Ghép xương cấy implant có đau không? Cách giảm đau hiệu quả

ghép xương cấy implant có đau không

Ghép xương cấy implant có đau không là trường hợp bắt buộc trước khi tiến hành cấy implant để tái tạo lại xương hàm. Vậy quy trình cấy ghép Implant chuẩn y khoa như thế nào và ghép xương có đau không cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Ghép xương cấy ghép răng implant là gì?

Ghép xương cấy ghép răng implant là gì?
Ghép xương cấy ghép răng implant

Ghép xương cấy ghép implant là kỹ thuật được thực hiện trước khi cấy ghép implant đối với người điều trị bị tiêu xương hàm tại vị trí răng đã mất. Với mục đích nhằm tái tạo và bổ sung phần xương hàm bị tiêu giúp tăng thể tích xương hàm và đủ điều kiện để nâng đỡ trụ Implant. Các hình thức ghép xương cấy ghép răng gồm: ghép xương tự thân, ghép xương nhân tạo.

1.1. Ghép xương tự thân 

Phương pháp ghép xương tự thân là sử dụng phần mảnh xương hay phần xương được lấy từ cơ thể của bệnh nhân tại các vị trí như phía trước cằm, góc hàm,.. 

Yêu cầu mảnh xương ghép là kích thước phù hợp với vùng nhận, thành phần bao gồm xương xốp và xương vỏ. Xương ghép cần được bảo quản trong nước muối sinh lý. 

1.2. Ghép xương nhân tạo 

Phương pháp ghép xương nhân tạo được ra đời để khắc phục hạn chế của vật liệu xương pháp tự thân. Các loại xương nhân tạo có thể phân ra thành 3 loại: Xương đồng chủng (xương ghép cùng loài), xương dị chủng (xương khác loài) và xương tổng hợp tạo nên từ các hợp chất có chất liệu gần giống khung xương.

2. Ghép xương cấy implant có đau không?

ghép xương cấy implant có đau không
Giai đoạn nào ghép xương cấy implant có cảm giác đau

Khi tiến hành ghép xương, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê cục bộ để bạn cảm thấy không bị đau và khó chịu. Đồng thời bác sĩ sẽ dễ dàng thuận lợi thực hiện quá trình tiểu phẫu. Bằng cách bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đặt mảnh xương trên bề mặt của xương hàm tại vị trí nơi cần cấy ghép. Sau đó cố định phần xương ghép đó bằng các vật liệu y khoa. 

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, người điều trị sẽ cảm giác ê nhức ê ẩm. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì cảm giác này sẽ được giảm đi đáng kể do bác sĩ kê toa thuốc giảm đau. Tiếp đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn một số cách giảm đau tại nhà như chườm đá, chườm nóng,…

Ghép xương cấy implant có đau không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tay nghề bác sĩ hay trang bị thiết bị máy móc được sử dụng. Vì thế để hạn chế được cảm giác đau đớn và biến chứng xảy ra, bạn cần lựa chọn thăm khám và điều trị tại các cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện.

Vậy ghép xương cấy răng Implant có đau không sẽ phụ thuộc vào cảm nhận và khả năng chịu đau của từng người, có người đau nhiều hoặc thậm chí không đau. 

3. Đối tượng nào nên ghép xương cấy implant

Không phải trường hợp nào, người bệnh nhân cũng đủ điều kiện ghép xương. Một số đối tượng được chỉ định ghép xương khi cấy trụ Implant 

  • Người điều trị có mật độ xương hàm quá mỏng, yếu do bẩm sinh.
  • Xương hàm bị tiêu do bị mất răng một thời gian dài
  • Chấn thương mạnh hoặc có di chứng từ những cuộc phẫu thuật trước đó.

Tuy nhiên, đối với những người có bệnh lý về cơ thể như suy giảm miễn dịch, tiểu đường,..hay sử dụng các chất kích thích thường xuyên thì sẽ chống chỉ định cấy ghép xương.

Việc thực hiện ghép xương cấy implant mang nhiều ưu điểm cho việc tái tạo xương hàm cho quá trình cấy ghép implant.

3.1. Ưu điểm kỹ thuật ghép xương 

  • Tạo điều kiện cho những người muốn phục hình răng đã mất bằng phương pháp trồng răng implant. 
  • Hỗ trợ cho trụ Titanium bám chặt hơn vào xương hàm.
  • Giúp cấu trúc xương hàm được tái tạo và bảo tồn được xương hàm và răng thật 
  • Khuôn mặt không bị biến dạng và giữ được vẻ tươi trẻ.
  • Ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương khi răng đã mất lâu ngày. 

3.2. Nhược điểm của kỹ thuật ghép xương 

  • Dễ xảy ra tình trạng tiêu xương sau khi cấy dễ dẫn đến tình trạng xương cứng, rời rạc và độ kết dính không cao. Nên cơ chế lành thương sẽ lâu hơn.
  • Phần nướu tại vị trí ghép xương không có màu hồng nhạt đổi lại có khả năng chuyển sang màu thâm và gây mất thẩm mỹ. 
  • Độ cứng và chất lượng của xương nhân tạo không bằng xương thật.

Thông thường, bạn gặp phải tình trạng mất răng lâu năm rất dễ xảy ra trường hợp tiêu xương hàm. Vì vậy, bạn nên đến nha khoa để kiểm tra mật độ xương hàm. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. 

4. Quy trình ghép xương cấy implant chuẩn y khoa tại My Auris 

ghép xương cấy implant có đau không
Quy trình ghép xương tại nha khoa My Auris 

Quy trình cấy ghép xương implant gồm các bước sau:

Bước 1: Thăm khám 

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chỉ định chụp phim tổng thế để kiểm tra mật độ xương hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành để lấy dữ liệu phân tích và lên phác đồ điều trị cho người điều trị.

Thêm vào đó, bạn cần phải khai thật những bệnh lý toàn thân (nếu có) cho bác sĩ điều trị. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp.

Bước 2: Gây tê và ghép phần xương

Để tránh xảy ra trường hợp nhiễm trùng và biến chứng khi ghép xương, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, đặc biệt là vùng phẫu thuật. Sau đó, phần nướu của người bệnh rạch rẽ và tiến hành ghép xương tự thân hoặc nhân tạo do bệnh nhân lựa chọn. 

Bước 3: Vệ sinh khoang miệng 

Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vạt niêm mạc và tạo hình nướu. Rồi dùng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh khoang miệng và ca phẫu thuật hoàn thành.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống để vết thương nhanh lành. Bên cạnh đó, sau khi phẫu thuật bệnh nhân có dấu hiệu bị chảy máu, sưng nè hay tăng nhiệt nhẹ khoảng 38 độ C.

5. Cách giảm đau cho bệnh nhân sau khi cấy ghép răng implant

ghép xương cấy implant có đau không
Cách giảm đau hiệu quả tại nhà 

Cơn đau sẽ xuất hiện khi hết thuốc tê sau cuộc phẫu thuật cấy ghép Implant. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng cằm, má hay giật giật ở vùng dưới mắt và bị chảy máu nhẹ ở vùng cắm implant. Nhưng bạn đừng lo lắng là biểu hiện hết sức bình thường. Cảm giác này sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày sau khi cấy ghép implant. Và một số cách để giảm đau hiệu quả tại nhà:

5.1. Sử dụng thuốc giảm đau 

Sau khi cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để giúp bạn thoải mái và dịu đi khó chịu sau những ngày đầu cấy ghép. Bạn cần lưu ý uống thuốc đúng liều lượng, đứng giờ theo chỉ định của bác sĩ.

Thêm vào đó, bạn không nên tự ý mua thuốc giảm đau tại nhà khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

5.2. Chườm đá lên vùng đau nhức 

Chườm đá lạnh lên vùng đau nhức tại vị trí cấy ghép Implant. Bạn sử dụng khăn sạch bọc túi đá và chườm khoảng 20 phút trong 1 -2 ngày đầu vào bên má bị đau nhức sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. 

5.3. Ăn thức ăn hợp lý 

Sau khi trồng răng, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng thức ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp, trái cây mềm,..Những thức ăn này sẽ giúp bạn giảm thiểu cơn đau vì vị trí trụ titanium còn yếu.

5.4. Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Bạn có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và tăm nước để loại bỏ vụn thức ăn và làm sạch sâu kẽ răng. 

5.5. Hạn chế sử dụng chất kích thích 

Bạn không nên uống rượu bia, thuốc lá sau khi cấy ghép Implant. Vì khói thuốc lá có chứa thành phần Nicotine sẽ khiến vết thương lâu lành hoặc thậm chí trụ bị đào thải. Do đó, bạn cần hạn chế hút thuốc lá trước và sau khi phục hình răng implant.

Nếu bạn uống rượu bia có thể khiến vị trí phẫu thuật bị viêm nhiễm. Dẫn đến tình trạng tiêu xương tại vị trí cấy ghép Implant. Hậu quả dẫn đến trụ implant tích hợp với xương hàm hoặc thậm chí có thể lệch khỏi xương hàm.

Trên đây là toàn bộ bài viết về ghép xương cấy implant có đau không, hy vọng sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ thông tin nào hãy đến trực tiếp tại nha khoa My Auris để được thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ!

Kim Dung

Trả lời

chat zalo
messenger