Niềng răng là giải pháp giúp răng đều, chuẩn khớp cắn mang đến nụ cười hoàn hảo. Song, với những người có răng khểnh khi niềng răng cho đều vẫn muốn để lại răng khểnh tại điểm nhấn, duyên dáng. Vậy niềng răng để lại răng khểnh có được không? Hãy cùng My Auris giải đáp chi tiết vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Như thế nào là răng khểnh?
Thông thường, răng của con người được chia thành 4 nhóm, bao gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. Trong đó, răng khểnh thuộc nhóm răng nanh, có vai trò cắn xé thức ăn. Bởi vì răng nanh khá nhọn và sắc, mọc ở góc của cung hàm.
Theo tiêu chuẩn của các các nước Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, răng khểnh là chiếc răng tạo nên nét duyên dáng và dễ thương, giúp bề ngoài trông ưa nhìn hơn. Tuy nhiên, thực tế, răng khểnh là răng mọc sai lệch, sai khớp cắn trên cung hàm. Trường hợp chênh nhẹ sẽ tạo nên sự dễ thương, duyên dáng nhưng nếu chênh nặng và nhiều thì không cân đối và gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ tổng thể của khuôn mặt.
Ngoài ra, về lâu dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng vì khó vệ sinh, thức ăn dễ giắt vào. Vì thế, bác sĩ thường khuyên niềng răng khểnh để răng đều, chuẩn khớp cắn.
Song, một số người có răng khểnh khá duyên nên khi niềng răng muốn để lại răng khểnh. Vậy niềng răng để lại răng khểnh có được không?
Niềng răng để lại răng khểnh được không?
Niềng răng để lại răng khểnh là nhu cầu của nhiều người khi niềng răng bởi muốn giữ lại nét đẹp duyên dáng và đặc trưng của mình. Nếu như có ý định giữ răng khểnh, người niềng nên trao đổi với bác sĩ khi đến nha khoa thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ kiểm tra xem răng khểnh có mức độ chênh lệch nhẹ, trung bình hay nặng mà có những tư vấn phù hợp.
Với những trường hợp răng chênh nhẹ, không gây ảnh hưởng nhiều đến khớp cắn cũng như vệ sinh răng miệng, bác sĩ sẽ chỉ gắn mắc cài lên các răng còn lại và điều chỉnh các răng di chuyển mà không có lực tác động lên răng khểnh.
Còn với những trường hợp chênh răng nặng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên niềng răng khểnh để tốt hơn cho sức khỏe răng miệng bởi những lý do sau:
Đầu tiên, răng khểnh khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, tạo điều kiện cho mảng bám, thức ăn giắt khó vệ sinh và môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Từ đó, gia tăng các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Thứ 2, răng khểnh chếch ra ngoài nhiều khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn, cắn xé thức ăn suy giảm, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Bởi lúc này, răng khểnh không có khớp cắn chuẩn với các răng còn lại.
Cuối cùng, răng khểnh mọc chếch ra ngoài khiến răng bên cạnh cũng bị đẩy vào sâu hơn, làm lệch lạc, sai khớp cắn, mất tương quan giữa hai hàm. Đặc biệt, răng chếch ra ngoài nhiều thường dễ bị tổn thương khi có va chạm từ bên ngoài dẫn đến vỡ, đau nhức,…
Nhìn chung, niềng răng để lại răng khểnh có thể thực hiện được nhưng cũng tùy vào mức độ răng chênh lệch. Với những trường hợp nặng, lời khuyên từ chuyên gia, bác sĩ nha khoa vẫn nên niềng răng khểnh để ngăn gia tăng bệnh lý răng miệng, chuẩn khớp cắn,…
Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay
Tùy vào tình trạng răng miệng, mức độ lệch lạc của răng và điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu mà mỗi khách hàng lựa chọn khí cụ chỉnh nha phù hợp. Hiện nay, niềng răng được thực hiện theo các phương pháp: phương pháp truyền thống, phương pháp tự động và niềng răng khay niềng trong suốt.
Niềng răng truyền thống
Niềng răng kim loại là phương pháp niềng răng truyền thống được áp dụng lâu đời. Các mắc cài kim loại gắn trực tiếp lên bề mặt ngoài của răng sau đó luồn dây cung vào rãnh mắc cài và cố định bằng dây thun. Dây cung tác động lực kéo chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Phương pháp mang đến hiệu quả cao, chi phí hợp lý nhưng tính thẩm mỹ không cao. Cùng với đó, dây thun mắc cài rất dễ bị đứt nên lực kéo chỉnh đôi khi bị ảnh hưởng, kéo dài thời gian chỉnh nha.
Để mang đến tính thẩm mỹ cao hơn, người ta cải tiến mắc cài kim loại thành mắc cài sứ. Điểm khác biệt lớn nhất chính là chất liệu, màu sắc của mắc cài. Về lực tác động, nguyên lý hoạt động tương tự như niềng răng mắc cài kim loại.
Niềng răng tự động
Niềng răng tự động là giải pháp niềng răng rất được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này được cải tiến hơn so với niềng răng truyền thống với các mắc cài được thiết kế đặc biệt.
Mắc cài sứ hay kim loại được thiết kế thêm khóa đóng mở tự động giúp dây cung dễ dàng trượt trong rãnh mắc cài mà không cần sự cố định từ dây thun. Vì thế, niềng răng tự động giảm đau đớn, giảm ma sát cũng như mang đến hiệu quả hơn so với niềng răng truyền thống.
Ngoài ra, niềng răng tự động áp dụng được mọi mức độ sai lệch của răng, mang đến hiệu quả cao và rút ngắn thời gian chỉnh nha.
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt là phương pháp niềng răng hiện đại, có thể gọi là niềng răng tháo lắp không cố định như các mắc cài. Phương pháp này sử dụng các khay niềng trong suốt ôm sát cung răng để tác động lực điều chỉnh các răng.
Các khay niềng vừa đáp ứng tính thẩm mỹ cao vừa đem đến sự tiện lợi trong suốt quá trình niềng răng như dễ dàng vệ sinh, ăn uống, chăm sóc răng miệng. Hơn nữa, khay niềng còn giảm sự ma sát với mô mềm, giảm đau đớn hơn so với mắc cài.
Với những người yêu cầu tính thẩm mỹ cao và bận rộn, khay niềng trong suốt là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo bởi số lần tái khám ít hơn so với mắc cài.
Như vậy, mỗi phương pháp niềng răng đều sở hữu ưu nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu của mỗi người mà lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp. Quan trọng nhất, lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng, bác sĩ tay nghề giỏi để chỉnh nha thành công.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về niềng răng để lại răng khểnh giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này. Để xác định rõ tình trạng và răng khểnh có khả năng giữ lại không, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn cũng như đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy