[Hỏi đáp] Cấy ghép xương để cắm Implant có MẮC không?

[Hỏi đáp] Cấy ghép xương để cắm Implant có MẮC không?

Ghép xương răng là quá trình điều trị được bác sĩ chỉ định trong trường hợp mật độ xương hàm vị trí mất răng không đủ điều kiện thực hiện cắm Implant. Vậy cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không? Thông qua thăm khám bác sĩ sẽ có chỉ định chính xác nhất cho bạn. Trước hết bạn có thể tham khảo thông tin có trong bài viết sau, tham khảo qua mức giá thực hiện ghép xương nhằm chuẩn bị chi phí cho quá trình thực hiện của mình được thuận lợi nhất.

Giải đáp cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không?

Việc thực hiện cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:

Giải đáp cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không?
Giải đáp cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không?
  • Tay nghề của bác sĩ: Một vị bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao sẽ đưa ra được những chẩn đoán chính xác cho vị trí cần thực hiện ghép xương, lựa chọn vật liệu xương phù hợp, có thao tác nhanh, chuẩn để không gây tổn hại đến các vùng xung quanh. Do đó mà mức phí ghép xương sẽ cao hơn so với một số nha khoa.
  • Mức độ tiêu xương hàm: Mật độ tiêu xương hàm sẽ quyết định nhiều đến số lượng xương cần phục hình là nhiều hay ít. Vậy nên chi phí ghép xương lúc này sẽ tạo nên một sự chênh lệch nhất định.
  • Vật liệu ghép xương hàm: Tùy thuộc vào loại vật liệu xương như xương tổng hợp, xương tự thân mà mức giá ghép xương cũng có sự thay đổi ít nhiều.

Đối với nha khoa My Auris, cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không thì hiện mức giá đang trong khoảng 7.000.000 triệu/răng.

Những loại ghép xương để thực hiện trồng răng Implant

Hiện nay có nhiều loại ghép xương được áp dụng trong nha khoa. Thông qua thăm khám mà bác sĩ mới chỉ định được nên áp dụng loại nào cho phù hợp và cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không sẽ có sự khác nhau đối với từng loại.

Những loại ghép xương để thực hiện trồng răng Implant
Những loại ghép xương để thực hiện trồng răng Implant

Ghép xương tự thân

Kỹ thuật này tương đối đơn giản và cũng ít tốn kém nhất, vì phần xương được sử dụng để nâng xoang mà lại được lấy trực tiếp từ một bộ phận khác có trên cơ thể của người bệnh. Vị trí xương thường được lấy để ghép xương là xương chậu, xương sườn.

Ghép xương đồng loại

Phương pháp ghép xương này cũng có điểm tương đồng với ghép xương tự thân, đều lấy xương từ cơ thể. Nhưng ghép xương đồng loại sẽ lấy xương từ cơ thể của người khác để tiến hành ghép.

Để thực hiện được quá trình này, cần phải trải qua bước kiểm tra mức độ tương thích trước khi tiến hành ghép xương hàm cho người bệnh.

Ghép xương dị loại

Lúc này sẽ sử dụng xương của động vật để ghép, xương được kiểm tra kỹ lưỡng về toàn bộ thông qua hệ thống. Quy trình thực hiện rất nghiêm ngặt để đảm bảo loại vật liệu này hoàn toàn vô trùng, an toàn và có khả năng tương thích cao đối với người bệnh.

Ghép xương tổng hợp

Vật liệu xương của kỹ thuật này sẽ được tổng hợp lại với thành phần chính Calcium Phosphate, nó khá giống với xương tự nhiên và có 2 loại chính là xương tự tiên và xương không tự tiêu.

Khi nào nên thực hiện cấy ghép xương hàm?

Việc thực hiện cấy ghép xương hàm để cắm Implant cần phải thực hiện khi phần xương hàm của bạn đã bị tiêu hao nhiều. Nó có thể quá mềm hay không quá dày, điều này sẽ khiến cho xương hàm chịu áp lực lớn trong ăn nhai, không thể thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ cho trụ răng Implant.

Do đó, bạn cần thực hiện ghép xương thì mới có thể phục hình Implant tốt. Thông thường, sau khoảng 1 tháng, phần xương nhân tạo sẽ mọc thêm khoảng 1mm. Nhưng để trồng răng Implant thì bạn phải cần đến 6 tháng thì xương mới có thể phát triển như mức mong muốn. Tiếp đến bạn cần 3 đến 6 tháng để thực hiện phục hình răng sứ trên Implant.

Đối tượng được chỉ định và không được chỉ định ghép xương hàm?

Hiện nay không phải ai cũng có thể thực hiện trồng răng Implant cũng như thực hiện ghép xương. Trước khi tiến hành trồng răng, người bệnh sẽ cần tiến hành thăm khám, chụp X-quang toàn hàm để các bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng mất răng, tiêu xương hàm ở mức độ nào.

Đối tượng được chỉ định và không được chỉ định ghép xương hàm?
Đối tượng được chỉ định và không được chỉ định ghép xương hàm?

Trường hợp sẽ được chỉ định

  • Người hiện có mật độ xương hàm quá mỏng và quá yếu do bẩm sinh.
  • Xương ở ổ răng đã tiêu đi đáng kể, nguyên nhân là vì bị mất răng lâu năm. 
  • Trường hợp gặp chấn thương mạnh và làm tổn hại đến xương hàm.

Trường hợp không được chỉ định

  • Người đã mất răng toàn hàm.
  • Người bị mắc các bệnh toàn thân: Suy giảm hệ miễn dịch, tiểu đường, tim mạch. máu khó đông, thần kinh, hóa trị,…
  • Những người bị nghiện và có thói quen thường xuyên sử dụng bia rượu và thuốc lá.
  • Người mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng.

Nhằm đảm bảo được mức độ an toàn trong quá trình ghép xương, các bác sĩ sẽ cần đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh, xem có đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật hay không. Lúc này bạn cũng có thể biết chính xác cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không đối với trường hợp của bản thân.

Thực hiện cấp ghép xương bao lâu mới lành?

Thực hiện ghép xương cấy Implant bao lâu lành sẽ có sự chênh lệch ít nhiều giữa những ca điều trị. Điều này còn phụ thuộc vào loại vật liệu cấy ghép, kỹ thuật của bác sĩ và sức khỏe của người bệnh.

Thông thường, một ca điều trị ghép xương nhân tạo sẽ cần đến 6 tháng để hồi phục bình thường. Lúc này có thể tiến hành cắm trụ Implant để phục hình răng mất được toàn diện nhất. Hãy thăm khám trực tiếp bác sĩ sớm nhất để có hướng điều trị phù hợp và tiết kiệm được nhiều thời gian.

Cấy ghép xương hàm có đau không?

Khi bạn nghe đến kỹ thuật ghép xương thì đều có chung nỗi lo về tình trạng đau nhức sau khi phẫu thuật. Trong thực tế quá trình cấp ghép xương sẽ không quá đau như nhiều người tưởng tượng, mà thực tế sẽ đảm bảo được an toàn giảm đau cho người bệnh.

Cấy ghép xương hàm có đau không?
Cấy ghép xương hàm có đau không?

Bác sĩ cần gây tê cục bộ vị trí ghép xương, những cơn đau sẽ được kiểm soát. Nhờ vào kỹ thuật, kinh nghiệm, máy móc mà quá trình ghép xương sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, hạn chế xâm lấn một cách tối đa.

Sau khi hết thuốc tê, bạn có thể cảm thấy hơi đau nhức nhẹ. Nhưng đừng quá lo lắng vì đây là phản ứng bình thường của cơ thể sau phẫu thuật, cảm giác cũng sẽ nhanh chóng qua đi sau vài ngày.

Bạn cần lưu ý thực hiện các biện pháp giảm đau, uống thuốc và chăm sóc răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Lúc này sẽ không cần lo lắng quá nhiều về cơn đau này nữa.

Hy vọng, thông qua các thông tin trên nha khoa My Auris có thể giải đáp đến bạn cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không. Hiện tại mức phí ghép xương tại My Auris là 7.000.000 triệu/răng. Mức giá này chỉ để tham khảo, bạn muốn điều trị thì hãy đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra chi tiết và đưa ra một phác đồ điều trị mang lại kết quả như mong đợi nhé!

Yến Nhi

chat zalo
messenger