Đồ ăn cho người niềng răng ngon – Gợi ý thực đơn 7 ngày

Đồ ăn cho người niềng răng ngon

Trong quá trình chỉnh nha, ăn uống là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là niềng răng mắc cài. Lực tác động kéo chỉnh răng của các khí cụ gây ra đau nhức cản trở ăn nhai. Lúc này, người niềng cần lựa chọn đồ ăn phù hợp để vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng mà giảm đau nhức, khó chịu. Thấu hiểu nỗi lòng của khách hàng, My Auris sẽ chia sẻ đồ ăn cho người niềng răng cùng xây dựng thực đơn 7 ngày phù hợp, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé. 

Vì sao người niềng răng cần có chế độ ăn riêng biệt? 

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và cũng là yếu tố giúp răng chắc khỏe. Vì thế, chúng ta không thể bỏ bữa và xem nhẹ chế độ ăn uống hàng ngày. Song, niềng răng là giai đoạn khá nhạy cảm vì răng chịu lực tác động của khí cụ chỉnh nha di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Dưới tác động của lực, răng sẽ đau nhức và có phần khó chịu. Lúc này, người niềng rất khó ăn nhai như bình thường. 

Thế nên, việc xây dựng thực đơn, lựa chọn đồ ăn cho người niềng răng phù hợp không chỉ giảm cảm giác đau, ăn uống thuận lợi mà còn đem đến cảm giác ngon miệng hơn. Đồng thời, chế độ ăn uống khoa học còn giúp hạn chế tổn thương nướu, đảm bảo sức khỏe cơ thể và răng miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, khi lựa chọn thực phẩm, người niềng răng cũng cần tập trung vào việc cung cấp vitamin và khoáng chất để củng cố sự rắn chắc cho răng. 

Ngoài ra, lựa chọn thực phẩm khoa học còn hạn chế được những tình trạng bung, tuột mắc cài hay dây cung cong vênh, đâm vào má. 

đồ ăn cho người niềng răng
Vì sao người niềng răng cần có chế độ ăn riêng biệt?

Niềng răng bao lâu có thể ăn uống như bình thường?

Thời gian ăn uống sau khi niềng răng được nhiều người quan tâm. Song, theo các bác sĩ, việc ăn uống sau khi niềng răng có thể sẽ gặp đôi chút khó khăn, đặc biệt là ở 2 giai đoạn: giai đoạn 1-2 tuần sau mới niềng răng và 1-3 ngày sau khi thay chun, siết dây cung định kỳ. Đây là những giai đoạn răng có thể đau nhiều và cản trở ăn nhai cần được chăm sóc kỹ. Còn lại các thời điểm khác thì người niềng có thể ăn uống bình thường. 

đồ ăn cho người niềng răng
Niềng răng bao lâu có thể ăn uống như bình thường?

Đồ ăn cho người niềng răng ngon, giảm đau nhức

Khi niềng răng, bạn hoàn toàn có thể ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Song, quan trọng cần chú ý chính là lựa chọn thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt để hạn chế tác động ăn nhai, giảm ma sát khí cụ nhằm giảm đau nhức. 

Sau đây là một số đồ ăn cho người niềng răng ngon được lựa chọn bởi đa số: 

  • Cháo, súp, cơm mềm: Đây đều là các món lỏng, mềm dễ nuốt giúp bổ sung chủ yếu carbohydrate cho cơ thể. 
  • Sữa, tôm, phô mai: Đây là các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và các khoáng chất củng cố răng chắc khỏe. Đồng thời, các thực phẩm này cũng rất giàu đạm, chất béo cần thiết cho cơ thể. 
  • Rau xanh: Người niềng răng lựa chọn đa dạng các loại rau xanh mà mình yêu thích để bổ sung. Quan trọng là hấp, luộc chín mềm để giảm đau nhức và vướng vào mắc cài. 
  • Trái cây: Đây là nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất cùng chất xơ có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, các loại trái cây như táo, chuối, dâu tây,… còn có tác dụng làm sạch răng hiệu quả. 

Bên cạnh các đồ ăn phù hợp cho người niềng răng, cũng cần chú ý tránh và giảm một số thực phẩm tác động đến răng, tăng đau nhức và ảnh hưởng kết quả niềng. Bao gồm:

  • Thực phẩm quá cứng, quá dính và dẻo: Các thực phẩm này đòi hỏi lực nhai nhiều, răng phải hoạt động liên tục nên tăng cảm giác đau và thậm chí là tăng bung tuột mắc cài, cong dây cung.
  • Thức ăn sậm màu: Thực phẩm này rất khó vệ sinh nhất là niềng mắc cài kim loại. Không chỉ làm thay đổi màu răng mà còn tăng nguy cơ phát sinh bệnh lý. 
  • Thực phẩm nhiều đường: Các loại bánh, kẹo, nước ngọt,… đều là thực phẩm chứa nhiều đường, tăng nguy cơ phát sinh bệnh lý sâu răng. Đặc biệt, đường bám vào men răng cùng với mắc cài khó vệ sinh. 
đồ ăn cho người niềng răng
Đồ ăn cho người niềng răng ngon, giảm đau nhức

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người niềng răng 

Khi xây dựng thực đơn cho người niềng răng cần chú ý các nguyên tắc để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giảm đau nhức cho răng:

  • Chia nhỏ bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn vừa đảm bảo ăn ngon miệng vừa giảm lượng thức ăn lớn trong 1 bữa. Từ đó, vẫn đáp ứng đủ năng lượng, dinh dưỡng 1 ngày và giảm đau nhức. 
  • Ưu tiên chọn thực phẩm dễ nuốt, dê tiêu: các món ăn nhẹ và dễ tiêu hóa như cháo, canh, súp hoặc thực phẩm được nấu mềm để dễ tiêu hóa và hấp thu đồng thời, giảm đau và giảm nguy cơ tổn thương răng niềng.
  • Tránh các loại thực phẩm cứng, gây khó chịu khi nhai: các loại thực phẩm cứng như kẹo, đồ chiên rán, hành, tỏi,… nên tránh sử dụng trong thời gian niềng răng vì chúng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương răng, tăng đau nhức,  và gây khó chịu cho người đeo niềng.
  • Đủ canxi và vitamin D:các thực phẩm như sữa, chế phẩm từ sữa, cá hồi, rau xanh rất cần thiết cho người niềng răng vì có khả năng chống viêm, bổ sung dinh dưỡng và tăng độ cứng chắc cho răng.
  • Uống đủ nước: nước rất cần cho quá trình hồi phục lợi và giảm nguy cơ sưng viêm lợi. Vì thế, trong giai đoạn niềng răng hãy chú ý bổ sung đủ mỗi ngày 2 lít nước, và nên ưu tiên nước lọc. 
  • Khi ăn nên xé nhỏ, cắt, nghiền thực phẩm để giảm tác động nhai. 
đồ ăn cho người niềng răng
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người niềng răng

Gợi ý thực đơn 7 ngày khi niềng răng 

Ngày thứ 1

  • Bữa sáng: 1 bát cháo yến mạch kết hợp cùng nấm và thịt gà xé nhỏ. Tráng miệng: 1 quả chuối.
  • Bữa trưa: canh bông cải thịt băm, cá hồi nướng, 1 bát cơm nấu mềm. 
  • Bữa chiều: bắp cải xào thịt bò bằm, cơm nấu mềm. Tráng miệng: ½ miếng thanh long. 

Ngày thứ 2

  • Bữa sáng: 1 Bát nui thịt bằm, tráng miệng 1 quả táo.
  • Bữa trưa: canh bí đỏ nấu tôm, cơm nấu mềm, gà quay xé nhỏ.
  • Bữa chiều: Canh rau củ hầm mềm, cơm trắng nấu mềm, 1 hũ sữa chua ít đường

Ngày thứ 3 

  • Bữa sáng: 1 bát phở bò nấu mềm, tráng miệng: 5 quả dâu tây
  • Bữa trưa: canh lươn nấu rau mầm, cơm nấu mềm, salad trái cây.
  • Bữa chiều: Bún gạo xào rau củ với thịt băm, Tráng miệng: 1 miếng đu đủ

Ngày thứ 4

  • Bữa sáng: Cháo gạo lứt thịt băm, tráng miệng 1 quả lê.
  • Bữa trưa: canh bí đỏ thịt băm, trứng luộc, cơm mềm.
  • Bữa chiều: cơm chiên rau củ thái nhỏ với thịt gà. Tráng miệng: 1 quả kiwi

Ngày thứ 5

  • Bữa sáng: smoothie dâu và chuối không đường, bánh mì cuộn mềm.
  • Bữa trưa: canh đậu hũ nấu nấm, cơm mềm, gà nướng xé sợi.
  • Bữa chiều: Nui nấu rau củ. Tráng miệng: 1 hũ sữa chua ít đường 

Ngày thứ 6

  • Bữa sáng: bún riêu cua, tráng miệng: 1 múi bưởi 
  • Bữa trưa: Khoai tây hấp mềm sốt thịt băm 
  • Bữa chiều: Cháo cá. Tráng miệng: 1 miếng xoài 

Ngày thứ 7

  • Bữa sáng: bánh mì sandwich, trứng ốp la. Tráng miệng: vài quả nho
  • Bữa trưa: canh cải xanh nấu tôm, cơm nấu mềm, thịt ba rọi kho mềm
  • Bữa chiều: Thịt viên nấu củ, cơm nấu mềm. Tráng miệng: 1 quả cam

Bên cạnh các bữa chính trong ngày, người niềng răng còn có thể bổ sung các bữa phụ bằng sữa ngũ cốc, sữa tươi, sữa bột, smoothie, salad,…. 

đồ ăn cho người niềng răng
Gợi ý thực đơn 7 ngày khi niềng răng

Trên đây là những thông tin về đồ ăn cho người niềng răng ngon, mong rằng mọi người có thêm kinh nghiệm trong xây dựng thực đơn ăn uống khi chỉnh nha. Điều này vừa đảm bảo dinh dưỡng, ổn định cân nặng, tránh tình trạng hóp má và suy nhược. Để biết thêm thông tin về niềng răng, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris lắng nghe tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.

Anh Thy 

chat zalo
messenger