Chảy máu chân răng là bệnh gì?

chảy máu chân răng là bệnh gì

Chảy máu chân răng là bệnh gì?- Chảy máu chân răng là tình trạng răng miệng thường gặp, có thể xảy ra sau khi bạn đánh răng, ăn thức ăn cứng hoặc chảy máu chân răng khi bình thường. Tuy vậy, đây là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng, bạn nên điều trị dứt điểm để tránh bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Mục Lục

Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu ở phần lợi, nướu, thường xuất hiện khi chải răng. Ngoài chảy máu chân răng, sẽ kèm theo một số triệu chứng như hôi miệng, sưng nướu,..

chảy máu chân răng là bệnh gì
Chảy máu chân răng là gì?

Nguyên nhân chảy máu chân răng

Tình trạng chảy máu chân răng là triệu chứng bệnh lý răng miệng phổ biến và thường gặp các dấu hiệu sau:

Viêm lợi 

Là tình trạng lợi bị sưng, viêm hay tổn thương dẫn đến tình trạng răng bị chảy máu. Nguyên nhân có thể do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt, không loại bỏ hết thức ăn thừa và cao răng bám ở chân răng. Vì thế vôi răng không được lấy định kỳ sẽ càng ngày gây viêm lợi chảy máu.

Ngoài việc lấy vôi răng và vệ sinh các kẽ răng, đặc biệt điều trị viêm lợi thì tình trạng chảy máu chân răng sẽ được cải thiện.

Các bệnh lý răng miệng

Tình trạng sâu răng ở kẽ răng thường xảy ra do việc đánh răng thường khó làm sạch nên thức ăn dễ bị động lại chỗ sâu. Vì thế nên dễ bị viêm lợi, nhiễm trùng chân răng gây ra chảy máu lợi.

Răng sâu khiến người bệnh có xu hướng nhai ở bên răng sâu sẽ gây ra đau và ê buốt. Ngoài ra, bạn cần điều trị răng sâu và vệ sinh các mảng bám cao răng mới có thể điều trị triệt để và tránh các viêm lợi chảy máu chân răng.

chảy máu chân răng là bệnh gì
Bạn nên thăm khám tình trạng chảy máu chân răng để phương pháp điều trị hiệu quả

Chấn thương lợi 

Chấn thương có thể gặp khi chà xát mạnh lên răng, va đập vào lợi hoặc đánh răng quá mạnh,.. sẽ khiến lợi bị chấn thương. Thông thường, lợi khỏe mạnh có màu hồng nhạt. Vì thế, để bảo vệ nướu khỏe mạnh bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách và sử dụng bàn chải không quá cứng.

 Nguyên nhân khác 

Đôi khi chảy máu chân răng không phải dấu hiệu của bệnh lý răng miệng mà do những nguyên nhân sâu xa mà đến từ sức khỏe, cụ thể như:

  • Thiếu vitamin K: Vitamin K là yếu tố quan trọng cho cơ thể có chức năng đông máu. Nếu thiếu hụt chất này sẽ khiến cơ thể dễ bị chảy máu và khó ngừng hơn. Ngoài ra, người thiếu vitamin K thường sẽ dùng kháng sinh dài ngày làm giảm lượng lợi khuẩn đường ruột, chế độ ăn kém do thiếu vitamin K tự sinh
  • Bệnh lý về gan: Gan là cơ quan nội tạng có nhiều chức năng quan trọng đối với sức khỏe và sự sống của cơ thể, một trong số đó có chức năng đông máu. Người mắc bệnh về gan hoặc nghiện rượu mức làm suy giảm chức năng gan sẽ gặp nhiều hệ lụy sức khỏe, trong đó tình trạng thường gặp là chảy máu chân răng nhưng không quá nghiêm trọng.
  • Tiểu đường: Viêm lợi và chảy máu chân răng là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường nằm trong các biến chứng nhiễm trùng. Tuy vậy, để điều trị viêm nướu cho người bị tiểu đường cần phải đo lượng đường huyết (mức glucose trong máu). 
  • Các bệnh ung thư: Các bệnh ung thư như đa u tủy, bệnh bạch cầu có thể gây chảy máu lợi rất nghiêm trọng. Ngoài các nguyên nhân liên quan đến chảy máu chân răng như: nghiện thuốc lá, điều trị xạ trị ung thư, HIV, sang chấn,..

Cách trị chảy máu chân răng tại nha khoa như thế nào?

Trước tiên, khi bị chảy máu chân răng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt khám và kiểm tra. Từ đó xác định nguyên nhân, sau đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời. 

Hầu hết các trường hợp chảy máu chân răng sẽ giảm và hết hẳn sau khi kết hợp điều trị của bác sĩ khi áp dụng các biện pháp sau:

Lấy cao răng 

Cần loại bỏ hết cao răng, các mảng bám răng gây viêm lợi, tụt lợi và cuối cùng là chảy máu chân răng. Sau đó, tùy vào tình trạng viêm lợi bị viêm lợi mà bác sĩ sẽ gợi ý thêm thuốc điều trị để lợi phục hồi hoàn toàn. 

chảy máu chân răng là bệnh gì
Vệ sinh răng miệng trước khi điều trị tình trạng chảy máu chân răng

Chữa răng sâu 

Nếu răng bị sâu hoặc răng bị nhiễm trùng. Bạn cần điều trị và khắc phục các lỗ sâu. Đặc biệt vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh thức ăn thừa bám vào sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi gây ra tình trạng viêm lợi.

Chỉnh răng lệch 

Nếu răng bị mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai (nhất là răng số 8) điều này sẽ là nguyên nhân gây viêm lợi, chảy máu chân răng. Bạn có thể đến nha sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

Cách trị chảy máu chân răng tại nhà như thế nào?

Súc miệng bằng dầu dừa 

Thành phần của dầu dừa có chứa axit lauric, đây là axit béo có khả năng tấn công với các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Nhờ đó, ngăn chặn được tình trạng viêm nướu, sâu răng và đặc biệt ngăn ngừa mảng bám. Vì thế, dầu dừa có thể hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng hiệu quả.

Cách thực hiện, bạn dùng dầu dừa để súc miệng khoảng 1 – 2 phút. Sau đó đánh răng và súc miệng bằng nước sạch. Để phát huy tác dụng bạn nên thực hiện vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy.

chảy máu chân răng là bệnh gì
Bạn có thể lựa chọn một trong các phương pháp để điều trị chảy máu chân răng tại nhà

Sử dụng nghệ 

Trong nghệ có hoạt chất curcumin có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, tiêu sưng, đặc biệt có khả năng làm sạch mảng bám và ngăn ngừa bị viêm lợi. Ngoài ra, nghệ còn có chức năng giúp phục hồi phần nướu bị tổn thương. 

Cách thức thực hiện:

  • Trộn một thìa tinh bột nghệ với nước sạch để có được một hỗn hợp sền sệt 
  • Chà đều hỗn hợp này lên lợi (nướu) và đợi khoảng 10 phút 
  • Sau đó súc miệng bằng nước âm cho sạch

Bạn nên áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần, sau vài tuần tình trạng sẽ giảm dần. 

Súc miệng bằng nước ấm 

Trong muối có tính sát khuẩn cao, có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây hại để bảo vệ răng miệng. Ngoài ra, việc súc miệng bằng nước ấm là cách đơn giản mà có thể tìm kiếm ở mỗi góc bếp trong gia đình Việt. Vì thế, để phát huy tốt tác dụng bạn nên sử dụng nước muối sau khi đánh răng.

Súc miệng bằng mật ong trà xanh 

Với sự kết hợp của mật ong và trà xanh sẽ mang đến kết quả đáng kinh ngạc trong việc chăm sóc răng miệng. Do vậy, hai nguyên vật liệu đã có mặt trong thành phần của rất nhiều loại kem đánh răng. Ngược lại, đối với cách dùng mật ong và trà xanh tươi để giảm chảy máu chân răng, bạn nên thực hiện sau:

  • Rửa sạch lá trà xanh, sau đó đun sôi với nước khoảng 5 phút
  • Đợi vài phút cho nước trà nguội bớt thì rót ra cốc 
  • Pha thêm thìa mật ong rừng và dùng để súc.

Bạn nên dùng hỗn hợp này 2 lần/ngày, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để có được kết quả như mong đợi.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến tình trạng chảy máu chân răng là bệnh gì. Điều này sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp bằng cách nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ Răng – Hàm – Mặt.

Kim Dung

chat zalo
messenger