Răng khôn không có nhiều chức năng trong việc ăn nhai nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ: gây viêm nhiễm, sâu răng,… ảnh hưởng đến cấu trúc của cả hàm răng. Không phải tất cả trường hợp mọc răng khôn đều cần nhổ bỏ, nhưng bạn sẽ bắt buộc phải nhổ nếu răng khôn bị mọc lệch hoặc mọc ngầm.
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm…gây đau nhức và là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không kịp thời nhổ bỏ. Vì là răng hàm lớn, có đến 2 hoặc 3 chân, chắc chắn, nằm sâu trên cung hàm nên việc nhổ bỏ răng khôn không đơn giản như các răng còn lại. Vậy nhổ răng khôn có đau không? Cách giảm đau sau khi nhổ răng khôn như thế nào, sau khi nhổ răng cần lưu ý những gì?
Mục Lục
1. Vì sao cần nhổ răng khôn
Răng khôn (răng số 8), là răng mọc cuối cùng, nằm ở sâu nhất trong cung hàm. Khác với những chiếc răng còn lại, răng khôn chỉ mọc khi đã bước sang tuổi trưởng thành.
Vì răng khôn mọc muộn, khi cấu trúc xương hàm và lợi đã cứng và ổn định nên khi mọc sẽ bị đau nhức kéo dài, thậm chí còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát.
Không phải tất cả các trường hợp mọc răng khôn đều phải nhổ bỏ, bạn bắt buộc phải nhổ răng khôn trong trường hợp sau đây:
- Răng khôn có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bị viêm ngày càng nặng.
- Xuất hiện các ổ mủ bên trong khoang miệng khi mọc răng.
- Răng khôn mọc ngầm, bị kẹt hoặc mọc lệch dưới lợi làm răng không nhú lên được khỏi lợi, làm lợi bị sưng và đau rát.
- Răng khôn bị trồi dài bất thường vì hàm nhai lệch với hàm đối diện.
- Kích thước răng quá to hoặc quá nhỏ
- Răng khôn đang mọc nhưng bị sâu.
- Nếu muốn chỉnh hàm, cằm, mặt…cũng cần nhổ răng khôn nhưng cần chỉ định trực tiếp của bác sĩ.
2. Nhổ răng khôn có đau không?
Nhổ răng khôn có đau không là băn khoăn của nhiều người, nhất là khi bạn mọc răng khôn lần đầu.
Vì răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm, liên kết các dây thần kinh, chân răng khôn rất vững chắc. Vì vậy, quá trình nhổ răng rất phức tạp, nhất là với những răng mọc lệch, mọc ngang…
Nhưng với công nghệ hiện đại, nhổ răng khôn không còn là nỗi ám ảnh như trước. Hiện nay, các Nha khoa đều sử dụng các loại máy nhổ răng khôn không đau như: máy Pie Ultrasonic 4D, máy hút chân không áp lực lớn, máy laser…để rút ngắn thời gian nhổ, giảm thiểu tối đa cảm giác đau nhức và ê buốt.
Tùy từng trường hợp mọc răng, bác sĩ sẽ nhổ răng bằng cách rạch một vết ở nướu để lấy toàn bộ chân răng. Nếu răng khôn nằm ngầm trong xương thì tuỳ vào độ lệch của răng, Bác sĩ sẽ rạch nướu, mài xương để lộ thân răng khôn. Nếu răng khôn bị kẹt, thì phải rạch nướu, cắt răng khôn và lấy ra từng phần.
Quá trình nhổ răng được thực hiện bằng dụng cụ tách nướu chuyên dụng, độ chuẩn xác cao để tránh tổn thương đến các mô mềm xung quanh. Sau khi răng được nhổ răng, vết rạch trên nướu sẽ được khâu lại bằng chỉ nha khoa. Loại chỉ này được sử dụng khi khâu vùng nướu bị rạch, là chỉ tiêu trong nha khoa, có khả năng tự tiêu mà không cần cắt chỉ.
Trước khi nhổ răng, bạn sẽ được bác sĩ sẽ gây tê nên sẽ không có cảm giác đau nhức. Sau khi nhổ, nướu có thể bị sưng, sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của Bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, sẽ giảm sưng nhanh chóng.
3. Quy trình nhổ răng khôn
Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng để dễ dàng theo dõi quá trình mọc răng. Sau khi xác định được vị trí và hướng mọc bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết cụ thể.
Nếu phải nhổ răng, bạn sẽ phải chụp X quang, xét nghiệm máu để xác định mức độ đông máu trước khi nhổ răng.
Những người mắc bệnh tim mạch, rối loạn đông máu sẽ không được nhổ răng khôn.
Trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ (trừ một số trường hợp phức tạp sẽ gây mê). Thời gian gây tê kéo dài khoảng 1,5 giờ đồng hồ.
Bác sĩ rạch nướu để lấy thân và chân răng ra khỏi hàm. Trường hợp răng khôn có hướng mọc phức tạp, sẽ phải dùng thêm máy cắt để cắt răng thành nhiều phần rồi mới thực hiện lấy răng ra ngoài.
Trường hợp răng khôn mọc bình thường sẽ chỉ mất khoảng 30 phút là nhổ xong. Nếu răng mọc phức tạp hơn, sẽ kéo dài đến 45 phút hoặc hơn một chút.
4. Cách giảm đau sau khi nhổ răng khôn
Quá trình nhổ răng khôn sẽ mất khoảng 30 phút. Sau khi nhổ xong, thuốc tê tan dần. Khi hết thuốc tê, bạn sẽ có cảm giác đau hoặc khó chịu, để khắc phục bạn có thể chọn áp dụng những cách sau:
- Cắn chặt miếng gạc trong 30 phút sau khi nhổ răng để cầm máu. Nếu sau 30 phút mà vẫn bị rỉ máu, tiếp tục dùng miếng gạc và thay sau mỗi 30 phút.
- Chườm lạnh: Đây là cách giảm sưng, giảm đau sau nhổ răng khôn đơn giản mà rất hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng nước lạnh cho vào túi chườm để lên má sát vùng răng mới nhổ, sẽ giúp bớt đau
- Chườm ấm: Sau nhổ răng khôn vài ngày, bạn có thể chườm nóng để làm tan máu tụ và giảm tình trạng ê buốt. Chỉ nên dùng nước ấm và thực hiện như chườm lạnh.
- Khi cảm thấy ê nhức ở vùng nhổ răng, nhiều người thường tự ý mua thuốc giảm đau về uống. Điều này hoàn toàn không nên vì có thể làm xuất hiện tác dụng phụ. Thay vào đó, bạn uống thuốc, vệ sinh răng miệng và ăn uống theo chỉ định của Bác sĩ sau khi nhổ răng khôn.
Răng khôn mọc lệch có khả năng ảnh hưởng đến những răng kế cận nên việc nhổ răng là rất cần thiết. Tích cực nghỉ ngơi, vệ sinh răng miệng thường xuyên,… là những cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn đơn giản, hiệu quả. Sau khi nhổ răng, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín gần nhất để Bác sĩ kiểm tra và khắc phục kịp thời cho bạn.
Xem thêm:
Nhổ răng khôn có nguy hiếm hay ảnh hưởng gì không? Những biến chứng sau khi nhổ răng khôn là gì?