Giải đáp bầu có nhổ răng khôn được không?

bầu có nhổ răng khôn được không

Răng khôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là những người phụ nữ đang mang thai vì giai đoạn này rất dễ bị nhạy cảm. Vậy bầu có nhổ răng khôn được không và đâu là giải pháp khắc phục hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất tần tật về vấn đề mọc răng trong thời kỳ mang thai.

Răng khôn có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai không?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 (răng cối thứ 3) là những chiếc răng nằm phía trong cùng của hàm, thường mọc từ độ tuổi 17 đến 25. Với những trường hợp răng khôn mọc thẳng sẽ có tác dụng hỗ trợ ăn nhai. Ngược lại, răng khôn mọc lệch thường sẽ ảnh hưởng đến các răng kế cạnh và gây ra cảm giác đau, nhức, sưng tấy trong khoang miệng dẫn đến gặp khó khăn khi ăn uống.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai thường có cơ địa nhạy cảm, thông thường khá yếu ớt do có sự thay đổi về nội tiết tố cũng như lượng canxi trong cơ thể. Do vậy, mẹ bầu thường là đối tượng khi có sự xuất hiện của răng khôn gây hành khó chịu, đồng thời dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm, nhiễm trùng hoặc bị sưng lợi,..và sâu răng.

bầu có nhổ răng khôn được không
Thời điểm nhổ răng hợp lý dành cho mẹ bầu

Bà bầu nhổ răng khôn được không?

Theo chia sẻ của bác sĩ, nhổ răng khôn trong khi mang thai sẽ không được khuyến khích vì có thể làm nhiễm trùng huyết. Hơn nữa, trong quá trình nhổ răng khôn cần phải tiến hành chụp X – quang, tiểu phẫu hoặc sử dụng thuốc tê, kháng sinh,..trước và sau khi nhổ răng khôn. Điều này  có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi. Do đó, thông thường bác sĩ sẽ sử dụng giải pháp cố gắng điều trị và trì hoăn can thiệp cho đến sau khi trẻ.

Nhổ răng khôn chỉ được xem như là biện pháp cuối cùng, trong một số trường hợp bị sâu đến tủy hay tình trạng mọc răng khôn quá đau, khiến sức khỏe răng miệng không bị gặp nguy hiểm. Song song đó, điều quan trọng là mẹ bầu nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao với trang thiết bị tiên tiến. Nhờ đó, hạn chế tối đa những nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Thời điểm nhổ răng khôn cho mẹ bầu hợp lý 

Với những trường hợp nhổ răng khi mang bầu, các bác sĩ sẽ khuyến khích nhổ răng khôn từ tháng thứ 4 – 5 – 6 của thai kỳ (còn được gọi là tam cá nguyệt thứ hai). Đây sẽ là lúc thai kỳ bước vào giai đoạn ổn định và người mẹ cũng sẽ sinh hoạt thoải mái hơn, nên đây sẽ là thời điểm phù hợp để tiến hành nhổ răng.

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên nhổ răng khôn khi mang thai ba tháng đầu và ba tháng cuối kỳ. Bởi, ba tháng đầu cơ thể người mẹ rất mệt mỏi và dễ bị nôn ói, ngoài ra, ở giai đoạn này là thai nhi đang hình thành các cơ quan nên dễ nguy cơ dị dạng với một số loại thuốc hoặc tia X – quang. Đối với giai đoạn cuối thai kỳ là thời điểm cận sinh, lúc này thai nhi đã lớn nên cơ thể mẹ nặng nề, và dễ dàng bị mệt mỏi, đặc biệt không thể ngồi hoặc nằm quá lâu để hoàn tất tiểu phẫu.

bầu có nhổ răng khôn được không
Một số lưu ý mà mẹ bầu cần phải hỏi ý kiến bác sĩ về các dụng cụ & thiết bị nha khoa

Những thủ thuật trong khi nhổ răng liệu có an toàn đối với mẹ bầu

Tia X – quang

Điều đầu tiên khiến mẹ bầu quan tâm về việc nhổ răng khôn khi mang là phải tiếp xúc với bức xạ tia X. Trên thực tế, tia X trong điều trị nha khoa thường sử dụng liều phóng xạ rất thấp và không đủ cao để gây ra tác dụng phụ trong sự phát triển của thai nhi.

Mặc dù, chụp X – quang là an toàn và nha sĩ sẽ khuyến khích nên tránh tia X trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trường hợp của bạn là khẩn cấp, khiến bạn đau nhức dữ dội hay bắt buộc phải nhổ răng khôn khi mang thai thì vẫn có thể tiến hành chụp X – quang để các bác sĩ nắm rõ hơn về tình trạng bệnh,.

Thuốc gây tê 

Để không ảnh hưởng đến thai nhi, trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bạn hãy thông báo cho bác sĩ về việc đang mang thai và đang ở thai kỳ tháng thứ mấy, để họ có thể lựa chọn thuốc tê phù hợp và mức độ gây tê phù hợp. Đối với bệnh nhân đang mang thai, bác sĩ sẽ sử dụng nồng độ thuốc tê thấp nhất nhưng vẫn đủ để bạn cảm thấy bị đau nhức trong quá trình nhổ răng.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế nên tránh dùng thuốc gây mê có chứa felypressin khi mang thai vì hợp chất mà làm co mạch máu.

Các loại thuốc uống 

Sau khi nhổ răng khôn, một số loại kháng sinh được chỉ định sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng như: penicillin, amoxicillin và clindamycin, được dán loại nhãn loại B nhằm đảm bảo an toàn trong thai kỳ và được kê đơn sau khi làm phẫu thuật.

Bảo vệ sức khỏe khi mang thai 

Để đảm bảo nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng, hãy giữ thói quen vệ sinh răng miệng bằng việc đánh răng, dùng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối,..Bên cạnh đó, bạn nên tránh những thực phẩm có hại cho răng và đảm đi kiểm tra răng miệng thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần kể cả khi mang thai hay sau khi sinh.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đánh răng sau khi nôn nghén, vì điều này có thể làm hỏng bề mặt men răng. Thay vào đó, hãy súc miệng bằng nước muối và chải răng sau 30 phút. 

bầu có nhổ răng khôn được không
Hãy chăm sóc răng miệng trong thời gian mang bầu

Một số mẹo giúp mẹ bầu giảm đau răng khôn khi không thể nhổ răng

Trường hợp nếu không thể nhổ răng khôn khi mang bầu, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo giảm đau như:

  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có đặc tiến sát khuẩn, kháng viêm mạnh. Nhờ đó, mẹ bầu có thể sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý nhằm loại bỏ vi khuẩn, đồng thời làm sạch khoang miệng và chống nhiễm trùng;
  • Chườm đá lạnh: Chườm đá lạnh vào vị trí răng khôn có thể giảm đau nhức hiệu quả;
  • Ăn các đồ ăn mềm: Khi các răng khôn mọc lệch, người mẹ nên ưu tiên những thức ăn mềm, loãng và được nấu chính để nhai nuốt dễ dàng hơn.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Nhằm tránh răng khôn mọc gây viêm nhiễm, mẹ bầu cần phải chú ý đánh răng thường xuyên kết hợp với chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn thừa còn giát trên kẽ răng. 
  • Ngoài ra, mẹ bầu không nên tự ý uống thuốc giảm đau khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng những chia sẻ chi tiết ở trên về bầu có nhổ răng khôn được không. Nhờ đó, bạn có tâm lý khi chuẩn bị tài chính thật tốt trước khi quyết định nhổ răng khôn. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích và trò chuyện cùng bác sĩ tại website nha khoa My Auris cũng như sức khỏe răng miệng nhé.

Kim Dung

chat zalo
messenger