Chảy máu chân răng là tình trạng không hiếm gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, chế độ ăn uống thiếu hụt vi chất cũng làm cho chân răng chảy máu. Vậy bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì? Hãy cùng My Auris tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì?
Chảy máu chân răng là hiện tượng chân răng bị chảy máu khi ăn nhai, đánh răng hoặc khi không có tác động vẫn bị. Thông thường, trường hợp này do thiếu dưỡng chất gây ra. Bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì?
Thiếu vitamin C
Vitamin C được biết là vitamin tan trong nước thiết yếu, không thể thiếu đối với cơ thể, nhất là sức khỏe răng miệng. Khi cơ thể thiếu vitamin C sẽ cản trở quá trình sản sinh ra các collagen ở mao mạch, mô xương và mô liên kết. Từ đó, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nướu răng, mô nướu ngày càng mỏng, kém săn chắc. Điều này khi ăn nhai hay chỉ một tác động nhỏ cũng gây chảy máu nướu.
Thiếu vitamin D – Bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì?
Vitamin D thúc đẩy quá trình hấp thu canxi và phospho của cơ thể. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp xương răng chắc khỏe. Nếu thiếu hụt vitamin D cũng sẽ ảnh hưởng đến răng, khiến răng yếu và dễ bị chảy máu.
Thiếu vitamin K
Trong cơ thể, vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc giữ đông máu và làm chậm quá trình chảy máu. Vì thế, khi thiếu hụt vitamin này sẽ khiến máu bị loãng, dễ dàng chảy máu hơn, trong đó có chảy máu chân răng.
Thiếu vitamin B3 – Bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì?
Vitamin B3 còn được là niacin là một loại vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể. Với người lớn, vitamin B3 giúp giảm cholesterol trong máu, thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn. Với trẻ em, vitamin B3 cung cấp năng lượng cho hệ thần kinh, niêm mạc và cấu trúc da. Nếu cơ thể thiếu đi vitamin B3, lượng đường huyết và cân bằng hồng cầu cũng bị ảnh hưởng gây chảy máu chân răng.
Thiếu vitamin E
Vitamin E là vitamin đóng vai trò quan trọng đối với thị lực, sinh sản, răng miệng và làn da. Vitamin E còn là chất chống oxy hóa tăng cường miễn dịch, bảo vệ niêm mạc. Vì thế, nếu thiếu vitamin E cũng sẽ gây chảy máu chân răng.
Thiếu canxi – Bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì?
Canxi là khoáng chất quan trọng giúp duy trì sự chắc khỏe cho cả xương và răng. Hơn nữa, canxi còn hỗ trợ quá trình đông máu, ngăn ngừa xuất huyết khi tổn thương mạch máu. Như vậy, cơ thể thiếu canxi không chỉ làm răng yếu mà còn tăng nguy cơ chảy máu chân răng.
Thiếu photpho
Photpho là khoáng chất nhiều thứ 2 sau canxi trong xương răng. Với người lớn, có khoảng ¾ lượng photpho tập trung ở xương và răng. Đối với trẻ em, photpho cũng quan trọng trong sự phát triển xương và chiều cao.
Khi cơ thể bị thiếu photpho, răng không chỉ yếu mà còn khiến nướu yếu dễ bị vi khuẩn tấn công gây chảy máu chân răng, viêm nhiễm.
Thiếu kẽm – Bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì?
Kẽm là khoáng chất thiết yếu trong tăng cường miễn dịch, tăng trưởng, phân chia tế bào và tham gia hình thành các tổ chức như máu, phát triển hệ xương, cơ trơn,… Khi cơ thể thiếu kẽm, chức năng miễn dịch suy giảm, vi khuẩn dễ dàng tấn công răng miệng và cơ thể. Một khi vùng nướu suy yếu sẽ dễ tổn thương và gây chảy máu chân răng.
Có thể thấy, chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cơ thể và răng miệng. Đặc biệt là các vi chất dù chỉ cần hàm lượng rất nhỏ hàng ngày. Việc thiếu hụt kéo dài sẽ làm răng và nướu suy yếu dẫn đến chảy máu chân răng.
Cách chăm sóc răng miệng khi bị chảy máu chân răng
Đánh răng đúng cách
Đánh răng quá mạnh, không đúng cách sẽ không làm sạch răng mà còn tăng nguy cơ chảy máu nướu răng. Vì thế, bạn hãy lựa chọn bàn chải phù hợp, kích thước nhỏ, lông chải mềm. Các chuyên gia khuyên thay bàn chải định kỳ 2-3 tháng/ lần
Khi đánh răng thực hiện nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ trái sang phải để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn. Thực hiện đánh răng đều đặn 2-3 lần/ ngày.
Thói quen sinh hoạt
Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể thực hiện một số cách sau giúp khắc phục tình trạng chảy máu nướu, nướu săn chắc, răng khỏe:
- Chườm đá: Sử dụng túi chườm hoặc khăn mỏng bọc đá viên chườm lên vùng nướu bị chảy máu. Nhiệt độ thấp giúp cầm máu nhanh và giảm đau nhức ở nướu. Mỗi lần chườm chỉ thực hiện 10-15 phút, tránh để túi chườm 1 chỗ quá lâu.
- Sử dụng nước muối ấm: Nước muối có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, làm dịu phần nướu sưng, chảy máu. Đồng thời, nước muối cũng ngăn tình trạng viêm nướu, chảy máu chân răng hiệu quả.
- Sử dụng nước súc miệng: Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm nước súc miệng có vừa có tác dụng loại bỏ mảng bám, làm sạch răng vừa có tác dụng săn chắc nướu. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để chọn sản phẩm phù hợp.
- Tránh hút thuốc: Theo nghiên cứu, hút thuốc là một trong những yếu tố làm suy yếu nướu và tăng mắc các bệnh về nướu. Để giảm và khắc phục tình trạng chảy máu nướu, nên cai thuốc lá.
Chế độ dinh dưỡng
Như đã biết, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miêng. Việc thiếu hụt dưỡng chất sẽ tăng nguy cơ chảy máu chân răng. Vì thế, trong chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung đa dạng thực phẩm nhưng cần tập trung vào một số nhóm thực phẩm như:
- Thực phẩm giàu canxi: sữa, trứng, các loại cá, phô mai, sữa chua, các loại rau xanh đậm,…
- Thực phẩm giàu photpho: thịt gà, thịt heo, hải sản, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, hạt bí, hạt hướng dương,..
- Thực phẩm giàu kẽm: hàu, tôm, cua, đậu hà lan, hạt chia, đậu nành, hạt lanh, thịt đỏ, các loại nấm, sữa, yến mạch, bơ,…
- Thực phẩm giàu vitamin C: trái cây họ cam chanh, quả mọng, cà chua, ớt chuông, ổi, cà rốt,…
- Thực phẩm giàu vitamin K: cải bó xôi, bắp cải, mù tạt, húng quế, măng tăng, quả bơ, mận, cà rốt, đậu xanh,…
- Thực phẩm giàu vitamin D: cá, gan cá, sữa, nấm, ngũ cốc,…
- Thực phẩm giàu vitamin B3: ức gà, gà tây, cá hồi, bơ, gạo lứt, lúa mì, đậu xanh, khoai tây,…
- Thực phẩm giàu vitamin E: các loại hạt và dầu hạt như hạnh nhân, hạt phỉ, dầu cọ, dầu hạt nho, hạt dẻ cười, hạt điều,… cá hồi, tôm, kiwi, hồng xiêm, quả mọng, măng tây,…
Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, khi bị chảy máu chân răng cần hạn chế một số thực phẩm sau:
- Thực phẩm nhiều đường, tinh bột như đồ ăn nhanh, bánh, kẹo,…
- Các loại thức uống chứa chất kích thích như cà phê, trà, nước tăng lực,…
- Các thực phẩm quá cứng, quá dai
- Thực phẩm quá nóng, quá lạnh
Trên đây là những thông tin về bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì, hy vọng mọi người biết cách chăm sóc răng miệng tốt hơn. Đồng thời, hãy lên lịch thăm khám nha khoa định kỳ để kiểm tra, theo dõi sức khỏe răng miệng tốt nhất nhé. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được đặt lịch hẹn thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy