Mọc răng khôn hàm dưới – Dấu hiệu và cách chăm sóc

Mọc răng khôn hàm dưới

Răng khôn là những chiếc răng hàm cuối cùng mọc lên khi con người chúng ta đến độ tuổi trưởng thành. Theo đó, tùy vào cơ địa mà số răng khôn có sự khác nhau ở mỗi người. Đa phần mọc răng khôn hàm khó và gây đau nhiều hơn hàm trên. Để hiểu rõ hơn về mọc răng khôn hàm dưới cũng như có kinh nghiệm chăm sóc, hãy cùng My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu về răng khôn hàm dưới 

Răng khôn còn được gọi là răng số 8 – Chiếc răng này mọc sau cùng trên cung hàm kế bên răng số 7 khi chúng ta đến tuổi trưởng thành 17-25 tuổi. Tuy nhiên, tùy vào từng người mà răng khôn có thể mọc sớm hoặc chậm hơn thông thường. 

Răng khôn hàm dưới có 2 răng, tùy người mà mọc cả 2 răng hoặc có người chỉ mọc 1 răng. Răng khôn hàm dưới thường có 3 chân, thậm chí đến 4 răng. Tuy nhiên, tùy vào mỗi người mà chân răng khôn sẽ khác nhau. 

Răng khôn hàm dưới có kích thước lớn. Chúng mọc chen lên trên cung hàm gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng. Trường hợp răng mọc thẳng sẽ đỡ hơn rất nhiều nhưng các trường hợp răng mọc lệch, mọc xiên, mọc ngầm đều cần phải được xử lý sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm. 

mọc răng khôn hàm dưới
Tìm hiểu về răng khôn hàm dưới

Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn hàm dưới 

Răng khôn không mọc liên tục mà chia thành nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn răng trồi lên một ít và gây đau nhức liên tục. Có thể nói, quá trình răng khôn hoàn thiện cần nhiều thời gian và quá trình này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng, cơ thể, sinh hoạt và công việc. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết răng khôn hàm dưới mọc: 

Đau nhức hàm dưới 

Đau nhức là dấu hiệu dễ cảm nhận nhất khi răng khôn mọc lên. Bạn sẽ cảm thấy phía góc trong của hàm dưới đau âm ỉ đến dữ dội. Cơn đau còn lan đến khu vực xung quanh, quanh hàm. Từ đó, không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng công việc, sinh hoạt mà còn cản trở ăn nhai. Đau nhức răng làm cho bạn chán ăn, ăn không ngon dẫn đến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất ảnh hưởng sức khỏe. 

Tình trạng đau nhức dữ dội còn làm cho hàm cứng và khó cử động. Điều này gây khó khăn trong vận động, cười nói, ăn uống,… 

 mọc răng khôn hàm dưới
Đau nhức hàm dưới – Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn hàm dưới

Viêm sưng nướu 

Răng khôn mọc vào thời điểm cung hàm đã hoàn chỉnh vì thế không còn đủ chỗ. Lúc này, răng khôn trồi lên làm cho vùng nướu bị tách ra nhiều, sưng tấy, viêm đỏ. Khu vực nướu tại vị trí răng khôn trở nên nhạy cảm và dễ bị chảy máu khi tác động ăn nhai hoặc đánh răng. 

Khó há miệng, hôi miệng 

Răng khôn hàm dưới mọc lên làm cho hàm dưới không cử động được nên rất khó há miệng. Đi kèm với đó là dấu hiệu nuốt nước bọt cảm thấy đau và khó khăn. Nướu sưng viêm cũng như răng khôn mọc không khít răng số 7 sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, mảng bám tích tụ dẫn đến hơi thở có mùi hôi khó chịu. 

Sưng má 

Sưng má cũng là dấu hiệu dễ nhận biết khi quan sát từ bên ngoài. Bên má mọc răng khôn sẽ sưng to hơn bên còn lại.

Kèm sốt và nhức đầu 

Sốt và nhức đầu cũng là triệu chứng cho thấy răng khôn mọc lên. Nguyên nhân là do răng khôn trồi lên cung hàm làm phá vỡ màn chắn của lớp niêm mạc trong khoang miệng. Theo đó, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập thông qua mảng bám gây viêm nướu quanh răng khôn. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản ứng với tình trạng viêm gây ra nhiều cơn sốt, mệt mỏi. 

Hơn nữa, đau nhức do mọc răng khôn còn ảnh hưởng đến thần kinh dẫn đến đau đầu dai dẳng. 

mọc răng khôn hàm dưới
Kèm sốt và nhức đầu – Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn hàm dưới

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới?

Không chỉ gây đau nhức khó chịu mà mọc răng khôn hàm dưới còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Vì thế, ngay khi nhận biết dấu hiệu, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. 

Không phải răng khôn nào cũng nhổ bỏ mà tùy vào vị trí và phương hướng mọc của răng. Với những răng khôn mọc thẳng, bác sĩ khuyên nên giữ lại răng. Còn với những răng khôn bất thường sau đây nên được loại bỏ sớm để tốt hơn cho sức khỏe răng miệng: 

Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch 

Răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch sẽ làm cho nướu sưng to, đỏ, kèm có mủ cũng như đau nhức kéo dài. Việc nhổ bỏ răng sớm để bảo vệ răng miệng, tránh ảnh hưởng răng lân cận cũng như ngăn ngừa các bệnh lý phát sinh. 

Răng khôn ảnh hưởng răng số 7

Răng khôn mọc không đúng vị trí sẽ làm xô lệch và ảnh hưởng không chỉ răng số 7 mà thậm chí cả hàm. Theo đó, răng số 7 chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Lúc này, răng số 7 cũng đau nhức, có thể bị lung lay, và phát sinh bệnh lý. 

Răng khôn bị sâu 

Răng khôn nằm khuất sâu trong cung hàm nên rất khó để bàn chải tiếp cận. Hơn nữa, chiếc răng thường có xu hướng mọc xa răng số 7 tạo thành khe hở. Khe hở này tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ, vi khuẩn tấn công phát sinh bệnh lý. 

mọc răng khôn hàm dưới
Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới?

Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn hàm dưới 

Theo các bác sĩ, nhổ răng khôn hàm dưới sẽ phức tạp hơn so với răng khôn hàm trên. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại hỗ trợ và tác dụng của thuốc tê, bạn sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu. Sau khi hết thuốc tê, cơn đau sẽ kéo đến nhưng biết cách chăm sóc, vệ sinh và ăn uống, đau thuyên giảm nhanh và thúc đẩy lành thương hiệu quả. 

  • Uống thuốc giảm đau, chống viêm, giảm sưng theo kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng cũng như tự ý mua thuốc bên ngoài. 
  • Vệ sinh răng miệng: sau 24 giờ nhổ răng khôn, bạn có thể đánh răng bình thường. Tuy nhiên, bạn cần đánh răng nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật bằng bàn chải lông mềm, đặc biệt không tác động đến vị trí răng mới nhổ. 
  • Tăng vệ sinh răng miệng: Sau ít nhất 8 giờ nhổ răng, bạn có thể sử dụng nước muối súc miệng diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám. Tại vị trí răng nhổ khó vệ sinh, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng để tăng khả năng làm sạch khoang miệng. 
  • Chế độ ăn uống: Bạn ưu tiên bổ sung thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, nui,… Sau 2-3 ngày nhổ răng, bạn có thể ăn uống như bình thường nhưng hạn chế nhai bên nhổ răng. Để giảm đau và lành thương nhanh, bạn hạn chế thức ăn cay nóng, quá nóng, quá lạnh, thức ăn nhiều vụn, nhiều đường,…. 
  • Không dùng tay, vật nhọn hay bất kỳ vật gì chạm vào vết thương. 
  • Nghỉ ngơi hợp lý, cân đối công việc. Khi nằm, bạn nên kê gối cao đầu để kiểm soát tình trạng chảy máu.
  • Tái khám nha khoa theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra quá trình lành thương. 
mọc răng khôn hàm dưới
Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn hàm dưới

Tóm lại, những thông tin trong bài viết về mọc răng khôn hàm dưới chắc hẳn giúp các bạn có thêm kiến thức bổ ích. Hãy lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi, máy móc thiết bị hiện đại để nhổ răng khôn an toàn nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger