Trong quá trình chỉnh nha, không chỉ răng mà lợi cũng có những chuyển biến nhất định. Một trong những tình trạng thường gặp và gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chỉnh nha là lợi trùm. Vậy bị lợi trùm khi niềng răng phải làm sao? Có cách phòng ngừa không? Hãy cùng My Auris tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Như thế nào là lợi trùm?
Lợi trùm còn được gọi là viêm lợi trùm – đây là một dạng bệnh lý liên quan đến quá trình phát triển của răng khôn. Phần lợi trên mặt răng khôn sẽ gây cản trở làm cho răng khôn không thể mọc lên bình thường. Chính vì không trồi lên được, chiếc răng khôn này tiếp tục đâm vào phần lợi gây cảm giác đau nhức.
Biểu hiện của viêm lợi trùm rất dễ nhận biết và quan sát bằng mắt thường. Nó có biểu hiện như lúc mọc răng khôn với những dấu hiệu ban đầu thường là vùng lợi trong cùng của hàm sưng tấy, đỏ và đau nhức. Một số trường hợp còn có mủ và chảy mủ khi ấn vào.
Một khi bị lợi trùm, việc ăn uống và giao tiếp khó khăn. Đồng thời, chúng còn gây nhiều bất tiện trong quá trình vệ sinh răng miệng. Với mức độ viêm nghiêm trọng có thể gây sốt, khó chịu và sưng nổi hạch ở cổ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tái phát trong thời gian dài.
Về cấp độ, lợi trùm có 2 loại là cấp tính và mãn tính:
- Viêm lợi trùm cấp: Chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn có thể là vài ngày hoặc vài tuần. Những dấu hiệu ban đầu là sốt, khó chịu, sưng hạch ở cổ.
- Viêm lợi mãn tính: Các triệu chứng kéo dài ngắn 1-2 ngày nhưng tái phát từng đợt.
Lợi trùm khi niềng răng có gây ảnh hưởng gì không?
Khi bị lợi trùm, vụn thức ăn rất dễ bị mắc kẹt lại ở vị trí này. Nếu không vệ sinh răng miệng kỹ, vi khuẩn sẽ xâm nhập và tấn công gây nhiễm trùng khiến lợi ngày càng sưng đỏ, đau nhức cản trở quá trình ăn nhai, sinh hoạt hàng ngày.
Trường hợp viêm lợi trùm không được phát hiện và điều trị kịp thời hay không được điều trị đúng cách có thể gây ra tình trạng viêm nướu sâu hoặc suy tuyến nướu. Từ đó, có thể dẫn đến mất răng, suy yếu nướu không thể giữ chắc răng. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha, răng khó khăn trong di chuyển về đúng vị trí.
Tùy vào mức độ viêm lợi trùm nặng hay nhẹ mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, kết quả niềng răng có sự khác nhau. Song, dù là mức độ này đi chăng nữa thì quan trọng nhất là cần thăm khám và điều trị triệt để trước chỉnh nha nhằm đảm bảo niềng răng thành công, an toàn.
Nguyên nhân gây lợi trùm khi niềng răng
Lợi trùm xuất hiện trong quá trình niềng răng do một số nguyên nhân điển hình như:
Mọc răng khôn
Với những trường hợp mọc răng khôn sớm, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ trước khi chỉnh nha nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng như lợi trùm gây ra. Song, với những người đang niềng răng mà mọc răng khôn thì có thể tăng nguy cơ viêm lợi trùm. Nhất là răng khôn mọc nghiêng, mọc xéo,…
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Trong quá trình chỉnh nha, các khí cụ chỉnh nha sẽ được gắn trực tiếp lên mặt ngoài của các răng. Đặc biệt với niềng răng mắc cài là các khí cụ cố định, không thể tháo lắp. Khi đó, việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, khó làm sạch mảng bám, vụn thức ăn bám kẽ răng và mắc cài. Điều này đã trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển tăng nguy cơ viêm nhiễm và dẫn đến lợi trùm.
Không cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong quá trình niềng răng
Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình niềng răng là rất quan trọng. Nhất là các vitamin và khoáng chất giúp cho răng và nướu săn chắc, phòng ngừa viêm nhiễm. Trong quá trình chỉnh nha, răng và yếu có thể sẽ yếu hơn so bình thường nên nếu không đảm bảo đủ dưỡng chất sẽ rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh lý răng miệng: lợi trùm, viêm nướu, viêm nha chu,…
Niềng răng sai kỹ thuật
Khi thực hiện chỉnh nha tại nha khoa không uy tín, đội ngũ bác sĩ kém tay nghề sẽ rất dễ bị lợi trùm. Nguyên nhân đến từ khí cụ chỉnh nha không đạt tiêu chuẩn chất lượng, gắn mắc cài sai vị trí hay lực siết niềng quá mạnh,…
Lợi trùm khi niềng răng phải làm sao?
Khi bị lợi trùm, quá trình vệ sinh răng miệng và ăn uống sẽ trở nên khó khăn hơn bình thường. Nếu vệ sinh không kỹ, không loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn, mảng bám ở kẽ răng thì chúng sẽ kết hợp với acid có trong khoang miệng gây nhiễm trùng, sưng lợi và đau nhức nhiều hơn. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình chỉnh nha.
Do đó, khi phát hiện bị viêm lợi trùm, lời khuyên tốt nhất là người niềng răng hãy lập tức đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị, xử lý phù hợp. Điều này vừa giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng vừa tránh ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
Dựa vào mức độ của viêm lợi trùm mà bác sĩ đưa ra phương pháp xử lý phù hợp:
Trường hợp viêm lợi trùm nhẹ
Trong trường hợp nhẹ, người niềng răng có thể tự chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp và hướng dẫn súc miệng bằng nước muối để giảm sưng và viêm nhiễm. Đồng thời, kết hợp chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, uống nhiều nước lọc để tăng độ săn chắc cho răng và nướu.
Trường hợp viêm lợi trùm nặng
Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng đi chụp X-quang để thấy rõ hơn tình trạng viêm và răng. Dựa vào kết quả phim chụp, nếu răng khôn không mọc lệch bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ phần lợi trùm. Thao tác này diễn ra nhanh chóng, đơn giản.
Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cho khách hàng và gây tê phần cần cắt lợi trùm. Các dụng cụ được sử dụng trong trường hợp này bao gồm dao thường, dao điện và tia laser.
Đối với trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc xéo gây viêm lợi trùm, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng này là giải pháp tốt nhất.
Làm thế nào để phòng ngừa viêm lợi trùm khi niềng răng?
Để phòng ngừa viêm lợi trùm, đảm bảo kết quả chỉnh nha, người niềng răng cần chú ý một số cách sau:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch mảng bám, vụn thức ăn và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Không chỉ đều đặn đánh răng mỗi ngày, người niềng răng nên sử dụng kết hợp các dụng cụ vệ sinh răng miệng như bàn chải kẽ, máy tăm nước, chỉ nha khoa,…
Bên cạnh đó, súc miệng thường xuyên với nước muối, nước súc miệng sau mỗi bữa ăn cũng là cách tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng.
Nhổ bỏ răng khôn mọc lệch trước khi niềng răng
Trước khi niềng răng, người niềng cần chú ý thăm khám thật kỹ và nên nhổ bỏ răng khôn trong giai đoạn này. Điều này loại bỏ sự phát triển của răng khôn, ngăn lợi trùm khi niềng răng.
Nha khoa uy tín
Việc lựa chọn nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, kỹ thuật và giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại, chất lượng khí cụ đạt tiêu chuẩn là giải pháp đem đến kết quả chỉnh nha thành công. Điều này ngăn chặn được các biến chứng và có lộ trình răng di chuyển về đúng vị trí phù hợp.
Trên đây là những thông tin về lợi trùm khi niềng răng, hy vọng mọi người hiểu hơn về tình trạng này và biết được cách khắc phục. Quan trọng nhất vẫn là tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi răng di chuyển cùng sức khỏe răng miệng và ngăn chặn bệnh lý như viêm lợi trùm phát sinh. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và đặt lịch hẹn thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy