Kiêng – ăn gì mau lành vết thương sau mổ, phục hồi nhanh?

Kiêng - ăn gì mau lành vết thương sau mổ, phục hồi nhanh?

Theo các bác sĩ, vết thương của ca mổ có thể tự phục hồi nhưng dù cuộc mổ nhỏ hay lớn thì đều tác động đến sức khỏe. Lúc này, để vết thương nhanh lành, không viêm, không nhiễm trùng, chế độ chăm sóc và ăn uống vô cùng quan trọng. Vậy kiêng gì, ăn gì mau lành vết thương sau mổ, hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 

Ăn gì mau lành vết thương sau mổ?

Sau mổ, vết thương sẽ được bác sĩ xử lý y khoa  và để vết thương tự lành. Và thời gian lành thương nhanh hay chậm phụ thuộc lớn vào cách chăm sóc, vệ sinh vết thương và chế độ dinh dưỡng. Tùy vào vị trí, dạng phẫu thuật và cơ địa của từng người, chế độ chăm sóc sẽ bắt đầu từ khoảng 24 giờ sau mổ và có thể kéo dài từ 1-2 tháng. 

Vết thương sẽ liền và phục hồi qua từng giai đoạn, do vậy chế độ dinh dưỡng, ăn uống trong từng giai đoạn cũng có sự khác biệt.

Ăn gì mau lành vết thương sau mổ?
Ăn gì mau lành vết thương sau mổ?

Giai đoạn đông và cầm máu 

Giai đoạn cầm máu thường diễn ra trong khoảng 3-4 giờ sau mổ, tuy nhiên, có những tình trạng có thể kéo dài hơn. Do thời gian diễn ra giai đoạn này khá nhanh và những ca phẫu thuật lớn sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. 

Vì vậy, chưa có khuyến cáo cụ thể nào về chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi, chăm sóc cẩn thận để ngăn sự chảy máu bằng các dụng cụ như băng gạc, garo. 

Giai đoạn viêm – Ăn gì mau lành vết thương sau mổ?

Giai đoạn viêm thường diễn ra trong khoảng 3-5 ngày sau quá trình đông máu hoặc có thể kéo dài hơn nếu vết thương xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, có mô chết, vật lạ xâm nhập,… 

Trong giai đoạn này, việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng để chống lại viêm, nhiễm trùng. Các dưỡng chất nên được bổ sung trong giai đoạn này được bác sĩ khuyên bao gồm: 

  • Vitamin A: vitamin này giúp kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Thực phẩm giàu vitamin A: Cà rốt, cà chua, bí đỏ, khoai lang, bông cải xanh, rau bina,…
  • Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích tăng hệ thống miễn dịch bảo vệ cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ quả: bưởi, cam, chanh, quýt, súp lơ trắng, bông cải xanh, ớt chuông,… 
  • Canxi: Khoáng chất này trực tiếp tham gia vào quá trình đông máu, co cơ… nên rất cần thiết cho giai đoạn viêm. Khoáng chất canxi dồi dào trong sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, rau lá xanh đậm,…
  • Thực phẩm giúp giảm đau chống viêm: Một số thực phẩm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể vừa có tác dụng hỗ trợ giảm đau chống viêm cho người sau mổ: Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, quả óc chó, hạnh nhân, các sản phẩm từ đậu nành,….
ăn gì mau lành vết thương sau mổ
Giai đoạn viêm – Ăn gì mau lành vết thương sau mổ?

Trong giai đoạn này, vết thương còn khá đau và người bệnh còn mệt mỏi nên để dễ ăn, người thân nên chế biến các món ăn ít gia vị, thanh đạm và dễ nuốt cháo, súp, luộc,…Hơn nữa, các món này còn giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu tốt cho sức khỏe trong giai đoạn này. 

Giai đoạn tăng sinh phục hồi vết thương 

Ăn gì mau lành vết thương sau mổ? Giai đoạn tăng sinh này thường diễn ra song song với quá trình viêm  nhưng thời gian sẽ dài hơn giai đoạn viêm. 

Thời gian của giai đoạn tăng sinh có thể kéo dài 1 tuần đến vài tuần, tùy vào mức độ vết thương, cơ địa của từng người cũng như chế độ chăm sóc và dinh dưỡng. Trong giai đoạn này, để phục hồi nhanh chóng, bác sĩ khuyên bổ sung các thực phẩm như sau: 

  • Vitamin C: không chỉ tăng cường sức đề kháng mà vitamin C còn tham gia vào quá trình hình thành Collagen trong xương, sụn, cơ và mạch máu. Vì thế, bổ sung thực phẩm giàu vitamin này giúp vết thương nhanh lành, chống viêm. Vitamin C có nhiều trong trái cây, rau xanh như kiwi, cam, quýt, ớt chuông, bông cải xanh, cà chua, dâu tây,…
  • Vitamin D trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành và duy trì cấu trúc xương, hỗ trợ gắn Canxi và Phospho và mô xương giúp xương khớp chắc khỏe. Thực phẩm giàu vitamin D chủ yếu là từ trứng và cá: lòng trắng trứng, cá ngừ, cá hồi, sữa,…
  • Kẽm là khoáng chất tăng cường miễn dịch và cũng thúc đẩy nhanh tốc độ tái tạo Collagen, từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành của vết thương nhanh chóng. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm:  Cá, thịt nạc, ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt,…
  • Đồng vô cùng cần thiết cho sự hình thành Collagen, xương và khớp. Vi chất này có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, rau màu xanh lá đậm, các loại quả hạch,…
  • Sắt, Axit folic, Vitamin B12 là các chất giúp bổ máu cho cơ thể góp phần tăng cường vận chuyển Protein, khoáng chất và Oxy đến vị trí vết thương. Nhóm dưỡng chất này được tìm thấy nhiều trong rau ngót, dâu tây, các loại rau xanh,…
ăn gì mau lành vết thương sau mổ
Giai đoạn tăng sinh phục hồi vết thương bổ sung dinh dưỡng lành thương nhanh chóng 

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể ăn nhiều món ăn mà không nhất thiết ăn các món ăn mềm, lỏng như giai đoạn viêm. 

Giai đoạn tái tạo 

Đến giai đoạn này, các mạch máu ở vết thương bắt đầu hồi phục, các lớp biểu mô sẽ dần hình thành bao phủ lên bề mặt da. Đồng thời, các sợi collagen vẫn tiếp tục tăng sinh bên dưới lớp da. 

Ở giai đoạn này, người bệnh nên ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh nên chú ý bổ sung các dưỡng chất giúp tăng sinh, ngăn ngừa hình thành sẹo như: 

  • Thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D và kẽm
  • Thực phẩm giàu vitamin A, kẽm, selen 
ăn gì mau lành vết thương sau mổ
Giai đoạn tái tạo – Dinh dưỡng, ăn uống phù hợp hạn chế để lại sẹo

Kiêng gì sau mổ để nhanh lành thương? 

Chế độ ăn sau mổ không kiêng cữ sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể cũng như gia tăng nguy cơ viêm nhiễm, lâu lành thương. Do đó, để quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng, sau mổ cần kiêng một số thực phẩm sau:

  • Thịt chó: đây là loại thịt năng lượng cao và giàu Protein (26g Protein/100g thịt chó). Trong giai đoạn hồi phục vết thương, nếu ăn thịt chó có thể gây tình trạng sẹo lồi, sần và cứng hơn dẫn đến mất thẩm mỹ.
  • Rau muống có thể gây ra tình trạng sẹo lồi, kích ứng da, gây ngứa ở vết mổ. Vì thế, sau mổ nên hạn chế loại rau này. 
  • Thịt gà có thể khiến vết thương mổ bị ngứa và cần nhiều thời gian để hồi phục hơn.
  • Trứng nên ăn lượng vừa phải bởi ăn nhiều trứng cung cấp lượng lớn protein làm thúc đẩy tăng sinh mô sợi Collagen quá mức. Từ đó, làm đùn da thừa quá nhiều dẫn tới tình trạng sẹo lồi.
  • Thịt bò có thể khiến vết thương sậm màu hơn và hình thành sẹo thâm rất mất thẩm mỹ.
  • Đồ nếp: theo kinh nghiệm dân gian cho thấy việc ăn đồ nếp thường xuyên có thể sẽ dễ gây ra sẹo lồi cho vết thương. 
  • Thịt hun khói, thịt chế biến sẵn, bánh kẹo: các thực phẩm này có lượng calo rỗng và không chứa vitamin, khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào, kéo dài thời gian lành vết thương. Hơn nữa, các thực phẩm này còn tăng nguy cơ viêm, nhiễm trùng ở vết thương. 
  • Bia, rượu, chất kích thích làm quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn hơn, gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, lành thương. 
  • Hải sản, đồ tanh: dù giàu dinh dưỡng nhưng cơ địa một số người bệnh sẽ gặp phải tình trạng ngứa ngáy, dị ứng và khó chịu cho vết thương khi ăn hải sản, đồ tanh. 
ăn gì mau lành vết thương sau mổ
Kiêng gì sau mổ để nhanh lành thương?

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về ăn gì mau lành vết thương sau mổ, phục hồi nhanh giúp mọi người lựa chọn thực phẩm phù hợp qua từng giai đoạn. Từ đó, thiết kế thực đơn ăn uống hàng ngày phù hợp để người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, lấy lại sức. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger