Sâu răng là tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, làm tổn thương cấu trúc răng do vi khuẩn tấn công. Em bé bị sâu răng khá phổ biến đến từ nhiều nguyên nhân, vì thế các bậc cha mẹ tìm hiểu kỹ vấn đề sẽ giúp trẻ bảo vệ răng miệng tốt hơn. Để biết thêm về sâu răng trẻ em và các thông tin liên quan, cùng My Auris theo dõi bài viết này nhé.
Mục Lục
Em bé bị sâu răng – Sâu răng là gì?
Sâu răng là tình trạng phản ánh sức khỏe răng miệng cần được chăm sóc. Các lỗ sâu trên răng được hình thành do vi khuẩn tấn công, tiết acid làm mòn men răng. Răng sâu ở trẻ thường xuất hiện ở thân răng, các lỗ sâu to và màu đen. Các lỗ sâu gây đau, nhức, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng và mất răng nếu không có cách khắc phục kịp thời.
Trẻ em bị sâu răng ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Sâu răng trẻ em là điều rất thường gặp bởi nhiều đặc điểm: răng trẻ đang phát triển và hoàn thiện, thói quen, sở thích ăn nhiều bánh kẹo ngọt và vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc lười đánh răng. Đặc biệt là trẻ em từ 2-6 tuổi, tình trạng răng lúc này còn là răng sữa rất dễ bị vi khuẩn trong miệng tấn công gây sâu răng.
Dưới đây là những ảnh hưởng khi trẻ em bị sâu răng:
- Gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Khả năng ăn nhai bị giảm do răng bị nhạy cảm khi tiếp xúc với thực phẩm nóng, lạnh hoặc có tính cay. Đồng thời lực nhai và cắn xé thức ăn bị yếu đi bởi vi khuẩn tấn công mài mỏng men răng.
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây khó chịu vì những mảnh thức ăn vụn mắc vào những lỗ sâu. Hơn nữa, khi mắc vào các lỗ sâu khó vệ sinh nên dễ đọng lại tiếp tục làm thức ăn cho vi khuẩn phát triển. Điều này cũng sẽ gia tăng hồi miệng ở trẻ. Ngoài ra, khi vướng mắc thức ăn, trẻ thường có xu hướng đưa tay lấy ra càng làm gia tăng vi khuẩn vào khoang miệng và làm tổn thương nướu, lợi.
- Các cơn đau nhức khi răng bị sâu làm trẻ khó chịu thường bỏ ăn, chán ăn ảnh hưởng dinh dưỡng. Nếu sâu răng càng trở nên nặng thì càng đau càng nhanh và dữ dội hơn. Khi cảm giác buốt ở răng cho thấy sâu răng đã ăn sâu tới phần tủy răng và gây viêm.
Nguyên nhân em bé bị răng sâu
Có nhiều nguyên nhân hình thành răng sâu ở trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý những nguyên nhân để ngăn ngừa tình trạng sâu răng xảy ra.
Thói quen ăn nhiều bánh kẹo ngọt
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng ở trẻ em. Những thực phẩm có hàm lượng đường cao gây ảnh hưởng đến răng của trẻ. Các món đồ ngọt như bánh, kẹo, socola, kem, cùng các thực phẩm nhiều đường khác thường rất hấp dẫn với trẻ con. Nhưng nếu không có chừng mực khi cho trẻ ăn thì nguy cơ gây sâu răng cao.
Ngoài ra, cho trẻ uống nước trái cây, nước ngọt, sữa,… cũng có thể gây sâu răng nếu không có cách vệ sinh đúng cách. Bởi những đồ uống nhiều đường này sẽ bao bọc răng bởi đường và các phẩm màu có trong nước, do đó tăng tổn thương men răng dẫn đến nhiễm trùng.
Tình trạng sức khoẻ
Một số em bé có tình trạng sức khỏe nhất định cũng có thể gia tăng nguy cơ sâu răng. Nếu trẻ bị dị ứng mãn tính, bé có thể phải thở bằng miệng dễ dẫn đến khô miệng. Khô miệng cũng là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ làm trẻ bị sâu răng.
Thói quen bú bình vào ban đêm
Các mẹ lưu ý không nên tập cho trẻ thói quen bú bình vào ban đêm. Vì rất dễ bị sâu răng. Nguyên nhân đến từ sữa có nhiều đường có thể bám răng nhiều giờ, mà khi trẻ bú xong sẽ ngủ nên thời gian này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và phát triển.
Thiếu fluoride
Fluoride – khoáng chất tự nhiên có mặt trong nhiều loại thực phẩm và nước cũng tồn tại trong kem đánh răng. Đây là khoáng chất có tác dụng bảo vệ tăng, giúp phục hồi hư tổn trên răng. Những trẻ dùng nước hay kem đánh răng không chứa fluoride cũng tăng nguy cơ bị sâu răng.
Trị sâu răng cho bé như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị răng sâu ở trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh không nên chần chừ hay tự xử lý tại nhà mà nên cho con đến bệnh viện để gặp bác sĩ kiểm tra. Tùy từng trường hợp, tình trạng sâu ở mức độ như thế nào mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nếu mức độ sâu nhẹ và vừa thì bác sĩ tiến hành vệ sinh, làm sạch và trám răng lại. Còn những trường hợp nặng sẽ xem xét kỹ nên điều trị tủy hay có nhổ răng không. Việc điều trị cho em bé bị sâu răng phải được thực hiện càng sớm càng tốt vì càng sớm càng dễ điều trị. Vì thế khi thấy bé nói đau hay kiểm tra răng bé thấy vết loang lỗ, lỗ sâu đen, hôi miệng,… nên đưa trẻ đi khám nhanh nhất có thể.
Tuy nhiên, sau khi điều trị sâu răng vẫn có thể lặp lại ở vị trí răng cũ hoặc răng khác nếu không được chăm sóc và vệ sinh răng đúng cách. Do đó, phụ huynh nên giáo dục bé về tầm quan trọng của răng miệng và cách bảo vệ chăm sóc răng đúng cách.
Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em
Khi bé bắt đầu mọc răng, phụ huynh nên dạy cho bé cách chăm sóc và bảo vệ răng hợp lý:
- Bố mẹ nên tạo cho con thói quen chăm sóc răng miệng mỗi ngày ngay từ khi mọc răng sữa. Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, cách chải đúng, mỗi lần ít nhất 2 phút.
- Dạy trẻ tầm quan trọng của răng miệng. Vì nếu bị sâu răng sữa có thể ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ.
- Lựa chọn cho bé bàn chải phù hợp, thoải mái, lông chải mềm để có thể đánh mặt trong, ngoài cũng như các răng bên trong hàm. Khi bé đánh răng, bố mẹ cần quan sát và duy trì cho đến khi trẻ đến 7 tuổi.
- Lựa chọn kem đánh răng phù hợp cho trẻ em nhưng phải có lượng fluoride đáp ứng với trẻ.
- Dạy trẻ sử dụng nước muối loãng để súc miệng sau ăn để sát khuẩn, loại bỏ mảng bám trên răng.
- Tập thói quen cho trẻ uống nước sau mỗi bữa ăn
- Không nên cho trẻ ăn thực phẩm nhiều đường, tinh bột vì tăng nguy cơ sâu răng cao.
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ hợp lý với nguồn thực phẩm tươi sống, đặc biệt là rau củ quả và những thực phẩm giàu canxi tốt cho sức khỏe của răng.
Những thông tin trong bài viết giúp mọi người có thêm kiến thức về em bé bị sâu răng. Mong rằng các bậc phụ huynh thực hiện giáo dục và có những cách để bé chăm sóc cũng như bảo vệ răng miệng tốt hơn. Điều này giúp tăng cường sức khỏe răng vĩnh viễn sau này, đẩy lùi sâu răng, men răng yếu, răng nhạy cảm. Ngoài ra, bố mẹ nên đưa trẻ khám và kiểm tra răng định kỳ 4-6 tháng/ lần.
Anh Thy