Với mong muốn sở hữu một hàm răng đều đặn cùng nụ cười rạng rỡ, nhiều người lựa chọn thực hiện niềng răng để cải thiện các khuyết điểm răng hô, thưa, móm,… Nhờ hiệu quả vượt trội mà nhu cầu chỉnh nha ngày càng tăng, áp dụng cho mọi độ tuổi. Tuy nhiên, với người lớn, cụ thể là 45 tuổi có nên niềng răng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết sau cùng nha khoa My Auris.
Mục Lục
Độ tuổi được các sĩ khuyến khích thực hiện niềng răng là bao nhiêu?
Niềng răng là kỹ thuật hữu ích hỗ trợ khắc phục các vấn đề về hàm răng như hô, móm, răng thưa, khớp cắn ngược,…. Việc niềng răng giúp sửa đổi các vị trí chi tiết răng bị lệch trên cung hàm, tạo một nụ cười đẹp và tăng cường sự tự tin cũng như duy trì tốt sức khỏe.
Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng hàm, một phần do di truyền, hoặc bắt nguồn từ những thói quen không tốt khi còn nhỏ như đẩy lưỡi, mút tay, đặt lưỡi sai vị trí,…
Các vấn đề liên quan đến tính thẩm mỹ răng hàm xuất hiện từ sớm, do đó các bác sĩ thường khuyến nghị mọi người nên bắt đầu niềng răng vào độ tuổi từ 9 đến 16 tuổi. Khi cơ thể đang trong giai đoạn phát triển và xương hàm vẫn còn linh hoạt. Việc điều chỉnh hàm răng và vị trí của chúng ở độ tuổi này sẽ dễ dàng hơn, cũng như nhanh chóng đạt được kết quả niềng tốt nhất.
Thực tế 45 tuổi có nên niềng răng không?
Hiện có nhiều lo ngại về giới hạn độ tuổi trong niềng răng, 45 tuổi có nên niềng răng không? Theo chia sẻ từ bác sĩ, người trên 45 tuổi hay thậm chí là 50 tuổi vẫn có thể thực hiện niềng răng nếu gặp các khuyết điểm răng miệng.
Với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật hiện đại thì độ tuổi chỉnh nha không hề bị giới hạn. Dù là trẻ em hay người trưởng thành, người lớn tuổi đều có giải pháp niềng phù hợp để mang lại hiệu quả cao, đảm bảo khôi phục chức năng của răng hàm.
Tuy nhiên, với người lớn khi niềng sẽ là trường hợp phức tạp. So với trẻ em thì người lớn sẽ khó dịch chuyển răng hơn, bởi xương hàm và răng lúc này đã phát triển hoàn thiện, cứng chắc. Đồng thời trong chỉnh nha, bạn phải nhổ răng, gắn minivis để giúp răng dịch chuyển hiệu quả hơn (trong trường hợp móm hay hô nặng).
Một số trường hợp còn gặp những bệnh lý răng miệng như mòn men răng, viêm tủy, viêm nướu,… Lúc này việc can thiệp niềng răng sẽ cần nhiều thời gian hơn, yêu cầu kỹ thuật cao để hỗ trợ nắn chỉnh răng mà không gây bất kỳ rủi ro nào.
45 tuổi niềng răng mất bao lâu?
Độ tuổi càng cao thì thời gian niềng răng sẽ càng kéo dài. Do đó, 45 tuổi nếu quyết định chỉnh nha sẽ cần nhiều thời gian hơn để đạt được hiệu quả như mong muốn. Cụ thể, bạn cần trung bình từ 24 đến 36 tháng để răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.
Thời gian chỉnh nha của mỗi người sẽ thay đổi tùy vào một số yếu tố ảnh hưởng sau:
- Tình trạng răng ban đầu: Nếu răng của bạn không có nhiều vấn đề và chỉ cần điều chỉnh đơn giản, thì thời gian niềng sẽ rút ngắn hơn so với người có tình trạng khuyết điểm nặng.
- Phương pháp chỉnh nha: Mỗi kỹ thuật đều có thời gian niềng khác nhau. Trong đó tiết kiệm thời gian nhất là niềng răng mắc cài tự khóa và niềng răng với khay niềng vô hình.
- Tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ: Việc tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ niềng và duy trì cách chăm sóc răng miệng khoa học sẽ giúp quá trình niềng răng diễn ra nhanh hơn.
Nhìn chung, với người 45 tuổi thì quá trình niềng cần tính kiên nhẫn hơn so với người trẻ. Do đó, hãy cân nhắc liệu bạn có đủ kiên nhẫn để thực hiện niềng răng hay không.
Lợi ích và hạn chế khi niềng răng ở độ tuổi 45
Thực tế, ở độ tuổi 45 nếu quyết định niềng có thể không quá chú trọng đến tính thẩm mỹ, nhưng mích đích chính là cải thiện sức khỏe răng miệng. Cụ thể, các kỹ thuật niềng sẽ mang lại một số lợi ích và hạn chế sau:
Lợi ích niềng răng
- Hỗ trợ điều chỉnh khớp cắn ở hai hàm trở nên cân đối, giúp khuôn mặt hài hòa hơn.
- Khớp cắn hàm trên lẫn hàm dưới ăn khớp và thuận tiện việc nghiền nát thức ăn hơn, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Hoạt động ăn nhai được ổn định, tránh tình trạng đau khớp hàm, rối loạn khớp thái dương hàm.
- Không còn tình trạng nói ngọng, nói không rõ chữ.
- Hàm thẳng đều giúp hạn chế tình trạng giắt thức ăn và vệ sinh khoang miệng được dễ dàng hơn.
Hạn chế khi niềng răng
- Phương pháp niềng trở nên phức tạp hơn, người niềng có thể cần phải nhổ răng hoặc mài răng trước khi niềng.
- Mất nhiều thời gian và số lần tái khám thường xuyên hơn.
Mọi hạn chế và rủi ro khi niềng đều được giảm thiểu khi bạn thực hiện chỉnh nha ở nha khoa uy tín. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn có được kế hoặc niềng chi tiết, quy trình chuẩn,… Lúc này, dù 45 tuổi nhưng chỉnh nha vẫn mang lại hiệu quả không kém khi so với người trẻ.
Phương pháp niềng răng hiệu quả cho người 45 tuổi
Bác sĩ cũng gợi ý đến bạn một số phương pháp nắn chỉnh răng dành cho người 45 tuổi:
Niềng răng mắc cài tự khóa
So với niềng răng mắc cài kim loại thường thì loại tự khóa sẽ được dùng phổ biến hơn. Nhờ có sự cải tiến hệ thống nắp trượt tự động, giúp cố định dây cung trong rãnh mắc cài mà không cần đến dây thun. Niềng răng mắc cài tự khóa sẽ giảm lực ma sát lên má. Đồng thời thời gian chỉnh nha cũng được rút ngắn đi. Chi phí điều trị 35.000.000 – 45.000.000 VND.
Niềng răng mắc cài sứ
Phương pháp sử dụng mắc cài được làm từ sứ cao cấp, kết hợp với hệ thống dây cung cùng các khí cụ hỗ trợ giúp tạo lực kéo, nắn chỉnh răng về đúng vị trí trong muốn. Loại mắc cài này sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ tốt hơn. Tuy nhiên, vật liệu sứ khá dễ vỡ, có thể làm gián đoạn quá trình niềng nếu mắc cài bị sút ra. Chi phí điều trị từ 30.000.000 – 40.000.000 VND.
Khay niềng trong suốt
Khay niềng vô hình được nhiều người quan tâm, lựa chọn. Sử dụng bộ khay niềng được thiết kế riêng theo từng giai đoạn với ưu điểm thẩm mỹ cao, ôm sát thân răng giúp răng dịch chuyển nhanh. Tuy nhiên, mức chi phí của kỹ thuật điều trị này khá cao, dao động từ 60.000.000 – 150.000.000 VND.
Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn biết được 45 tuổi có nên niềng răng không? Ở độ tuổi này bạn vẫn có thể niềng nếu có nhu cầu, tuy nhiên đừng quên bước thăm khám với bác sĩ trước khi điều trị. Bởi khi thăm khám bạn sẽ được kiểm tra tổng quát và có phác đồ điều trị riêng, tương ứng với tình trạng thực tế. Từ đó giúp mang lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất và hạn chế các biến chứng không mong muốn.
Yến Nhi