Dây cung niềng răng bị cong và các vấn đề thường gặp

Dây cung niềng răng bị cong và các vấn đề thường gặp ở dây cung khi niềng răng

Dây cung là một trong những khí cụ chỉnh nha, kéo chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Trong quá trình niềng răng, dây cung thường gặp nhiều vấn đề như bị cong, bung tuột,… Nếu không nhận biết và có cách khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha cũng như mô mềm. Để tìm hiểu về dây cung niềng răng bị cong và các vấn đề thường gặp của dây cung, hãy cùng My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé. 

Dây cung niềng răng là gì? 

Dây cung là một trong những khí cụ không thể thiếu trong niềng răng mắc cài. Dây cung có cấu tạo dài và mảnh, gắn trong rãnh mắc cài cố định ở mặt ngoài của răng. Trong quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ tác động lực kéo để dây cung kéo chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm. 

Với niềng răng mắc cài thường, bác sĩ sẽ dùng dây thun cố định mắc cài và dây thun. Với niềng răng mắc cài tự động, dây cung sẽ được luồn trong rãnh mắc cài và trượt tự do với khóa đóng mở tự động mà không cần dây thun cố định.

dây cung niềng răng bị cong
Dây cung sẽ được luồn trong rãnh mắc cài

Tác dụng của dây cung trong niềng răng 

Công dụng chính của dây cung là điều chỉnh các răng sai lệch, không đúng vị trí về chuẩn khớp cắn trên cung hàm. Tuy nhiên, tùy vào mỗi giai đoạn niềng răng, dây cung sẽ có công dụng khác nhau: 

Giai đoạn làm đều răng

Dây cung sử dụng trong giai đoạn đầu niềng răng đòi hỏi phải có độ cứng thấp, độ đàn hồi cao. Trong giai đoạn này thường sử dụng dây cung niti với kích thước 0.014 và 0.016 là loại dây cung lý tưởng để chỉnh các răng đều trên cung hàm. 

Giai đoạn đóng khoảng 

Giai đoạn đóng khoảng là giai đoạn quan trọng nhất trong niềng răng. Giai đoạn này, người niềng có thể cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt trên khuôn mặt mình. 

Dây cung Stainless Steel có kích thước 0.016 x 0.025 và 0.019 x 0.025 là loại dây cung được sử dụng trong giai đoạn này nhằm mở rộng không gian sau, chỉnh răng phía trước cũng như chỉnh sự chênh lệch ở 2 hàm. 

Giai đoạn điều chỉnh khớp cắn và duy trì 

Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung niềng răng Niti với kích thước 0.019 x 0.025 điều chỉnh khớp cắn. Dây cung này có lực kéo nhẹ nhàng, không gây cảm giác đau tức, khó chịu. 

dây cung niềng răng bị cong
Tác dụng của dây cung trong niềng răng

Vì sao dây cung niềng răng bị cong? 

Có thể bắt đầu khi niềng hoặc trong quá trình niềng. 

  • Trước khi niềng: Việc lựa chọn nha khoa kém chất lượng, sử dụng khí cụ không đảm bảo có thể sẽ có những dây cung cong ngay từ ban đầu. 
  • Trong quá trình niềng: Trong quá trình niềng, dây cung bị cong do tác động lực va đập mạnh của tai nạn hay vận động hoặc lực ăn nhai quá mạnh. 

Dây cung vênh thỉnh thoảng tuột ra khỏi ống và không thể kéo chỉnh đưa ra về đúng vị trí trên cung hàm. Điều đáng nói, dây cung bị cong không dễ quan sát và thường không gây ra bất kỳ cảm giác nào nên nhiều người không để ý. Hầu hết phát hiện dây cung niềng bị cong qua thăm khám, kiểm tra bởi bác sĩ. 

dây cung niềng răng bị cong
Dây cung bị cong không dễ quan sát

Dây cung bị tuột khỏi mắc cài thường gặp 

Bên cạnh dây cung bị tuột do cong vênh thì có nhiều trường hợp làm dây cung tuột ảnh hưởng đến lực kéo răng mà người niềng cần chú ý:

  • Dây cung tự tuột: Lực siết răng quá mạnh tạo áp lực lớn lên dây cung hoặc các chốt của mắc cài gãy làm dây cung tự tuột ra. Hoặc trường hợp dây thun cố định mắc cài bị bị đứt cũng làm tuột mắc cài ra bên ngoài.
  • Dây cung bị thừa: Khi các răng di chuyển, dây cung có thể bị thừa ở phần cuối và thò dài ra ngoài. Trường hợp này nếu không được xử lý thì phần dây cung thừa sẽ đâm vào má, lợi gây đau đớn, viêm loét mô mềm. Hơn nữa, dây cung thừa cũng có thể khiến cho nó bị cong vênh và lệch, bung ra bên ngoài. 
  • Niềng răng bị đứt dây cung: Thêm một trường hợp phổ biến nữa diễn ra là dây cung bị đứt, bung tuột rơi ra ngoài. 
dây cung niềng răng bị cong
Dây cung bị tuột khỏi mắc cài thường gặp

Phải làm gì để tránh dây cung cong và tuột ra bên ngoài?

Trong giai đoạn đầu của quá trình chỉnh nha, dây cung rất dễ bị cong và bung tuột ra bên ngoài. Giải pháp hiệu quả nhất chính là nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ. Song, nếu bạn chưa có thời gian hay không thể đến nha khoa ngay, có thể sử dụng sáp nha khoa hỗ trợ. 

Hãy lấy lượng sáp nha khoa vừa đủ, vo tròn lại và gắn chặt vào các rãnh mắc cài giúp dây cung tạm thời không tuột ra ngoài. Lưu ý, khi đặt sáp nha khoa nên đặt đúng dây cung vào giữa các rãnh, tránh đặt lệch. 

Song, bạn vẫn phải đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và khắc phục sớm nhất bởi sáp nha khoa chỉ là giải pháp tạm thời. Bác sĩ sẽ tháo bỏ dây cung cũ và lắp cái mới. Quá trình diễn ra nhẹ nhàng, không gây đau và mất nhiều thời gian. 

Đồng thời, trong quá trình chỉnh nha, để tránh dây cung bị cong vênh, tuột ra ngoài, người cần chú ý:

  • Đánh răng nhẹ nhàng, cẩn thận. Với những vị trí mà bàn chải khó tiếp cận, người niềng nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng,… để tăng hiệu quả làm sạch, loại bỏ mảng bám.
  • Tránh ăn đồ ăn quá cứng, quá dai và có khả năng bám dính cao
  • Hạn chế cắn, nhai bằng răng cửa
  • Chú ý vận động nhẹ nhàng 
dây cung niềng răng bị cong
Phải làm gì để tránh dây cung cong và tuột ra bên ngoài?

Các vấn đề thường gặp khi đeo dây cung 

Trong quá trình chỉnh nha, dây cung có thể sẽ gây ra nhiều tác động đến sức khỏe răng miệng và gây đau, khó chịu cho người niềng. Sau đây là một số trường hợp phổ biến: 

Dây cung đâm vào má 

Phần đầu dây cung khi mới đeo niềng có xu hướng đâm vào hai bên má gây đau và khó chịu. Giải pháp khi đó là dùng sáp nha khoa bôi lên và liên hệ bác sĩ để khắc phục. 

Tuyệt đối không tự ý dùng tay uốn cong 2 đầu dây cung nếu như dây thừa. Bởi việc này có thể làm dây cung bị lệch và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả niềng sau này.

Bung, đứt dây cung 

Đây là tình trạng phổ biến khi chỉnh nha. Tình trạng này xảy ra do quá trình ăn nhai hoặc bị tác động bởi một lực lớn gây nên. Việc ăn nhai những loại thức ăn quá cứng, dai trong thời gian đầu niềng răng vừa gây đau nhiều vừa tăng khả năng làm gãy dây cung.

Nuốt dây cung khi niềng răng 

Nghe có vẻ đáng sợ, song vẫn có trường hợp này xảy ra nhưng hiếm hơn so với đứt, bung tuột dây cung. Trường hợp nuốt phải dây cung có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên cuống họng, gây rách cổ họng hoặc nặng hơn là thủng ruột bởi hầu hết dây cung được làm từ kim loại.

dây cung niềng răng bị cong
Các vấn đề thường gặp khi đeo dây cung

Trên đây là những thông tin về dây cung niềng răng, mong rằng giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề và có kinh nghiệm trong chỉnh nha. Nếu vẫn còn lo lắng, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé. 

Anh Thy

chat zalo
messenger