước để tránh khô miệng và giúp rửa trôi vi khuẩn hiệu quả.
- Vệ sinh răng miệng: vệ sinh răng miệng như bình thường nhưng cần hạn chế chạm vào vùng răng mới nhổ.
- Không dùng tay hay bất kỳ vật gì chạm vào vết thương nhổ răng.
- Nếu đau nhức kéo dài, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và thăm khám kịp thời.
Hy vọng với những thông tin về nhổ răng khôn có đau không trong bài viết giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Nhổ răng khôn không đau, an toàn với nha khoa uy tín, chất lượng phòng khám, tay nghề bác sĩ, máy móc thiết bị đảm bảo. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy