Đi niềng răng có đau không là nỗi lo lắng của nhiều người, nhưng vẫn có rất nhiều người sợ đau khi niềng nên thói quen chần chừ thời gian làm ảnh hưởng đến thời gian dự kiến niềng răng. Chính vì vậy này, càng để lâu thì việc khắc phục các khuyết điểm sẽ khó khăn hoặc thậm chí không hiệu quả do tuổi tác. Vậy đi niềng răng có đau không và đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu địa chỉ niềng răng ít đau nhé!
Mục Lục
1. Những vấn đề bạn cần biết khi niềng răng
Niềng răng là phương pháp có sự hỗ trợ của các khí cụ trong quá trình chỉnh nha gồm mắc cài, dây cung hoặc khay niềng. Mục đích của phương pháp này chính là nắn chỉnh nha trong các trường hợp răng móm, hô, mọc lệch hay răng khấp khểnh. Từ đó các răng dịch chuyển do lực kéo của mắc cài hay lực đẩy của khay niềng giúp răng quay về vị trí đúng của khớp cắn. Về cơ bản, phương pháp niềng răng là kỹ thuật điều trị khớp cắn không xâm lấn đến mô lợi và xương hàm.
Tuy nhiên, phương pháp niềng răng cần đòi hỏi bạn phải đầu tư về thời gian đeo khay niềng hay mắc cài. Thông thường, thời gian đeo niềng trung bình sẽ kéo dài khoảng 12 – 24 tháng và dựa vào tình trạng tình trạng răng miệng của mỗi khách hàng sẽ có thời gian niềng khác nhau.
2. Đi niềng răng có đau không?
Trước tiên để trả lời câu hỏi này, bạn cần phải thăm khám tổng quát và điều trị tổng quát (nếu có). Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn về tình trạng răng hiện tại của bạn và các phương pháp chỉnh nha.
Nếu bạn đồng ý phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra và cũng như nói rõ bạn các bước niềng răng để bạn nắm được quy trình thực hiện. Và các giai đoạn niềng răng đau nhất là khi:
Giai đoạn niềng răng tách kẽ
Việc đặt thun tách kẽ được đặt ở kẽ giữa hai răng với độ dày khoảng 2mm nhằm tạo thành khoảng trống giúp răng di chuyển khi niềng. Có nhiều cách để tách kẽ răng nhưng đây là phương pháp khá phổ biến trước khi bắt đầu gắn mắc cài. Thời gian đặt kẽ khoảng 5 – 7 ngày.
Trong thời gian đặt thun tách kẽ xong, bạn sẽ cảm thấy ê buốt, cộm khó chịu hoặc cảm thấy hơi đau khi nhai. Cảm thấy bị vướng víu khi ăn nhai tại vị trí đặt thun tách kẽ. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần sau 1 – 2 ngày đầu tiên.
Giai đoạn nhổ răng khi niềng
Không ít trường hợp khách hàng phải bắt buộc nhổ răng để thuận tiện cho quá trình răng di chuyển. Thông thường khi nhổ răng bác sĩ sẽ dùng thuốc tê nên bạn không cần phải quá lo lắng về giai đoạn nhổ răng có đau không.
Thêm vào đó, trước khi tiến hành gắn mắc cài trên thân răng. Bạn phải đảm bảo tình trạng sức khỏe răng miệng tốt. Ngược lại, nếu bạn không may gặp các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,.. bạn phải điều trị dứt điểm trước khi niềng răng.
Giai đoạn siết răng định kỳ
Sẽ áp dụng cho phương pháp niềng răng khi bạn chọn niềng răng mắc cài vào mỗi tháng để siết răng định kỳ. Đồng thời, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng răng di chuyển và bạn sẽ cảm thấy hơi đau vì phải tăng tác dụng lực của dây cung.
Ngoài ra, trường hợp bạn đau do khí cụ hoặc trầy xước môi và má. Nếu bạn gặp tình trạng này thì hãy gọi ngay cho bác sĩ, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng đau nhức và kê thuốc giảm đau hoặc bạn có thể áp dụng giảm cơn đau hiệu quả tại nhà. Nhờ thế, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và dĩ nhiên bạn không thể “đầu hàng” cơn đau do khay niềng gây ra đúng không nào.
3. Giai đoạn nào xấu khi đi niềng răng
Nói đến giai đoạn niềng răng thì phải nói đến thời gian đầu niềng khi gắn mắc cài. Vì lúc này khoang miệng chưa quen với sự “hiện diện” của mắc cài và dây cung, các răng còn lộn xộn, khấp khểnh nên gây ra cho bạn cảm giác vướng víu và khó chịu. Trong giai đoạn này, có một số khách hàng không thoải mái trong quá trình ăn uống cũng như trong giao tiếp hoặc thậm chí bị stress.
Khoảng 3 tháng sau khi niềng răng, thẩm mỹ gương mặt có thể bị ảnh hưởng với các vấn đề như hóp má, hóp thái dương.. Đặc biệt, với những trường hợp bạn phải nhổ răng sẽ xuất hiện khe thưa trên răng gây mất thẩm mỹ.
Tuy nhiên, bạn ơi, đừng lo lắng quá nhé vì đây là những biểu hiện tạm thời trong thời gian đầu niềng răng. Tại nha khoa My Auris các đội ngũ bác sĩ luôn đồng hành cùng bạn trong giai đoạn này để có những phương pháp khắc phục kịp thời, Bạn cũng cần chú ý và bổ sung các chất dinh dưỡng, giữ tình thần thoải mái trong suốt quá trình chỉnh nha nhé!
4. Những cách vượt qua những nỗi sợ hãi trong ngày đầu niềng răng
Những cách dưới đây giúp bạn thoải mái để vượt qua những ngày đầu niềng răng:
- Chế độ ăn uống hợp lý: Việc bạn thưởng thức những món ăn như luộc, hấp, sữa chua hay nước ép trái cây. Bạn cần hạn chế những thức ăn cứng hoặc giòn để tránh gây tổn thương và tránh tác động mạnh làm lệch hàm hay đứt dây cung.
- Chườm đá lạnh hoặc sử dụng sáp nha khoa: Ban cũng có thể sử dụng túi chườm lạnh và massage ở hai bên má để giảm đau hiệu quả. Trong các trường hợp bạn, bạn bị nhiệt trên má hay lợi bị cọ xát với mắc cài. Bạn cũng có thể sử dụng sáp nha khoa bất cứ khi nào. Sap này có chức năng làm hạn chế vết loét, bảo vệ các bộ phận má – môi – nướu và đặc biệt tránh được các trường hợp đau nhức.
Tuy vậy, trong những trường hợp bạn phát hiện đau bất thường trong quá trình niềng răng, bạn nên liên hệ với Bác sĩ điều trị để được hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, độ tuổi niềng răng thích hợp sẽ ở độ tuổi 13 – 16 vì lúc này xương hàm đang trong thời kỳ phát triển nên việc di chuyển răng sẽ dễ dàng hơn, giảm thiểu được tình trạng đau nhức.
Nha khoa My Auris là địa chỉ nha khoa uy tín tại khu vực phía Nam với đội ngũ bác sĩ thực hiện nhanh chóng và được đào tạo tại trường ĐH Y Dược với chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt. Giúp khách hàng an tâm trong quá trình niềng răng và đặc biệt ít chịu cảm giác đau đớn của việc niềng răng.