Răng sứ đã và đang là xu hướng của nhiều đối tượng làm đẹp cho răng, tân trang nụ cười. Trồng răng sứ và bọc răng sứ đều là 2 phương pháp phục hình răng sứ, cải thiện thẩm mỹ và ăn nhai cho răng. Thế nên, có khá nhiều người nhầm lẫn 2 phương pháp này và băn khoăn nên trồng răng sứ hay bọc răng sứ. Hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật cũng như từng trường hợp phục hình cụ thể của 2 phương pháp này qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Tìm hiểu trồng răng sứ hay bọc răng sứ
Để tránh nhầm lẫn cũng như dễ dàng hơn cho chọn phương pháp phục hình phù hợp, mọi người nên tìm hiểu kỹ về từng phương pháp trồng răng sứ và bọc răng sứ.
Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ cho răng khi răng có những khiếm khuyết về hình dáng, màu sắc hay răng hư hỏng cần được bảo vệ. Bọc răng sứ có thể thực hiện đơn lẻ hay nhiều răng và thậm chí là toàn hàm.
Sau khi bọc sứ, răng sẽ được thay “lớp áo” mới. Các răng đều về hình dáng, màu sắc trắng sáng, tự nhiên để tự tin thể hiện nụ cười trong giao tiếp hằng ngày.
Trồng răng sứ là gì?
Trồng răng sứ còn gọi là cầu răng sứ – đây là kỹ thuật phục hình răng đã mất giúp che đi khoảng trống răng mất trên cung hàm. Không chỉ cải thiện thẩm mỹ, trồng răng giúp khôi phục ăn nhai cũng như các chức năng của răng.
Cầu răng sứ được chỉ định cho những trường hợp mất 1 răng hay mất vài răng liền kề nhau. Cầu sứ không thể áp dụng trồng răng nguyên hàm hay mất nhiều răng. Hơn nữa, với những trường hợp mất răng số 7 cũng không thể thực hiện được bởi răng số 8 (răng khôn) không đủ điều kiện làm trụ.
Sự khác biệt giữa trồng răng sứ và bọc răng sứ
Nên trồng răng sứ hay bọc răng sứ là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi mọi người không phân biệt cũng như nhầm lẫn 2 phương pháp này. Việc tìm hiểu về các điểm khác nhau giữa trồng răng sứ và bọc răng sứ sẽ giúp mọi người chọn được phương pháp phục hình phù hợp.
Kỹ thuật thực hiện
Bọc răng sứ và trồng răng sứ đều phải tiến hành mài răng thật, tạo cùi răng để làm trụ nâng đỡ mão sứ bên trên. Tuy nhiên, chiếc răng cần thực hiện mài cùi có sự khác biệt.
- Bọc răng sứ thực hiện mài trên chính chiếc răng cần phục hình. Cụ thể muốn bọc sứ răng cửa thì sẽ mài chiếc răng cửa đó rồi lắp mão sứ đơn lẻ lên răng cửa. Tương tự với các răng còn lại cũng vậy, muốn bọc sứ răng nào thì mài cùi răng đó mà không có sự tác động đến bất kỳ răng nào khác.
- Kỹ thuật trồng răng sứ: để trồng cầu răng sứ sẽ phải có 2 hay 1 vài răng làm trụ. Chẳng hạn như mất 1 răng sẽ phải có 2 răng lân cận răng mất làm trụ nâng đỡ. Hai chiếc răng này sẽ được mài cùi và gắn cầu răng sứ lên trên. Cầu răng sứ gồm dãy răng có hình dáng, màu sắc tương tự nhau. Phương pháp này yêu cầu răng lân cận răng mất phải khỏe mạnh, không mắc bệnh lý mới có thể duy trì độ chắc lâu dài.
Các trường hợp cụ thể cho từng phương pháp
Nên trồng răng sứ hay bọc răng sứ sẽ có sự khác nhau về đối tượng thực hiện. Do đó, tùy theo từng tình trạng mà lựa chọn phương pháp phục hình phù hợp nhất.
Đối tượng chỉ định bọc răng sứ cải thiện thẩm mỹ
- Màu sắc răng ố vàng, xỉn màu, nhiễm kháng sinh mà không thể tẩy trắng răng.
- Răng bị sâu, viêm tủy đã dẫn đến vỡ lớn, mất hình dáng nhưng còn chân răng khỏe mạnh.
- Răng bị nứt, gãy vỡ, sứt mẻ do va đập mạnh.
- Các răng có kích thước không cân đối, chiếc to chiếc nhỏ.
- Răng thưa, hở kẽ răng.
- Răng hô, khấp khểnh mức độ nhẹ.
Đối tượng chỉ định trồng răng sứ
Trồng răng sứ là phương pháp phục hình cho các răng đã mất. Thông thường, cầu sứ hiệu quả với mất 1 răng, 1 vài răng ở bất kỳ vị trí răng cửa, răng nanh và răng hàm. Tuy nhiên, không áp dụng được cho răng số 7 vì răng số 8 không đủ điều kiện làm trụ.
- Cầu sứ chỉ định cho trường hợp mất 1 răng, 1 vài răng liền kề hay mất răng xen kẽ.
- Người mất răng và các răng lân cận còn chắc khỏe.
- Người mất răng nhưng không muốn làm hàm giả tháo lắp hay không đủ điều kiện trồng răng implant.
Khả năng chịu lực và tuổi thọ
- Bọc răng sứ là mài cùi răng nhưng vẫn còn chân răng bên dưới do đó khả năng chịu lực tốt vẫn ăn nhai bình thường. Do đó, tuổi thọ dùng răng sứ cũng khá lâu. Nếu như thực hiện đúng kỹ thuật, chất lượng sứ tốt, cách chăm sóc đúng cách thì trung bình 10-20 năm.
- Trồng răng sứ không còn chân răng, hơn nữa trụ răng phải chịu áp lực nên khả năng ăn nhai, chịu lực kém hơn. Nếu thường xuyên ăn đồ cứng, đồ dai thì có thể khiến cầu sứ gãy, vỡ. Và tuổi thọ cầu sứ không cao, trung bình 7-10 năm là phải thay cầu sứ mới để tránh tình trạng tụt nướu, giảm lực ăn nhai.
Xem thêm: Trồng răng sứ giá bao nhiêu 1 chiếc các phương pháp làm răng sứ
Chi phí thực hiện
Trồng răng sứ và bọc răng sứ có sự chênh lệch đáng kể về chi phí thực hiện.
- Bọc răng sứ tiến hành bọc sứ độc lập trên 1 răng nên chi phí sẽ được tính theo loại răng sứ phục hình trên răng đó. Trường hợp bọc nhiều răng hay toàn hàm thì chi phí bọc sứ = số lượng răng bọc sứ x giá 1 răng sứ.
- Chi phí trồng răng sứ được tính dựa vào số răng trên cầu răng sứ. Đồng thời, chi phí còn phụ thuộc vào chất liệu sứ. Chẳng hạn trường hợp mất 1 răng, cầu sứ sẽ có 3 răng thì chi phí = 3 x giá 1 răng sứ.
Hiện nay, răng sứ có 2 loại là răng toàn sứ và răng sứ kim loại. Tùy vào nhu cầu, điều kiện, tình trạng sức khỏe răng miệng mà chọn loại răng sứ phù hợp nhất. Thông thường, răng toàn sứ sẽ có tính thẩm mỹ, độ cứng chắc cũng như nhiều ưu điểm vượt trội hơn răng sứ kim loại, do đó, chi phí răng toàn sứ cũng cao hơn nhiều.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về nên trồng răng sứ hay bọc răng sứ giúp mọi người hiểu hơn về từng kỹ thuật thực hiện. Từ đó, cân nhắc tình trạng răng miệng mà lựa chọn phương pháp phục hình hiệu quả, phù hợp nhất. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn, giải đáp thật kỹ nhé.
Anh Thy