Nhiều người lựa chọn phương pháp bọc răng sứ để sở hữu hàm răng đều đẹp, cũng như khôi phục chức năng ăn nhai. Hơn nữa, phương pháp này giúp cải thiện tính thẩm mỹ và tiết kiệm thêm thời gian so với các biện pháp chỉnh nha thông thường.
Tuy nhiên, có nên bọc răng sứ hay không? Ưu nhược điểm ra sao là những vấn đề khách hàng lo lắng răng thật sẽ yếu đi hoặc tuổi thọ răng sứ không cao. Thực tế phương pháp bọc răng sứ như thế nào, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Những ưu điểm của bọc răng sứ không nên bỏ lỡ
Với thắc mắc có nên bọc răng sứ không là câu hỏi chung của nhiều khách hàng khi có nhu cầu bọc răng sứ. Nếu trường hợp bọc răng sứ được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao, cùng với sự hỗ trợ với những trang thiết bị hiện đại, nhờ đó mang đến nhiều lợi ích và đem lại những lợi ích sau:
Đem lại thẩm mỹ cao cho khuôn mặt
Lớp sứ mỏng bao phủ toàn bộ răng, đồng thời giúp che đi khuyết điểm. Nhờ đó, giúp cho hàm răng trở nên đều đặn và trắng sáng hơn.
Ngoài ra, răng sứ có nhiều mức độ màu sắc khác nhau, từ đó giúp khách hàng có thể lựa chọn theo sở thích với tình trạng răng gốc.
Độ bền của răng sứ cao
Hiện nay, trên thị trường có 2 dòng răng sứ được sử dụng phổ biến gồm răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Trong đó, răng sứ kim loại có tuổi thọ khoảng từ 5 – 7 năm và răng toàn sứ từ 15 – 20 năm. Nếu bạn biết cách chăm sóc răng sứ tốt thì có thể kéo dài tuổi thọ lâu hơn so với dự kiến.
Khả năng chống bám màu tốt
Các mão răng sứ được phủ lớp sứ kháng màu, nhờ đó răng sứ sẽ chống bám màu từ đồ ăn hay các thức uống. Đồng thời, mão răng sứ không bị xỉn màu hay bị ố vàng theo thời gian.
Đảm bảo chức năng ăn nhai
Ngoài độ bền cao, răng sứ còn biết đến có khả năng chịu nhiệt và chịu lực rất tốt, tương đương với răng thật. Do vậy, khi khách hàng có thể ăn uống những món mà mình yêu thích mà không phải kiêng cữ quá nhiều.
Bảo vệ cùi răng thật
Không chỉ giúp phục hình lại hình dáng của răng bị vỡ, mẻ mà còn giúp bảo vệ răng thật khỏi vi khuẩn, mảng bám.
Với những trường hợp răng đã lấy tủy, bác sĩ sẽ khuyến khích bọc răng sứ để bảo vệ răng thật được tốt hơn.
Bên cạnh những ưu điểm của bọc răng sứ đã liệt kê ở trên, thì phương pháp này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm mà bạn nhất định phải biết.
Nhược điểm của bọc răng sứ nhất định phải biết
Phương pháp bọc răng sứ là kỹ thuật bắt buộc phải mài cùi răng thật. Điều này, khiến cho nhiều khách hàng cần phải cân nhắc, trước khi quyết định có thực hiện hay không.
Răng thật bị xâm lấn
Để mão răng sứ gắn cố định trên thân răng cùi răng thật, gây tác động đến cấu trúc răng. Đây cũng chính là hạn chế lớn nhất của phương pháp bọc sứ và dẫn đến một số vấn đề ảnh hưởng như:
- Cấu trúc răng thật bị tác động dẫn đến việc sai lệch khớp cắn và rối loạn khớp thái dương hàm;
- Răng dễ bị ê buốt, đau nhức, nhất là khi đánh răng hoặc ăn uống;
- Mài răng sai tỷ lệ có thể làm ảnh hưởng xấu đến tủy răng.
Răng trở nên nhạy cảm hơn
Với những trường hợp những người có răng nhạy cảm, nên việc mài đi những chiếc răng khỏe mạnh sẽ làm giảm độ phản ứng của răng. Đặc biệt trong những trường hợp đồ ăn, nước uống..Lâu dài sẽ làm cản trở quá trình ăn nhai hoặc thậm chí biếng ăn.
Tuổi thọ không cao khi sử dụng
Tuổi thọ của răng sứ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: vật liệu sứ, tay nghề bác sĩ, cách chăm sóc răng,..Tuy nhiên, răng sứ rất khó để tồn tại vĩnh viễn như răng thật.
Như đã tìm hiểu, tuổi thọ trung bình của răng sứ từ 10 – 20 năm và có thể rút ngắn hơn, nếu như khách hàng sử dụng các dòng sứ có chất lượng trung bình.
Chi phí bọc răng sứ cao
Hiện nay, giá làm răng sứ kim loại sẽ dao động khoảng 1 – 3 triệu đồng/răng, và răng toàn sứ từ 4 – 20 triệu đồng/răng. Nếu số lượng răng càng nhiều thì chi phí sẽ càng cao. Do vậy, không phải ai cũng có điều kiện để làm răng sứ.
Sau khi tìm hiểu những nhược điểm của bọc răng sứ mang đến nhiều tiềm ẩn rủi ro. Nếu mài răng không đúng tỷ lệ, chạm vào buồng tủy thì có thể khiến răng bị ê buốt. Bên cạnh đó, nếu sử dụng răng sứ kém chất lượng có thể gây ra kích ứng nướu răng. Do vậy, bạn hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, cung cấp mão răng sứ tốt để thực hiện phương pháp này.
Những trường hợp NÊN bọc răng sứ
Bọc răng sứ là kỹ thuật được các bác sĩ chỉ định cho những trường hợp gặp các khuyết điểm ở răng như vỡ mẻ răng, hở kẽ răng, răng thưa, răng mọc lệch lạc,.. Vậy đâu là những trường hợp nên bọc răng sứ?
Dưới đây là một số trường hợp mà các bác sĩ nha khoa khuyến khích nên bọc răng sứ:
- Trường hợp bọc răng sứ cho răng sâu: Mục đích bọc răng sứ cho răng sâu giúp bảo vệ cùi răng thật để tránh tác động bên ngoài, đồng thời ngăn chặn các vi khuẩn gây sâu răng một cách triệt để.
- Trường hợp bọc sứ cho răng hư, răng chữa tủy: Răng sau khi chữa tủy thường rất yếu, nếu không tiến hành bọc sứ sẽ gây ra viêm nhiễm, hư tổn, đồng thời mất răng vĩnh viễn;
- Trường hợp bọc sứ cho răng không đều: sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn so với nhiều phương pháp niềng;
- Trường hợp bọc sứ cho răng hô, móm: Khi mọc răng chìa ra ngoài, ôm lấy răng hàm đối diện, bằng cách mài đi những chiếc cùi răng thật, đồng thời giúp cho răng sứ mang lại hàm răng đều, đẹp.
- Trường hợp bọc sứ cho răng ố vàng: Với những trường hợp không thể bị tẩy trắng răng. Phương pháp bọc răng sứ sẽ giúp bạn sở hữu một hàm răng trắng đẹp, đều màu.
Những trường hợp KHÔNG nên bọc sứ
Sai lệch khớp cắn do cấu trúc xương hàm
Với những trường hợp sai lệch khớp cắn (hô, móm) do cấu trúc xương hàm thì phương pháp bọc răng sứ sẽ không mang lại hiệu quả khi phục hình.
Giải pháp tốt nhất là phải bắt buộc phẫu thuật sẽ giúp đưa hàm về đúng vị trí khớp cắn.
Răng quá nhạy cảm
Trường hợp răng quá nhạy cảm thì bạn không nên bọc răng sứ. Trong quá trình này, bọc răng sứ bắt buộc phải mài cùi răng thật. Điều này sẽ làm tổn thương đến cấu trúc răng thật, khiến cho răng nhạy cảm và bạn không thể ăn uống bình thường được.
Trường hợp răng bị lung lay
Với những người trưởng thành, khi răng bị lung lay thì đồng nghĩa chiếc răng này không thể sử dụng hoặc bị mất răng vĩnh viễn. Lúc này, chân răng không còn chắc chắn, nên khi thực hiện mài cùi răng sẽ khiến răng yếu hơn, và không có tác dụng ăn nhai.
Trường hợp răng bị viêm nha chu, nhiễm trùng nặng
Đối với những trường hợp này, việc điều trị theo các phương pháp khác sẽ không tác dụng phục hồi răng thật. Với những trường hợp răng bị hư hại, nhiễm trùng nặng cũng không thể thực hiện mài cùi để bọc sứ. Do vậy, trường hợp này thường chỉ định nhổ bỏ răng và chỉ định trồng răng mới. Chẳng hạn sử dụng kỹ thuật trồng răng bắc cầu, răng implant.
Cách chăm sóc răng sau khi bọc sứ
Song song việc tìm hiểu về các ưu nhược điểm cũng như các trường hợp nên hay không nên bọc răng sứ. Bạn cũng nên tìm hiểu những cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc sứ là điều hết sức quan trọng để tăng tuổi thọ của răng. Đồng thời, phòng ngừa những biến chứng nếu có. Do vậy, bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây:
- Không sử dụng các thức ăn quá dai hoặc cứng vì chúng có thể làm giảm độ bền của răng, thậm chí gây nứt vỡ răng;
- Bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho răng như canxi, vitamin, khoáng chất,.. có trong rau củ, trứng, sữa, phô mai,..
- Từ bỏ thói quen xấu như tật nghiến răng, cắn chặt răng, cắn móng tay,..
- Tái khám răng theo đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra chất lượng của răng sứ. Nhờ đó, phát hiện kịp thời các vấn đề răng miệng bất thường;
- hãy cạo vôi răng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần và đánh răng thường xuyên 2 lần mỗi ngày. Đồng thời, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng.
Trên đây là những nội dung liên quan về có nên bọc răng sứ sẽ giúp bạn hết băn khoăn và lo lắng trước khi quyết định thực hiện. Để đảm bảo hiệu quả, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi để đáp ứng các quy trình thực hiện đúng cách và theo tiêu chuẩn với trang thiết bị tiên tiến.
Kim Dung