Chế độ dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Mỗi loại thực phẩm đều có thành phần các chất và lợi ích khác nhau. Khoai mì là một trong những củ giàu dinh dưỡng, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại củ này có hàm lượng tinh bột cao nên có khá nhiều ý kiến và lo lắng khoai mì nhiều gây tăng cân, không tốt cho sức khỏe. Vậy khoai mì bao nhiêu calo? Hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Tìm hiểu về củ khoai mì
Cây khoai mì quen thuộc với người dân Việt Nam nhưng lại có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Trong đó, bộ phận của cây được sử dụng nhiều nhất là rễ bởi đem đến nhiều lợi ích. Rễ của cây khoai mì tích lũy tinh bột và phát triển lớn dần tạo thành củ mì.
Khoai mì được trồng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới vì có khả năng chịu được thời tiết, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Có thể nói, khoai mì là một trong những cây trồng chịu hạn tốt nhất. Ở những nước khác nhau, khoai mì được gọi với nhiều các tên khác nhau. Riêng với Việt Nam dù cùng quốc gia nhưng những vùng khác nhau gọi củ khoai mì có tên gọi khác nhau, có nơi gọi là củ khoai mì, có nơi gọi củ sắn.
Củ khoai mì thường được luộc, hấp chín ăn trực tiếp hay dùng để nấu chè, xôi, hay nghiền làm bột làm bánh,… Củ mì có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhất là những người dị ứng với ngũ cốc và các loại hạt. Tuy nhiên, trong khoai mì có chứa một lượng độc tố (HCN) đáng kể, vì thế nên tìm hiểu cách chế biến và loại bỏ độc tố trước khi sử dụng.
Thành phần dinh dưỡng trong củ khoai mì
Thành phần các chất
Khoai mì là loại củ rất giàu carbohydrate. Khoai mì được xem là loại củ có hàm lượng calo cao trong số các loại củ cùng khối lượng. Có đến 98% lượng calo trong khoai mì đến từ carbohydrate và phần còn lại đến từ lượng nhỏ protein và chất béo. Đồng thời, loại củ này cũng cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như chất xơ, khoáng chất và một số loại vitamin khác.
Trong 100g khoai mì luộc cung cấp:
- Năng lượng: 112 calo
- Carbohydrate: 27g
- Chất xơ: 1g
- Photpho: 5% RDI
- Vitamin B1: 20% RDI
- Canxi: 2% RDI
- Vitamin B2: 2% RDI
Trong đó, RDI là khẩu phần khuyến cáo bổ sung hằng ngày.
Ngoài ra, trong khoai mì luộc cũng chứa lượng nhỏ sắt, vitamin C và vitamin B3. Nhìn chung, hàm lượng dinh dưỡng cùng vitamin và khoáng chất trong khoai mì không nhiều bằng các loại củ khác.
Khoai mì bao nhiêu calo?
Khoai mì bao nhiêu calo được nhiều người quan tâm nhằm thiết kế thực đơn ăn uống mỗi ngày sao cho phù hợp cũng như kiểm soát cân nặng ổn định. Khoai mì bao nhiêu calo có sự thay đổi, chênh lệch tùy vào cách chế biến.
- Trung bình 100g khoai mì cung cấp khoảng 112 calo.
- 100g khoai mì hấp có khoảng 145-152 calo.
- 1 chiếc bánh khoai mì nướng cung cấp lượng calo cao, 392 calo.
- 1 bát chè khoai mì cung cấp khoảng 308 calo.
- 100g khoai mì hấp nước cốt dừa cung cấp khoảng 150 calo.
- 100g bánh khoai mì sợi cung cấp khoảng 250 calo.
Nhìn chung, khoai mì luộc/ hấp hay các món chế biến từ khoai mì đều có hàm lượng calo khá cao. Do đó, cần cần đối và bổ sung với lượng phù hợp tránh tình trạng tăng cân nhanh chóng.
Ăn khoai mì có tăng cân không?
Theo đó khoai mì bao nhiêu calo chắc hẳn chúng ta đều thấy rõ lượng calo khá cao so với các loại củ khác. Với cùng trọng lượng, 100g khoai lang chỉ cấp 76 calo và củ cải đường chỉ cung cấp 44 calo.
Mặc dù lượng calo khá cao nhưng lượng chất béo tương đối thấp nên biết cách bổ sung sẽ hỗ trợ quá trình giảm cân. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ trong khoai mì cũng giúp dạ dày no lâu hơn, hạn chế thèm ăn.
Tuy nhiên, nếu không cân đối các bữa ăn trong thực đơn, bổ sung thực phẩm có hàm lượng cao cùng khoai mì thường xuyên có thể sẽ gây tăng cân, béo phì. Hơn nữa, còn có thể gia tăng các nguy cơ bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và các bệnh về xương khớp.
Thế nên, để tốt cho sức khỏe, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, hãy ăn củ khoai mì với lượng vừa phải và chia khẩu phần ăn phù hợp.
Lợi ích của khoai mì
Mặc dù hàm lượng calo khá cao và chất dinh dưỡng cũng không dồi dào như các loại củ khác nhưng khoai mì vẫn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau:
- Điều trị tiêu chảy: khoai mì có chứa các chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy, đau bụng. Hơn nữa, khoai mì còn có khả năng đào thải độc tố giúp thúc đẩy đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
- Giảm đau đầu: thành phần vitamin B2 trong khoai mì mà có thể giảm đau đầu, đau nửa đầu hiệu quả.
- Cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể hoạt động
Cách ăn khoai mì giảm cân, tốt cho sức khỏe
Bên cạnh việc quan tâm khoai mì bao nhiêu calo, mọi người nên bỏ túi ngay cách ăn khoai mì để giảm cân cũng như tốt cho sức khỏe. Sau đây là một số chú ý khi sử dụng khoai mì:
- Chỉ nên ăn khoảng 200g khoai mì trong ngày, nên sử dụng vào bữa sáng hay các bữa phụ trong ngày
- Khoai mì có thể thay thế cơm trắng, do đó nếu chọn khoai mì nên cắt giảm cơm trắng để giảm lượng tinh bột nạp vào cơ thể.
- Ưu tiên các món khoai mì hấp, luộc nhằm giữ tối đa dinh dưỡng mà không nhiều đường hay mỡ dầu.
- Hạn chế các món bánh, xôi, chè,… từ khoai mì vì hàm lượng calo khá cao.
- Không nên ăn khoai mì lúc bụng đói hay trước khi đi ngủ
- Có thể kết hợp với mật ong hay đường để loại bỏ độc tố, hạn chế các tác dụng phụ
- Không sử dụng khoai mì có mốc, có đốm xanh bởi có thể gây ngộ độc cho cơ thể
- Nếu dùng bột khoai mì để giảm cân, hãy đảm bảo nước được đun sôi. Ngoài ra nước nên được thay 2 – 3 lần để độc tố được loại bỏ trước khi uống.
- Không nên dùng khoai mì bảo quản lâu, tốt nhất nên dùng sau thu hoạch
- Không sử dụng khoai mì thay cho bữa chính bởi kém dinh dưỡng
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về khoai mì bao nhiêu calo giúp mọi người giải đáp được thắc mắc cũng như có thêm thông tin bổ ích. Từ đó, biết cách dùng khoai mì và cân đối chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế ảnh hưởng sức khỏe và cân nặng tăng khó kiểm soát.
Anh Thy