Quá trình niềng răng cần thời gian dài để sắp xếp, dàn đều và cân đối khớp cắn trên cung hàm. Và lộ trình niềng răng sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, các bước tiêu chuẩn. Để hiểu rõ hơn về lộ trình niềng răng diễn ra như thế nào, hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Các giai đoạn trong lộ trình niềng răng
Để răng dàn đều, cân chỉnh khớp cắn và ở vị trí đúng trên cung hàm, hầu hết ai cũng sẽ phải trải qua các giai đoạn trong lộ trình niềng răng như sau:
Giai đoạn 1 : Làm thẳng răng
Đây là giai đoạn đầu tiên trong lộ trình chỉnh nha, niềng răng. Sau khi lên phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện gắn khí cụ chỉnh nha lên răng. Đối với mắc cài, bác sĩ dùng lực để siết mắc cài và dây cung nhằm tạo lực kéo cho răng di chuyển dần và thẳng hàng.
Giai đoạn này kéo dài từ 2-6 tháng. Thời gian này có thể ngắn hơn tùy vào tình trạng răng của mỗi người. Khi dây cung được siết sẽ làm răng đau nhức thời chỉ khoảng 1-3 ngày đầu và dần thuyên giảm trở lại như bình thường.
Giai đoạn 2: Điều chỉnh chân răng
Sau khi răng đã được dàn thẳng hàng, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh chân răng bằng cách dùng dây cung để tạo lực dịch chuyển chân răng. Thời gian giai đoạn này kéo dài từ 2-4 tháng và khoảng thời gian này trụ răng sẽ được cân chỉnh chuẩn hơn.
Giai đoạn 3: Đóng khoảng trong niềng răng
Khi trục răng và chân răng đã được điều chỉnh tương đối đều hơn lúc ban đầu thì bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật đóng khoảng trong niềng răng. Việc đóng khoảng có thể giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí như dự tính trong phác đồ điều trị giúp răng đều và sát khít hơn.
Giai đoạn đóng khoảng sẽ kéo dài từ 4-8 tháng hoặc có thể ngắn hay dài hơn tùy vào tình trạng răng của mỗi người. Đến giai đoạn này, bạn có thể quan sát được những thay đổi rõ trên cả khuôn mặt và răng.
Giai đoạn 4: Đóng khớp theo chiều đứng
Để đảm bảo khả năng ăn nhai sau này, bác sĩ sẽ gắn các loại chun từ hàm trên xuống hàm dưới theo chiều thẳng đứng để 2 hàm tiếp xúc được với nhau. Niềng răng không chỉ sắp xếp cho các răng đều, thẳng hàng trên cung hàm mà còn phải điều chỉnh các khuyết điểm của răng, cân đối khớp cắn. Giai đoạn đóng khớp này diễn ra trong vòng 2-8 tuần.
Giai đoạn 5: Duy trì
Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng cần phải tuân thủ trong lộ trình niềng răng. Sau khi điều chỉnh các răng về đúng trên cung hàm, bạn sẽ phải sử dụng hàm duy trì để ổn định kết quả niềng, hạn chế tình trạng răng chạy về vị trí cũ. Nếu không sử dụng hàm duy trì, lộ trình niềng răng vừa qua của bạn coi như rất phí thời gian và công sức.
Thời gian đeo hàm duy trì có sự khác nhau, tùy vào tình trạng của mỗi người. Thông thường, thời gian trung bình đeo hàm duy trì từ 6-12 tháng.
Quy trình niềng răng mắc cài
Nhìn chung, lộ trình niềng răng sẽ như trên, nhưng quy trình thực hiện đối với từng khí cụ sẽ có sự khác nhau. Sau đây là các bước thực hiện niềng răng mắc cài:
Bước 1: Khám tổng quát và chụp X-quang
Để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, trước hết bác sĩ sẽ phải thăm khám và kiểm tra sức khỏe tổng quát cho từng cá nhân. Sau đó, bác sĩ chỉ định chụp X-quang để đánh giá tình trạng răng thông qua hình ảnh phim chụp. Lúc này, bác sĩ xác định được mức độ, cũng như sự sai lệch, răng thưa, răng hô, hay móm,…
Bước 2: Tư vấn phác đồ điều trị và lấy dấu răng
Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ nắm được tình trạng của răng mà tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp. Sau khi đồng ý phương án điều trị, bác sĩ tiến hành lấy dấu răng để chuẩn bị thiết kế mắc cài. Với những trường hợp hàm hẹp, bác sĩ có thể chỉ định nong hàm hoặc nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển.
Bước 3: Tiến hành gắn khí cụ niềng răng
Gắn khí cụ niềng răng là một trong những giai đoạn quan trọng trong chỉnh nha. Bác sĩ vững tay nghề để đảm bảo độ chắc chắn không bị rơi sau khi gắn. Trong thời gian điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá lực cũng như khả năng di chuyển của răng.
Bước 4: Tái khám định kỳ
Tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra khả năng dịch chuyển của răng cũng như kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ. Đối với niềng răng mắc cài, thăm khám thường xuyên khoảng 2-3 tuần/ lần.
Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Khi kết thúc quá trình niềng răng, bạn cần đeo hàm duy trì để ổn định kết quả niềng, hạn chế răng chạy về vị trí cũ.
Quy trình niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt cũng có những bước tương tự như niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, có đôi chút khác biệt:
Bước 1: Khám và tư vấn với bác sĩ
Kiểm tra sức khỏe tổng quát răng miệng và chụp X-quang để xem răng lệch lạc như thế nào để bác sĩ lập kế hoạch điều trị.
Bước 2: Lấy dấu răng 3D kỹ thuật số
Để sản xuất khay niềng trong suốt, bác sĩ sẽ sử dụng máy scan 3D kỹ thuật Trios với đầu scan nhỏ giúp ghi dấu chính xác, trực quan tình trạng của răng.
Bước 3: Xem kế hoạch điều trị cùng Clincheck
Khi đã thu thập đầy đủ thông tin về tình trạng răng, bác sĩ tiến hành nghiên cứu để lập kế hoạch điều trị phù hợp và mô phỏng bằng clincheck. Lúc này, khách hàng sẽ được xem và hình dung rõ kết quả sau niềng, khả năng răng di chuyển và số khay cần sử dụng.
Bước 4: Sản xuất khay niềng
Nếu đã xem qua phần mềm và đồng ý kết quả điều trị, bác sĩ sẽ gửi thông số sản xuất khay niềng. Mỗi khách hàng sẽ có bộ khay niềng cá nhân hóa theo từng giai đoạn đến khi kết thúc điều trị.
Bước 5: Nhận khay và hướng dẫn đeo khay
Khoảng 3-4 tuần sau khi có khay niềng, bác sĩ sẽ hẹn bạn đến phòng khám để nhận cũng như hướng dẫn cách đeo và tháo lắp khay.
Bước 6: Tái khám định kỳ
Tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tiến trình răng dịch chuyển cũng như kiểm tra sức khỏe răng miệng. Đối với niềng răng trong suốt, trung bình 2-3 tháng tái khám 1 lần.
Bước 7: Đeo hàm duy trì
Cũng tương tự như niềng răng mắc cài, sau khi kết thúc niềng răng trong suốt cũng phải đeo hàm duy trì để ổn định kết quả niềng.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về lộ trình niềng răng giúp mọi người nắm được thời gian trong quy trình niềng răng. Từ đó, cân nhắc thời gian để đáp ứng lộ trình chỉnh nha phù hợp. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.
Anh Thy