Nỗi lo về đau, khó chịu khi niềng răng là tâm lý của hầu hết mọi khách hàng trước khi chỉnh nha. Vậy niềng răng mắc cài kim loại thường có đau không? Niềng răng mắc cài kim loại có đau không? Hãy cùng My Auris tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Niềng răng mắc cài kim loại thường có đau không?
Trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ áp dụng lực để di chuyển răng nhằm tạo ra áp lực thay đổi vị trí răng trên cung hàm. Vì thế, cảm giác đau, ê nhức là điều không thể tránh khỏi. Đồng thời, do sự căng tức của các dây cung siết chặt với nhau làm chân răng di chuyển cũng dẫn đến sự đau nhức khó chịu.
Tuy nhiên, việc đau nhức chỉ xuất hiện ở vài ngày đầu khi chưa thích nghi với khí cụ. Sau đó vài ngày cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Hơn nữa, mức độ đau ở mỗi người mỗi khác bởi tùy thuộc vào ngưỡng chịu đau của từng người. Chẳng hạn, cùng một mức độ đau mà có người cảm thấy đau nhiều, có người cảm thấy đau ít hoặc có người không cảm thấy đau nhức.
Niềng răng mắc cài kim loại thường sử dụng bộ mắc cài kim loại truyền thống gắn cố định trên mặt ngoài của răng. Sau đó, bác sĩ sẽ luồn dây cung vào các rãnh của mắc cài và cố định lại bằng các sợi dây chun. Dây chun có nhiều màu sắc, tùy vào sở thích của mỗi người mà yêu cầu sặc sỡ hay đơn giản.
Niềng răng mắc cài kim loại thường có đau không?
Trong niềng răng mắc cài kim loại, không chỉ riêng mắc cài thường mà còn có mắc cài tự động. Đây là loại mắc cài được cải tiến nhằm khắc phục một số khuyết điểm của mắc cài kim loại thường, trong đó có thuyên giảm đau.
Mắc cài kim loại tự động được thiết kế thêm hệ thống đóng mở tự động giúp dây cung dễ dàng dịch chuyển kéo răng mà không cần sự cố định bởi các dây chun. Nhờ các khóa tự động này giảm sự ma sát của dây cung, từ đó, giảm đau đớn hơn so với niềng răng mắc cài kim loại thường.
Vì thế, nếu có nhu cầu niềng răng mắc cài kim loại để mang đến hiệu quả cao, rút ngắn thời gian chỉnh nha và giảm đau đớn, khách hàng có thể lựa chọn mắc cài tự động thay vì mắc cài thường.
Các giai đoạn đau nhất khi niềng răng mắc cài kim loại thường
Theo các bác sĩ chỉnh nha, giai đoạn niềng răng mắc cài đau nhất ở 4 giai đoạn sau:
Tách kẽ răng tạo khoảng trống
Trước khi chuẩn bị gắn mắc cài, khách hàng sẽ được tách kẽ răng nhằm tạo khoảng trống giữa các răng. Việc này giúp các răng dễ dàng dịch chuyển và về đúng vị trí khi niềng răng. Giai đoạn này tác động nhiều đến răng nên khách hàng sẽ cảm thấy cộm cấn, khó chịu, thậm chí khó ăn uống sau khi tách kẽ. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ dần giảm và biến mất sau khi niềng.
Sau khi gắn mắc cài
Hầu hết từ 1-2 tuần đầu khi gắn mắc cài, khách hàng sẽ cảm thấy đau nhức do chưa quen với sự tồn tại của mắc cài cũng như lực kéo của dây cung. Đồng thời, khi ăn uống hay đóng mở miệng nói chuyện cũng chưa thích nghi. Tuy nhiên, đây là điều hết sức bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, cơ thể và cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày.
Song, tùy vào từng cơ địa của từng người mà mức độ đau ở giai đoạn này có sự khác biệt. Với những người nhạy cảm chắc hẳn sẽ thấy đau đớn nhiều hơn.
Nhổ răng nhằm tạo khoảng trống
Một trong những giai đoạn đau khi niềng răng nữa là nhổ răng. Tùy vào mức độ sai lệch, cung hàm của mỗi người mà bác sĩ chỉ định nhổ mấy răng và nhổ răng nào. Trong quá trình nhổ răng sẽ không gây đau, khó chịu bởi tác dụng của thuốc tê. Song, sau khi hết thuốc tê sẽ gây đau nhức. Trong đó, thời gian đau nhức nhiều nhất sau nhổ răng là 3 ngày và dần thuyên giảm và biến mất khoảng 5-6 ngày.
Siết răng định kỳ
Mỗi lần tái khám định kỳ, bác sĩ điều trị sẽ kiểm tra sự dịch chuyển của răng và tiến hành điều chỉnh lực từ dây cung. Dây cung sẽ được siết chặt hơn qua từng giai đoạn theo phác đồ điều trị nhằm giúp răng di chuyển. Mỗi lần siết răng sẽ gây đau trong 1-2 ngày và cảm giác sẽ thuyên giảm sau vài ngày.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây đau khi niềng răng kim loại thường. Cụ thể như sau:
Đau do khí cụ nong hàm
Khí cụ nong hàm thường đặt ở vòm họng nhằm mở rộng cung răng. Điều này giúp hàm răng tăng thêm diện tích để các răng sắp xếp đều và đúng vị trí. Hơn nữa, còn giúp tránh nhổ răng hay mài kẽ răng để tạo khoảng trống.
Song, khí cụ nong hàm rất cồng kềnh và vướng víu nên sẽ gây cộm cấn, đau khi nói chuyện, phát âm.
Đau do lở miệng
Đây là nguyên nhân thường gặp khi niềng răng mắc cài kim loại thường. Mắc cài kim loại thường to và thô kệch nên dễ cọ sát vào mô mềm như môi, má, lưỡi,… khi ăn nhai, vệ sinh. Từ đó, làm hình thành các vết lở, loét miệng gây đau rát nhiều.
Đau do cọ xát, dây cung đâm vào má
Mức độ này đau nhẹ hơn so với các trường hợp kể trên và có thể dễ dàng kiểm soát bằng sáp nha khoa.
Đau do đứt thun
Niềng răng mắc cài kim loại thường có các sợi thun cố định mắc cài và dây cung. Trong quá trình ăn uống, vệ sinh, các sợi chun này có thể bị đứt và bắn vào răng, mô mềm gây đau nhức, lở loét.
Đau do cắm minivis
Cắm minivis cũng là công đoạn hỗ trợ quá trình niềng răng, giúp các răng di chuyển đúng hướng. Tuy nhiên, vít được cắm vào xương hàm thì đau đớn là điều khó tránh khỏi.
Tips khắc phục cơn đau hiệu quả khi niềng răng mắc cài kim loại thường
Để thuyên giảm cơn đau, dễ chịu hơn khi niềng răng mắc cài kim loại, các khách hàng có thể áp dụng một số cách sau:
Lựa chọn mắc cài phù hợp
Nếu bạn là người nhạy cảm, sợ đau thì có thể chọn các mắc cài khác giảm đau hoặc có thể lựa chọn khay niềng trong suốt. Trường hợp vẫn muốn lựa chọn mắc cài thường, bạn nên tái khám định kỳ đúng lịch hẹn, thay thun thường xuyên để phòng trường hợp đứt thun.
Lựa chọn đơn vị chỉnh nha phù hợp, uy tín
Tay nghề bác sĩ cũng là một trong những yếu tố gây đau nhiều hay ít khi chỉnh nha. Những nha khoa uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ giúp giúp điều chỉnh lực phù hợp, giúp răng di chuyển về đúng vị trí mà không làm hại men răng cũng như hạn chế được đau đớn.
Đồng thời, nha khoa uy tín đảm bảo niềng răng thành công, an toàn, giảm thiểu các rủi ro không đáng có xảy ra như bật gốc chân răng, nhiễm trùng, tụt nướu,…
Chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng mắc cài kim loại thường
Niềng răng mắc cài sẽ cố định trên răng trong suốt thời gian chỉnh nha, vì thế việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn và thậm chí sẽ gây đau. Do đó, khi chăm sóc răng miệng, bạn cần chú ý thực hiện nhẹ nhàng, đúng cách và kỹ:
- Trong thời gian đầu, khi chưa quen mắc cài, bạn nên lựa chọn bàn chải mềm, kích thước vừa phải. Khi đánh răng thực hiện đúng kỹ thuật và nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu, bung mắc cài và đứt dây thun.
- Kết hợp sử dụng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, tăm nước,… để làm sạch mảng bám, vụn thức ăn ở các kẽ răng, những vị trí sâu trong cung hàm mà bàn chải khó tiếp cận cũng như kẻ của mắc cài, dây cung.
- Sử dụng nước muối để súc miệng: Nước muối không chỉ có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng mà còn chống viêm thuyên giảm đau hiệu quả, nhất là các vết loét ở mô mềm.
Chế độ ăn uống khi niềng răng mắc cài kim loại
Chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp cơ thể đủ chất và giảm đau đáng kể khi niềng răng. Đồng thời cũng đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, tránh bung tuột mắc cài và đứt dây thun.
- Trong những ngày đầu khi chưa quen mắc cài hoặc sau mỗi lần siết răng, bạn nên ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng, hạn chế tác động lực nhai lớn.
- Khi cơn đau thuyên giảm, bạn có thể ăn uống như bình thường. Đặc biệt, xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ các nhóm chất, nhất là vitamin, khoáng chất giúp răng chắc khỏe.
- Song, mắc cài rất khó vệ sinh nên để bảo vệ răng miệng, bạn nên tránh thực phẩm nhiều đường, nhiều vụn, thực phẩm nhiều acid và có khả năng bám dính cao như bánh, kẹo, khoai tây chiên, snack, nước ngọt có ga, nước tăng lực, các loại bánh nếp, kẹo dẻo,…
Chế độ sinh hoạt khi niềng răng
Trong quá trình niềng răng, bạn vẫn tham gia các hoạt động sinh hoạt như bình thường. Song, những ngày đầu và mới siết niềng, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, cũng nên thực hiện chườm lạnh, sử dụng sáp nha khoa, massage nướu,…
- Massage nướu: Có thể sử dụng các ngón tay xoa nhẹ nhàng trên nướu răng giúp các mô được thư giãn, tăng lưu thông mạch máu làm dịu các cơn đau.
- Chườm lạnh: Hãy đặt túi chườm đá hay lạnh áp vào má tương ứng với vị trí gây đau. Hơi lạnh sẽ làm dịu các cơn đau khó chịu.
- Dùng sáp nha khoa: Khi bị cọ xát mắc cài vào miệng, bạn nên sử dụng sáp nha khoa để bọc lại các phần có thể gây tổn thương. Điều này giảm đau và giảm lở loét mô mềm.
Trên đây là những thông tin giải đáp về niềng răng mắc cài kim loại có đau không, hy vọng khách hàng có thêm kiến thức bổ ích. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn cũng như đặt lịch hẹn thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy