Cách nhận biết niềng răng hỏng và khắc phục 7 trường hợp

Cách nhận biết niềng răng hỏng

Mặc dù niềng răng là giải pháp đem lại tính thẩm mỹ, chuẩn khớp cắn và khuôn mặt hài hòa nhưng vẫn có một số trường hợp niềng răng hỏng. Điều này không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây nên nhiều ảnh hưởng, biến chứng cho sức khỏe răng miệng. Để bỏ túi cách nhận biết niềng răng hỏng, hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 

Cách nhận biết niềng răng hỏng qua 7 trường hợp 

Tùy vào từng tình trạng cũng như nguyên nhân mà xuất hiện tình trạng răng hỏng khác nhau. Sau đây là 7 trường hợp niềng răng hỏng phổ biến cũng như cách nhận biết mà mọi người cần biết:

Chân răng bật khỏi xương hàm, tiêu chân răng 

Chân răng thường nằm ở trung tâm xương hàm, với người có xương hàm mỏng thì chân răng nằm lệch ngoài hay trong. Nếu như hiện tượng răng như cửa sổ xương, khuyết hổng bẩm sinh thì khi niềng răng cần báo bác sĩ trước để di chuyển răng chậm, thậm trọng hơn so với những người khác. 

Khi niềng răng, chân răng bật ra khỏi xương hàm thường do tác động lực lên răng quá lớn, cơ sinh học di chuyển răng bị sai dẫn đến bật chóp răng hoặc cổ răng ra ngoài xương hàm. Với trường hợp này, nếu tình trạng nhẹ có thể thay đổi hướng torque để xoay chân răng trở lại, còn với những trường hợp đã tiêu xương chân răng thì không thể cứu vãn. 

Chân răng bật khỏi xương hàm, tiêu chân răng 
Chân răng bật khỏi xương hàm, tiêu chân răng

Cách nhận biết niềng răng hỏng trong trường hợp này: 

Khi sờ vào chân răng tương ứng vùng chóp ngoài của xương hàm, đôi khi sẽ cảm nhận được chân răng nằm lệch ra phía ngoài, nhưng sờ thì cảm nhận sẽ không chính xác. Do đó, chính xác nhất nên đi chụp hình và kiểm tra bởi bác sĩ. 

Sự tiêu xương chân răng tức là chân răng bị thu ngắn chiều dài so với trước khi niềng. Tình trạng nhẹ sẽ không ảnh hưởng đến răng sau này trên cung hàm. 

Lệch mặt, nhân trung và đường giữa

Quá trình niềng răng sẽ tác động lực giúp các răng di chuyển về đúng vị trí. Không chỉ vậy, còn cần giữ đường thẳng trục với khuôn mặt, tức là đường giữa của 2 răng cửa hàm trên trùng nhân trung, đỉnh mũi và điểm glabella trên mặt. Khi trục các điểm này thẳng sẽ cân đối khớp cắn, răng đều và khuôn mặt trở nên hài hòa. N

Cách nhận biết tình trạng này dễ quan sát bằng mắt thường bởi sự không đều, lệch và các điểm kể trên không nằm trên đường thẳng. 

Tuy nhiên, đối với những người bị lệch bẩm sinh, mũi lệch, mặt lệch, xương hàm dưới có độ dài khác nhau thì chỉnh nha sẽ không thay đổi được vì chỉnh nha chỉ quá quá trình mà các răng di chuyển và sắp xếp lại răng. 

Cách nhận biết niềng răng hỏng: cười hở lợi, răng quặp vào trong 

Tình trạng này khá phổ biến và gây kém thẩm mỹ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cười hở lại sau khi niềng răng là do khi kéo hô, lực kéo khối răng phí trước lùi ra sau không được kiểm soát tốt, cơ sinh học di chuyển răng không hiệu quả khiến hàm trên vừa di chuyển ra sau nhưng cũng xuống bên dưới. Do đó, dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu, răng quặp vào trong và cười hở lợi. Tình trạng này ở một số người còn kém thẩm mỹ hơn so với trước khi điều trị. 

Cách nhận biết cũng dễ dàng bằng mắt thường khi cười nói, giao tiếp, ăn uống. Với tình trạng này, bác sĩ khắc phục bằng cách cho đeo mắc cài và đánh lún toàn bộ khối xương hàm trên hay đánh lún cục bộ khối răng trước khi bị quặp.

Cách nhận biết niềng răng hỏng: cười hở lợi, răng quặp vào trong 
Cách nhận biết niềng răng hỏng: cười hở lợi, răng quặp vào trong

Song, quan trọng nhất là các bác sĩ phải đảm bảo kiểm soát lực kéo khi tiến hành đóng khoảng bởi việc đánh lún sửa chữa sau điều trị khá mất thời gian. Khoảng thời gian này gần như thực hiện 1 liệu trình chỉnh nha mới. 

Các răng không di chuyển tịnh tiến mà di chuyển nghiêng khiến khớp cắn, ăn nhai mất ổn định 

Di chuyển răng trong chỉnh nha tối ưu nhất chính là di chuyển tịnh tiến trên cung hàm và thân răng tạo với chân răng 1 trục thẳng trùng với trục truyền lực nhai của 2 mặt phẳng nhai hàm trên và hàm dưới. Kết quả này giúp cho khớp cắn ổn định và thực hiện chức năng ăn nhai tốt nhất. 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là sự nghiêng răng là hiệu ứng cuộn, khi bác sĩ dùng chun chuỗi đóng khoảng trên dây tròn, dây mềm không đủ sự ổn định. 

Cách nhận biết niềng răng hỏng trong tình trạng này: khi quan sát răng miệng, sẽ thấy các răng nghiêng vào khoảng trống chứ không phải toàn bộ thân răng di chuyển tịnh tiến lấp đầy khoảng trống. 

Cách khắc phục: Bác sĩ sẽ phải thực hiện dựng lại trục răng và đóng lại khoảng trống theo 1 hệ thống đặt lực khác. 

Đặc biệt cần chú ý, khắc phục tình trạng này, nhiều trường hợp bác sĩ sẽ phải chấp nhận 1 tiếp khớp nghiêng răng, do xương hàm tại vị trí đó quá cứng khiến việc di chuyển răng khó thực hiện. 

Niềng răng do hỏng mắc cài 

Niềng răng sử dụng mắc cài, dây cung, cùng các khí cụ hỗ trợ để tác động lực kéo chỉnh răng về vị trí đúng trên cung hàm. Lắp mắc cài rất quan trọng và có quyết định đến sự thành công của chỉnh nha. Nếu chỉ 1 mắc cài lắp dai cũng sẽ ảnh hưởng toàn bộ quá trình điều trị. 

Niềng răng do hỏng mắc cài 
Niềng răng do hỏng mắc cài

Tụt lợi sau khi niềng răng – Cách nhận biết niềng răng hỏng 

Tụt lợi cũng là tình trạng dễ quan sát nếu như bị niềng răng hỏng. Tụt lợi là tình trạng cũng khá phổ biến khi niềng răng thất bại. 

Đôi khi tụt lợi còn liên quan đến việc tác động lực, di chuyển răng quá mức, nhất là nghiêng răng cửa ra phía mặt ngoài, làm trồi hay xoay răng. 

Cách khắc phục: Bác sĩ đánh giá và đưa ra cách khắc phục phù hợp, có thể là ghép lợi, tái sinh mô hay kích hoạt lại mắc cài xoay cổ chân răng vào trong để thuận lợi hơn cho điều trị. 

Nhiều trường hợp tụt lợi kèm bật chân răng khỏi xương hàm do thiếu kiểm soát lực tác động khí cụ sẽ phải trồng răng mới. 

Đau hàm, răng chết tủy 

Trong quá trình niềng răng, khi kéo chỉnh 2 hàm không thể khớp và tương quan với nhau, không chỉ ăn nhai khó khăn mà còn gây đau hàm, đau vai gáy, mỏi cơ khi nhai. Còn với tình trạng chết tủy, cách nhận biết niềng răng hỏng là cảm thấy đau dữ dội, bốc lên tận thái dương ở 1 vài chiếc răng. 

Cách khắc phục: với những trường hợp không thể khớp 2 hàm sau niềng, có vấn đề về khớp thái dương hàm có thể sẽ được bác sĩ về khớp cắn điều chỉnh, điều trị để lấy lại vị trí ổn định cơ xương khớp, sau đó thực hiện niềng răng theo sự tương quan mới này. Quá trình này cần nhiều thời gian và điều trị khó khăn. Đối với những chiếc răng chết tủy cần được lấy và điều trị để bảo tồn răng gốc, sau đó kiểm soát lực niềng, thận trọng với các răng này. 

Đau hàm, răng chết tủy - cách nhận biết niềng răng hỏng
Đau hàm, răng chết tủy – cách nhận biết niềng răng hỏng

Mong rằng với những cách nhận biết niềng răng hỏng trong bài viết, giúp mọi người nắm được tình trạng niềng răng hỏng. Từ đó, nhận biết và khắc phục kịp thời để tránh ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger