Làm răng giả loại nào tốt – Nên thực hiện phương pháp nào?

Làm răng giả loại nào tốt

Làm răng giả là phương pháp giúp nhiều người khôi phục chiếc răng đã mất để cải thiện thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, tùy theo tình trạng của mỗi người mà bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Vậy làm răng giả loại nào tốt, hãy cùng nha khoa My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé. 

Các phương pháp làm răng giả hiện nay 

Hiện nay, theo thống kê của nha khoa, nguyên nhân rụng răng có nhiều và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, bởi có thể đến từ tai nạn, bệnh lý sâu răng, viêm tủy răng,… Nếu như trước đây người mất răng thường chủ quan thì ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp chúng ta nhận thức được mối nguy của mất răng lâu ngày. Nếu không làm răng giả sớm sẽ không chỉ mất thẩm mỹ, suy giảm lực ăn nhai mà còn tiêu xương hàm. 

Nếu như trước đây lựa chọn duy nhất là làm răng tháo lắp thì hiện nay đã có nhiều phương pháp được cải tiến hơn, đem đến nhiều ưu điểm: cầu răng sứ và trồng răng implant. Việc tìm hiểu ưu nhược điểm của từng phương pháp cũng giúp mọi người lựa chọn và cân nhắc làm răng giả loại nào tốt nhất, phù hợp nhất. 

Hàm giả tháo lắp 

Hàm giả tháo lắp là phương pháp trồng răng giả từ trước đến nay được nhiều người biết đến khi mất răng. Cấu tạo của hàm giả gồm nền hàm  hoặc một khung hàm được làm bằng nhựa hay kim loại có chức năng nâng đỡ răng giả bằng nhựa hay sứ phía trên. Hàm được cố định bằng móc cài kim loại hay cài khung hàm trực tiếp lên các răng lân cận răng mất. 

Hàm giả tháo lắp có 2 loại: hàm giả toàn phần và hàm giả bán phần 

  • Hàm giả toàn phần: phần nền hàm được làm từ nhựa Acrylic, có màu hồng nhạt tương tự như màu nướu răng thật. Loại hàm này thường được chỉ định dùng cho những người mất răng toàn hàm, nhất là những người già, cao tuổi. 
  • Hàm giả bán phần: cấu tạo gồm khung kim loại thường được làm từ titan, hai bên là các mối nối giúp cố định hàm, trên nền răng có thể là răng nhựa hay răng sứ. 

Ưu điểm

  • Chi phí thấp nhất trong số các phương pháp làm răng giả
  • Kỹ thuật đơn giản, thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 2-3 ngày đợi chế tác hàm giả theo thông số cá nhân của từng người. 
  • Chất liệu an toàn, lành tính, không gây dị ứng, kích ứng trong môi trường khoang miệng 
  • Dễ dàng tháo lắp tại nhà khi vệ sinh răng miệng 
  • Che lấp được khoảng trống mất răng, đảm bảo ăn nhai 
Hàm giả tháo lắp 
Hàm giả tháo lắp

Nhược điểm 

  • Hàm giả dễ lỏng lẻo, dễ rơi rớt, tuột gây vướng víu khi ăn nhai sau thời gian sử dụng. 
  • Phần móc kim loại của hàm giả bán phần dễ bị lộ ra bên ngoài khi ăn uống, giao tiếp. 
  • Tính thẩm mỹ không cao, rất dễ nhận biết hàm giả
  • Khả năng ăn nhai hạn chế, sức nhau yếu, chỉ khôi phục khoảng 30-40% lực ăn nhai của răng thật 
  • Sau thời gian sử dụng, dịch nước bọt ngấm vào hàm giả sẽ tạo mùi khó chịu, dẫn đến hôi miệng. 
  • Sử dụng hàm giả tháo lắp lâu ngày sẽ tác động lực liên tục lên phần nướu ở khoảng trống mất răng dẫn đến kích ứng nướu. 
  • Phải tháo ra khi vệ sinh gây nên nhiều bất tiện 
  • Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm do mất răng. Bởi hàm giả chỉ khôi phục thân răng mà không thể thay thế chân răng bên dưới xương hàm. Cho nên, sau thời gian  vẫn bị tiêu xương, khiến gương mặt mất cân đối, lão hóa, da nhăn nheo, chảy xệ trước tuổi. 
  • Tuổi thọ trung bình ngắn, chỉ khoảng 3-5 năm phải thay hàm mới. 

Cầu răng sứ 

Cầu răng sứ là phương pháp làm răng giả phục hình thân răng đã mất đem đến tính thẩm mỹ. Phương pháp này thực hiện hiệu quả cho trường hợp mất một hay một vài răng liền kề nhau. Để thực hiện, bác sĩ bắt buộc mài đi 2 răng thật lân cận răng mất để tỷ lệ phù hợp làm trụ nâng đỡ cầu sứ cho răng đã mất. 

Dãy cầu sứ gồm các răng sứ đính liền kề nhau, các răng có màu sắc, hình dáng, kích thước tương tự như răng thật. Số răng trên cầu sứ tùy vào số răng mất trên hàm. Chẳng hạn mất một răng, dãy cầu sứ sẽ có 3 răng, trong đó 2 răng ở 2 đầu cầu làm trụ nâng đỡ, còn răng chính giữa thay thế cho răng đã mất. 

Khi làm cầu sứ, đòi hỏi tay nghề bác sĩ, có chuyên môn và kinh nghiệm để mài răng đúng tỷ lệ, tránh làm mòn men răng và ảnh hưởng đến tủy răng. 

Ưu điểm 

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cao
  • Đảm bảo ăn nhai cao hơn hàm giả tháo lắp, khôi phục khoảng 60-70% lực ăn nhai của răng thật 
  • Chất liệu an toàn, lành tính, không gây dị ứng, kích ứng. Sứ có 2 loại: sứ kim loại và răng toàn sứ. Trong đó, răng toàn sứ được các chuyên gia đánh giá cao về chất lượng, màu sắc, độ cứng chắc, bền hơn so với răng sứ kim loại.
  • Tuổi thọ sử dụng tương đối cao, trung bình 7-10 năm. 
Cầu răng sứ 
Cầu răng sứ

Nhược điểm 

  • Khó khăn nếu phục hình mất răng cửa, răng nanh và răng hàm trong cùng. 
  • Không hiệu quả với những trường hợp mất nhiều răng. 
  • Tác động, xâm lấn đến răng thật. Nếu trong quá trình mài răng không cẩn thận có thể làm tổn thương tủy răng. Về lâu dài, răng làm trụ bị yếu và có thể mất răng vĩnh viễn. 
  • Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm do chỉ phục hình thân răng không có sự tác động chân răng. 
  • Vệ sinh bên dưới cầu sứ không kỹ sẽ tạo điều kiện cho thức ăn, mảng bám nhồi nhét khiến vi khuẩn xâm nhập, tấn công cùi răng thật gây bệnh lý. 
  • Chi phí khá cao nhưng phải thực hiện lại nhiều lần. 

Trồng răng implant 

Trồng răng implant còn được gọi là cấy ghép implant – đây là phương pháp làm răng giả hiện đại nhất hiện nay bởi không chỉ phục hình thân răng mà còn phục hình chân răng tạo nên chiếc răng hoàn chỉnh như răng thật. 

Khi tiến hành trồng implant, bác sĩ sẽ đặt trụ implant bằng titanium vào bên trong xương hàm. Sau đó, trụ implant tích hợp với xương hàm thành khối cứng chắc rồi phục hình mão sứ lên trên. 

Răng implant có cấu tạo gồm 3 phần: trụ implant, khớp nối Abutment và mão sứ. 

  • Trụ implant: được làm từ titanium có tính cơ học cao, không gỉ sét, mài mòn và vô cùng an toàn với cơ thể. Trụ được thay thế chân răng thật trong xương hàm.
  • Khớp nối abutment: được làm bằng kim loại, thiết kế gồm 2 đều, có vai trò nối liền giữa trụ implant và mão răng sứ. 
  • Mão sứ: có màu sắc và thiết kế hình dáng, kích thước tương tự như răng thật. Mãi sứ có thể là sứ kim loại hay toàn sứ. 

Ưu điểm 

  • Ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm do mất tăng
  • Tính thẩm mỹ cao, răng tự nhiên như răng thật 
  • Áp dụng cho mọi trường hợp mất răng
  • Không xâm lấn, tác động đến các răng lân cận
  • Hạn chế tối đa bệnh lý về răng miệng 
  • Bền chắc, đảm bảo ăn nhai gần như tuyệt đối, lên đến 98% lực ăn nhai của răng thật. 
  • Tuổi thọ trung bình cao, đến tận 20 năm, thậm chí vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt. 
Trồng răng implant 
Trồng răng implant

Nhược điểm

  • Chi phí cao 
  • Thời gian điều trị lâu dài 

Làm răng giả loại nào tốt? 

Có lẽ qua ưu nhược điểm ở phần trên, mọi người cũng nhận thấy làm răng giả loại nào tốt, tuy nhiên để đánh giá sự phù hợp với mình cần phải xét đến một số yếu tố sau: 

  • Vị trí và số lượng các răng mất 
  • Chất lượng xương hàm nên làm răng giả
  • Sức khỏe khách hàng 
  • Tình trạng răng miệng 
  • Dựa vào điều kiện kinh tế 
Làm răng giả loại nào tốt? 
Làm răng giả loại nào tốt?

Hy vọng với những chia sẻ về làm răng giả loại nào tốt, mọi người  hiểu hơn về các phương pháp, kỹ thuật thực hiện. Từ đó, cân nhắc đến các yếu tố của bản thân để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger