Cấy implant bị đào thải – Nguyên nhân và cách xử lý

Cấy implant bị đào thải

Cấy implant là giải pháp phục hình một hay nhiều răng mất trên cung hàm hoàn hảo. Song, hậu quả của cấy implant là trụ bị đào thải cũng gặp nhiều không kém. Khi trụ implant bị đào thải, sẽ gây nên nhiều rắc rối và ảnh hưởng như tổn thương mô nướu, kết cấu xương hàm,…, thậm chí là nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Vậy để hiểu hơn về vấn đề cấy implant bị đào thải cũng như biết cách xử lý, hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Cấy implant là gì? 

Implant là một vít nhỏ có kích cỡ bằng một chân răng được làm bằng titanium và đặt trong xương hàm thông qua phẫu thuật. Chân răng này có chức năng và hoạt động như chân răng thật. Hơn nữa, vật liệu tạo nên trụ implant có tính tương thích sinh học cao giúp tích hợp xương hàm cứng chắc, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm do mất răng. 

Cấy ghép implant có hình dáng và cấu trúc tương tự như răng thật nên đem đến tính thẩm mỹ cao. Không chỉ vậy, phương pháp còn được phục hình cho nhiều trường hợp mất răng như một hay nhiều răng. Thế nên, ai cũng mong muốn áp dụng phương pháp này để phục hình răng mất tối ưu nhất. 

cấy implant bị đào thải
Cấy implant là gì?

Cấy implant bị đào thải như thế nào? 

Răng implant bị đào thải là tình trạng không hiếm gặp. Đây là tình trạng trụ implant và xương hàm mất đi khả năng tích hợp, không có sự liên kết chặt chẽ giữa xương hàm và răng implant. Trụ implant không tích hợp sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng, giảm khả năng ăn nhai, kém ổn định và không vững chắc. Cấy implant bị đào thải còn được gọi là răng implant mất tích hợp hoặc cấy implant thất bại. 

Tình trạng trụ implant bị đào thải diễn ra trong các giai đoạn như:

  • Trong quá trình lành thương sau khi cấy ghép
  • Trong giai đoạn phục hình 
  • Sau khi kết thúc quá trình điều trị 
cấy implant bị đào thải
Cấy implant bị đào thải như thế nào?

Răng implant bị đào thải nếu không phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường và khó khắc phục. 

Những dấu hiệu cho thấy cấy implant bị đào thải

Sau khi cấy implant, thời gian từ 2-3 tháng trụ implant sẽ tích hợp với xương hàm để cứng chắc. Tuy nhiên, trong thời gian này phát hiện một trong số dấu hiệu sau đây thì nên báo và đến gặp bác sĩ điều trị ngay. Bởi các dấu hiệu có thể cảnh báo trụ implant đào thải: 

  • Trụ implant không cứng chắc, lung lay: thường xuất hiện ở những người có xương hàm quá yếu, mật độ xương loãng dẫn đến răng không tích hợp vững chắc. Hoặc tình trạng này xuất hiện khi bác sĩ cấy trụ không đúng kỹ thuật, gây hoại tử xương và răng implant bị rơi ra ngoài. 
  • Lộ thân trụ implant: răng implant bị nhô lên dẫn đến lộ thân răng – đây được xem là dấu hiệu rõ nhất của cấy implant bị đào thải. Nguyên nhân có thể do sau khi cấy implant, bác sĩ chưa kịp xử lý các viêm nhiễm hoặc cấy trụ sai vị trí, lệch hướng làm trụ tăng nguy cơ đào thải. 
  • Sưng đau, viêm nhiễm kéo dài tại vị trí cấy ghép: sau khi cấy ghép, tình trạng đau nhức, sưng viêm xảy ra là điều bình thường. Song, chỉ kéo dài vài ngày và không kéo dài. Ngược lại, triệu chứng kéo dài, dai dẳng, người cấy implant nên đến gặp bác sĩ kiểm tra, tìm nguyên nhân. 
  • Sau khi lắp răng sứ, trụ implant bị đào thải có thể do tác động lên mão răng sứ hoặc lên xương hàm quá tải hoặc do trụ implant không chính hãng, kém chất lượng khiến trụ nhanh đào thải. 
cấy implant bị đào thải
Những dấu hiệu cho thấy cấy implant bị đào thải

Sau khi cấy ghép implant, người cấy không nên chủ quan mà nên theo dõi dấu hiệu và sức khỏe mỗi ngày. Nếu như không có dấu hiệu xuất hiện là bình thường nhưng nếu trụ lung lay, không chắc, lộ thân răng, sưng đau, viêm nhiễm kéo dài,… thì nên đến gặp bác sĩ ngay bởi cảnh báo trụ implant bị đào thải. 

Nguyên nhân cấy implant bị đào thải

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng implant bị đào thải, không tích hợp xương hàm cứng chắc. Trong đó, nguyên nhân sẽ được chia thành bên trong và bên ngoài như sau: 

Các nguyên nhân bên trong khiến trụ implant bị đào thải

Hút thuốc lá 

Hút thuốc lá sau khi cấy implant là nguyên nhân hàng đầu khiến trụ implant đào thải. Trong thuốc lá chứa nhiều chất độc hại như nicotine, carbon monoxide, hydrogen cyanide,… làm lành vết thương lâu lành, ảnh hưởng đến vị trí cấy ghép. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, quá trình tiêu xương ổ răng diễn ra nhanh hơn ở người thường xuyên hút thuốc. 

Mật độ xương 

Một độ xương là để chỉ xương đặc hay xương xốp. Điều này giúp ổn định implant và cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của chúng. Thông thường, mật độ xương được chia thành 4 bậc từ D1 đến D4, trong đó, D1 là mật độ xương cao nhất còn D4 là nhỏ nhất.

Tỷ lệ tích hợp xương cao nhất ở xương D2 và D3. Còn xương D1 do mật độ rất cao nên có thể làm giảm cấp máu đến vùng phẫu thuật, tăng ma sát khi cấy ghép, dễ gây hoại tử do giảm cấp máu, gãy xương vi thể. Xương D4 do mật độ quá ít nên việc giữ trụ implant ổn định rất khó khăn. Diện tích tiếp xúc của xương và bề mặt implant ít hơn cũng làm chậm quá trình tích hợp xương. 

cấy implant bị đào thải
Mật độ xương – Những dấu hiệu cho thấy cấy implant bị đào thải

Các bác sĩ không thể thay đổi mật độ xương của cơ thể bởi đây là yếu tố di truyền. Tuy nhiên, có thể linh hoạt thay đổi kỹ thuật để tránh cấy trụ implant bị đào thải. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần chọn trụ implant có thiết kế phù hợp với từng loại xương. Chẳng hạn như xương xốp thì chọn implant dạng phễu với rãnh xoắn sâu. Đối với trường hợp xương cứng thì chọn implant thẳng vách, song song nhau. 

Nhiễm khuẩn sau khi cấy ghép

Cấy implant phải trong điều kiện vô khuẩn. Tuy nhiên, một số lý do như hút thuốc lá, thói quen vệ sinh răng miệng, hệ thống miễn dịch suy yếu, bác sĩ hay phụ tá sử dụng dụng cụ không khử trùng dẫn đến nhiễm trùng. Dấu hiệu của nhiễm khuẩn sau cấy implant bao gồm, chảy máu liên tục sau 24 giờ phẫu thuật, sốt, đau nhức kéo dài. Hoặc nặng hơn là sưng nề. 

Dị ứng trụ implant 

Một số người có thể bị dị ứng với titanium – kim loại được dùng chế tạo trụ implant. Dù được nghiên cứu tương thích sinh học cao, lành tính nhưng vẫn có trường hợp cơ địa không thể thích nghi và dẫn đến đào thải. Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn để người cấy implant đổi trụ có chất liệu khác. 

Nguyên nhân bên ngoài 

  • Không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: sau khi cấy ghép, không ăn uống, vệ sinh, chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ khiến trụ implant bị tác động và nhanh chóng đào thải. 
  • Bác sĩ không có kinh nghiệm: bác sĩ kém chuyên môn, không vững tay nghề sẽ chẩn đoán không chính xác, không cấy trụ đúng kỹ thuật, đúng vị trí,… 

Cách xử lý cấy implant bị đào thải 

Sau khi nhận thấy trụ implant bị đào thải, xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ, nên làm theo các chỉ dẫn sau đây:

  • Cầm máu vết thương: chảy máu liên tục có thể dẫn đến nhiều nguy cơ khác. Người cấy implant nên cầm máu vết thương bằng bông gạc sạch. Đặt gạc vào vị trí implant, cắn nhẹ và giữ trong 20 phút. 
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc bên ngoài: khi thấy đau nhức, chảy máu không nên tự ý dùng thuốc. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng lẫn cơ thể. 
  • Đến gặp bác sĩ: cần sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ nha khoa ngay để tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp. Sau đó, bác sĩ lên kế hoạch điều trị, lấy implant ra khỏi xương hàm. Sau thời gian lành thương sẽ tiến hành cấy implant lần 2. Tuy nhiên, nên lựa nha khoa/ bệnh viện uy tín, chất lượng. 
cấy implant bị đào thải
Cách xử lý cấy implant bị đào thải

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về cấy implant bị đào thải giúp mọi người hiểu hơn về tình trạng này. Hãy lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng, đảm bảo trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.

Anh Thy 

chat zalo
messenger