[GIẢI ĐÁP] Bà bầu có được cạo gió không – Hậu quả

[GIẢI ĐÁP] Bà bầu có được cạo gió không?

Cạo gió là một trong những phương pháp được nhiều xưa áp dụng cho đến tận bây giờ nhằm thuyên giảm các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh, đau đầu,… Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp cạo gió, nhất là các mẹ bầu. Mẹ bầu có cơ thể nhạy cảm và sức khỏe không như người bình thường nên hết sức cẩn thận trong quá trình mang thai. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến mẹ và em bé trong bụng bị ảnh hưởng. Vậy bà bầu có được cạo gió không, có gây ảnh hưởng gì không? Hãy cùng My Auris tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé. 

Tìm hiểu về cạo gió 

Cạo gió là phương pháp dân gian được lưu truyền cho đến ngày nay. Người dân thường sử dụng vật cứng, mỏng xoa với dầu, rượu gừng, ngải cứu,… để cạo hay chà lên da. Phương pháp này giúp lưu thông khí huyết, giãn cơ, giảm cảm giác mệt mỏi, nhức người, giải cảm và làm ấm cơ thể. 

 bà bầu có được cạo gió không
Tìm hiểu về cạo gió

Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào về tác dụng của cạo gió nhưng thực tế cho thấy phương pháp này đã điều trị hiệu quả và thuyên giảm chứng cảm mạo từ xưa cho đến nay. Tuy nhiên, không phải bệnh nào và đối tượng nào cũng có thể thực hiện cạo gió. Vậy bà bầu có được cạo gió không

Giải đáp, bà bầu có được cạo gió không?

Cơ thể mẹ bầu nhạy cảm, sức khỏe suy giảm trong thời gian nên các mẹ thường mệt mỏi và hay mắc bệnh cảm. Với phụ nữ mang thai, việc sử dụng thuốc cảm rất kiêng để tránh ảnh hưởng đến em bé nên để thuyên giảm tình trạng, nhiều người nghĩ đến phương pháp cạo gió. 

Theo chuyên gia và bác sĩ khoa sản, cạo gió trong đông y là phương pháp làm nóng cơ thể, kích thích huyệt đạo. Tuy nhiên, với mẹ bầu thì tuyệt đối không nên áp dụng cạo gió bởi hành động này gây kích ứng quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. 

Thực tế, cạo gió thường hay thực hiện ở lưng, vai. Tuy nhiên, vị trí lưng là vùng dễ ảnh hưởng tới bụng, gây tác động tiêu cực tới thai nhi. Nhiều trường hợp cạo gió có thể gây nguy cơ động thai, sinh non, nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng. 

 bà bầu có được cạo gió không?
Giải đáp, bà bầu có được cạo gió không?

Với những trường hợp mẹ cảm nặng, khó chịu, triệu chứng không thuyên giảm, người thân nên đưa mẹ bầu đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe và có phương pháp điều trị phù hợp. 

Vậy, bà bầu có được cạo gió không thì câu trả lời là tuyệt đối không. Bởi gây ảnh hưởng, tác động mạnh đến sức khỏe, cơ thể của cả mẹ và bé. 

Mẹ bầu có thể thay thế bằng phương pháp nào?

Nếu mệt mỏi, bị cảm khó chịu, thay vì cạo gió, các bác sĩ khuyên các mẹ nên chọn làm nóng và kích thích bằng cách xoa dầu và massage nhẹ để không làm vỡ các mạch máu và gây xuất huyết dưới da như cạo gió. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể dùng miếng dán như salonpas để thuyên giảm tại chỗ, mà không gây ảnh hưởng đến em bé. Đồng thời, các mẹ sử dụng các loại dầu như dầu gừng thoa lên da hoặc cũng có thể dùng khăn mềm thấm rượu gừng rồi chườm lên vùng vai, cổ và tay. 

Quan trọng nhất, các mẹ phải vẫn nên đảm bảo sức khỏe và nếu có bệnh hay có dấu hiệu bất thường, không nên áp dụng các phương pháp dân gian hay cạo gió tại nhà mà nên đến ngay bệnh viện để được khắc phục kịp thời. 

 bà bầu có được cạo gió không
Mẹ bầu có thể thay thế bằng phương pháp nào?

Một số điều cần biết về cạo gió 

Mặc dù, tuyệt đối không cạo gió cho bà bầu nhưng một số điều về cạo gió sẽ giúp mọi người có hiểu biết hơn: 

Phương pháp cạo gió 

Cạo gió bằng lá ngải cứu 

Ngải cứu được xem là vị thuốc và được dùng nhiều trong Đông y. Lá ngải cứu nhiều tinh dầu, có tính ấm nên rất tốt và đem lại hiệu quả trong việc giải cảm, chống đau nhức mỏi cơ, xương và mang đến cảm giác dễ chịu.

Chuẩn bị

  • 1 nắm lá ngải cứu
  • 1 ít muối
  • 1 chiếc khăn dày vừa phải hoặc tất

Thực hiện

  • Rang lá ngải cứu và muối trên chảo cho nóng.
  • Sau đó cho nguyên liệu vào chiếc khăn mềm hoặc tất, túm khăn lại rồi chà lên khắp người theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
  • Khi nào khăn hết nóng thì đổ nguyên liệu ra chảo rang lại cho nóng lên lại rồi lại thực hiện lại từ đầu.
 bà bầu có được cạo gió không
Cạo gió bằng lá ngải cứu

Phương pháp cạo gió lá trầu không

Lá trầu không có tính ấm và sát khuẩn tự nhiên, có tác dụng tốt trong việc cạo gió điều trị cảm mạo, giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu.

Chuẩn bị

  • 1 nắm lá trầu không rửa sạch, để ráo nước
  • 1 chén rượu trắng
  • 1 chiếc khăn mỏng

Thực hiện

  • Giã nát lá trầu không rồi bọc vào chiếc khăn
  • Khi cạo gió thì nhúng vào rượu rồi chà lên khắp người theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

Phương pháp cạo gió rượu trắng và gừng 

Gừng và rượu đều có tính nóng, tính ấm, sát khuẩn, giúp lưu thông khí huyết rất tốt, vì thế thường được dân gian sử dụng làm nguyên liệu trong điều trị cảm mạo, nhất là làm ấm cơ thể. 

Chuẩn bị

  • 1 củ gừng tươi rửa sạch
  • 1 chén rượu trắng
  • 1 chiếc khăn mỏng

Thực hiện

  • Giã nát gừng tươi,cho vào khăn mềm rồi bọc lại và nhúng vào rượu trắng.
  • Chà khăn đã bọc gừng lên khắp người theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài liên tục trong khoảng 10 phút. 

Nguyên tắc cạo gió 

  • Luôn thực hiện cạo gió theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Tuyệt đối không được cạo gió theo chiều ngược lại.
  • Chỉ cạo gió dọc hai bên sống lưng chứ không được cạo vào cột sống lưng.
  • Những vùng da, cơ, xương đang bị thương thì không được để nguyên liệu vào và thực hiện cạo gió.
  • Không được dùng các nguyên liệu có tính mát, lạnh để cạo gió.
  • Luôn cạo gió trong phòng kín, ấm áp, chắn gió, hạn chế mở quạt, máy lạnh khi cạo gió. 
  • Sau khi cạo gió, người bệnh phải mặc đồ ấm hoặc đắp chăn để giữ ấm cơ thể và giúp cơ thể toát mồ hôi. Điều này giúp giảm cảm và thuyên giảm bệnh nhanh chóng. 
  • Người bệnh nên uống 1 ly nước ấm và nghỉ ngơi sau khi cạo gió. Tuyệt đối không được đi ra bên ngoài, nhất là trời nhiều gió, trời mưa, lạnh.
  • Không dùng vật sắc cạnh, cứng để cạo gió, vì dễ gây tổn thương da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm một số bệnh lây lan qua đường máu.
 bà bầu có được cạo gió không
Nguyên tắc cạo gió

Hy vọng với một số thông tin về bà bầu có được cạo gió không giúp mọi người giải đáp được thắc mắc cũng như hiểu hơn về cạo gió. Song, để đảm bảo sức khỏe, khi cạo gió mọi người nên tuân thủ nguyên tắc. Riêng với mẹ bầu tuyệt đối không được cạo gió và nên thăm khám sớm nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger