Hàm cố định sau niềng răng những lưu ý trước khi sử dụng

hàm cố định sau niềng răng

Sau thời gian dài niềng răng, hầu như ai cũng muốn có được hàm răng đẹp, khỏe mạnh và giữ được kết quả chỉnh nha lâu dài. Để làm được điều này, sẽ cần sự hỗ trợ của một loại khí cụ đặc biệt – Hàm cố định sau niềng răng. Vậy loại này này có công dụng gì? Có bao nhiêu loại được sử dụng? Cùng nha khoa My Auris tìm hiểu các thông tin chi tiết về loại hàm duy trì sau niềng ngay trong bài viết sau.

Bác sĩ giải đáp: Hàm cố định sau niềng răng là hàm gì?

Hàm cố định sau niềng răng là một khí cụ quan trọng, được dùng ngay sau khi người niềng hoàn tất quá trình niềng. Nó hỗ trợ giữ răng được chắc chắn, ổn định và không bị dịch chuyển về vị trí ban đầu. Từ đó, đảm bảo được kết quả niềng răng hiệu quả lâu dài.

Bác sĩ giải đáp: Hàm cố định sau niềng răng là hàm gì?
Bác sĩ giải đáp: Hàm cố định là gì?

Thời gian đeo hàm duy trì thường sẽ kéo dài từ 6 đến 12 tháng, hay lâu hơn còn phụ thuộc vào từng tình trạng, độ chắc khỏe của xương hàm. Đặc biệt, trong khoảng 4 đến 6 tháng đầu, bạn cần đeo hàm duy trì ít nhất 20 giờ mỗi ngày. Mục đích đảm bảo tính hiệu quả sau niềng, sau khoảng thời gian này bạn có thể chỉ cần đeo hàm duy trì vào buổi tối.

Tại sao cần phải đeo hàm duy trì sau khi niềng răng?

Đeo hàm cố định sau niềng răng từ 9 đến 12 tháng để răng, xương và nướu thích nghi góp phần giữ nguyên các răng sau niềng tại vị trí mới, tạo xương mới trong tình trạng hài hòa với răng. Đây cũng là lý do mà các bác sĩ chỉnh nha luôn khuyến khích bạn cần phải dùng hàm duy trì liên tục trong vòng 12 tháng.

Theo cấu tạo, răng là bộ phận đặt trong xương hàm, xung quanh có các dây chằng nha chu. Các dây chằng này có khả năng ghi nhớ vị trí cũ. Do đó, nếu không sử dụng hàm cố định, đồng nghĩa ký ức về vị trí ban đầu của dây chằng nha chu sẽ làm răng trở lại vị trí trước đó.

Bên cạnh đó, sau khoảng thời gian dài niềng răng, chịu lực siết,… Tổ chức quanh răng như mô nha chu, mô nướu và đặc biệt là ổ chân răng đều trở nên nhạy cảm hơn. Nó không thể cố định chắc chắn cho các răng. Vì vậy, cần phải dùng hàm duy trì để giúp ổn định vị trí của răng sau khi tháo mắc cài. Nhờ đó mà tình trạng răng xô lệch theo thời gian sẽ không thể diễn ra.

Các loại hàm duy trì sau niềng phổ biến hiện nay 

Hiện nay, hàm cố định sẽ có 2 loại chính. Cụ thể:

Hàm duy trì cố định

Hàm cố định sau niềng được làm từ chất liệu thép không gỉ, ở dạng sợi dài, hình dạng giống dây cung. Bác sĩ sẽ điều chỉnh chiều dài của khí cụ rồi gắn vào mặt trong của răng bằng vật liệu Composite. 

Hàm duy trì cố định với ưu điểm duy trì ổn định răng liên tục
Hàm duy trì cố định với ưu điểm duy trì ổn định răng liên tục

Phương pháp này sẽ giúp răng được cố định liên tục, ngăn việc di chuyển ngoài ý muốn của các răng. Tuy nhiên, loại hàm cố định này không được áp dụng cho tất cả các trường hợp. Bởi nó phụ thuộc vào khớp cắn của từng người, đồng thời việc vệ sinh răng miệng cũng rất phức tạp. Bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn khi vệ sinh răng miệng, nếu không rất dễ giắt thức ăn, dẫn đến sâu răng và hôi miệng.

Hàm duy trì có thể tháo lắp 

Hàm cố định loại tháo lắp được chia thành 2 loại phổ biến:

Khay nhựa trong suốt 

Hàm duy trì khay nhựa trong suốt hỗ trợ cải thiện thẩm mỹ an
Hàm duy trì khay nhựa trong suốt hỗ trợ cải thiện thẩm mỹ an

Khay nhựa này có hình dạng giống với niềng răng trong suốt. Vì nó được lấy dấu thiết kế riêng, nên hàm sẽ vừa vặn và ôm khít vào răng. Từ đó, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng và bạn có thể mang hàm duy trì này suốt cả ngày mà không lo ảnh hưởng thẩm mỹ.

Đồng thời, với khả năng dễ dàng tháo lắp, giúp thuận lợi trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Tuy nhiên, loại hàm này cũng có nhược điểm là người niềng đôi khi quên đeo. Từ đó không đủ thời gian theo quy định và làm răng dịch chuyển về vị trí cũ.

Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại 

Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại 
Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại

Loại hàm được làm từ thép không gỉ, ôm sát vào răng cửa giữa hai răng nhanh và được gắn vào khuôn acrylic trên vòm miệng. Loại hàm này có thể dễ dàng tháo lắp khi cần. Đồng thời, vì được làm từ kim loại nên sẽ có độ bền tốt hơn so với các loại hàm duy trì sau niềng khác.

Nhược điểm là hàm tháo lắp bằng kim loại có thiết kế khá cồng kềnh, thanh kim loại dễ bị lộ mỗi khi cười. Do đó tính thẩm mỹ kém và thường người niềng chỉ đeo nó vào ban đêm.

Một số lưu ý khi sử dụng hàm duy trì sau niềng

Khi sử dụng hàm cố định sẽ cần bạn lưu ý một số vấn đề sau. Mục đích mang lại trải nghiệm tốt và bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu.

Cần đeo hàm duy trì đảm bảo thời gian quy định 

Đeo đủ thời gian đeo hàm duy trì rất quan trọng và nó quyết định đến hiệu quả của cả quá trình. Do đó, bạn cần đảm bảo đeo hàm theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đeo xuyên suốt, chỉ trừ lúc ăn uống hay vệ sinh răng miệng (đối với hàm tháo lắp). Mặt khác, với hàm duy trì cố định sẽ được bác sĩ gỡ ra khi đã đạt thời gian quy định.

Một số lưu ý khi sử dụng hàm duy trì sau niềng
Một số lưu ý khi sử dụng hàm duy trì sau niềng

Chú ý vệ sinh răng miệng

Trong thời gian niềng răng, bạn đã được hướng dẫn và rèn thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Do đó, sau khi tháo niềng bạn vẫn cần duy trì thói quen này, nhất là khi đang dùng hàm duy trì cố định . Tuy loại hàm này chỉ là một sợi kim loại mảnh, cấu tạo đơn giản, nhưng cũng với cấu tạo này mà khiến bạn dễ bị giắt thức ăn.

Vì vậy, bạn cần chú ý làm sạch răng như sau:

  • Vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn uống
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày 
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước
  • Súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng để tăng hiệu quả làm sạch

Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế uống cà phê, trà hay ăn các thực phẩm có màu để tránh làm răng ố vàng, mất thẩm mỹ,…

Thực hiện tái khám đúng lịch hẹn 

Tái khám trong giai đoạn duy trì sẽ không còn thường xuyên như lúc đang điều trị. Tuy nhiên, việc tái khám đúng hẹn vẫn rất quan trọng. Một tháng sau niềng bạn cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra răng. Nếu thấy có trường hợp bất thường hay có vấn đề cần giải quyết, bác sĩ sẽ xử lý ngay trong buổi hạn. Sau đó, bạn chỉ cần đến khám lại nếu có vấn đề nào đó phát sinh.

Sử dụng hàm duy trì đúng cách 

Tuy hàm duy trì rất dễ dùng và bạn cũng được hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ. Tuy nhiên, từ một vài thói quen mỗi ngày sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình này. Để sử dụng hàm duy trì được đúng cách bạn sẽ cần chú ý một vài điểm sau:

  • Không tháo hàm duy trì ra khi không cần thiết.
  • Cất giữ hàm trong hộp riêng khi không đeo để tránh bị thất lạc.
  • Không đánh rửa hàm duy trì quá mạnh.
  • Tránh để hàm duy trì ở nơi có nhiệt độ cao hay vệ sinh hàm với nước quá nóng.
  • Nếu làm hỏng hay bị thất lạc, hãy báo ngay với bác sĩ sớm để được cung cấp hàm duy trì mới.

Quá trình đeo hàm cố định sau niềng răng là giai đoạn quan trọng ngang với giai đoạn chỉnh nha. Chắc hẳn không ai mong muốn bản thân bị sai lệch răng hàm trở lại sau khoảng thời gian kiên trì, chăm sóc đúng cách. Do đó hãy chăm chỉ đeo hàm duy trì theo quy định và hướng dẫn từ bác sĩ. Đồng thời, thăm khám với bác sĩ theo lịch hẹn để được kiểm tra và xử lý các biến chứng không mong muốn sớm nhất.

Yến Nhi

chat zalo
messenger