Các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn theo từng giai đoạn bệnh

các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến và đã có vacxin phòng bệnh. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm gây hại cho sức khỏe của con người. Thông thường, bệnh sốt xuất huyết có thể ở người lớn và trẻ nhỏ với những triệu chứng khá giống nhau. Vậy các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh sốt xuất huyết qua bài viết dưới đây nhé!

Sốt xuất huyết ở người lớn như thế nào?

Sốt xuất huyết ở người lớn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra. Bệnh này do muỗi vằn Aedes aegypti và Aedes albopictus đốt. Người bệnh bị nhiễm virus có thể lan truyền cho người lành thông qua vết đốt.

Bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện ở nước nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết phổ biến, kể cả ở các vùng thành thị hay nông thôn. Bệnh thường xảy ra quanh năm thành dịch mạnh nhất vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9 và 10.

các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn 

Theo Tổ chức Y tế thế giới, các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn tương ứng theo từng giai đoạn của bệnh. Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh sốt xuất huyết sẽ bắt đầu phát hiện các triệu chứng như sốt cao đột ngột trong 2 – 7 ngày và kèm theo đó các triệu chứng khác nhau như:

  • Cảm giác nhức đầu, buồn nôn và chán ăn;
  • Xuất hiện tình trạng phát ban và da bị xung huyết;
  • Xuất hiện các chấm màu đỏ ở dưới da, hoặc thậm chí chảy máu cam hoặc chân răng;
  • Gặp cảm giác đau cơ, đau khớp và nhức hai hố mắt.

Hơn thế nữa, sốt cao kèm theo đó là những triệu chứng sốt xuất huyết với những triệu chứng nhẹ nhưng vẫn có cảm giác mất sức, khó chịu, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi. Do đó, người bệnh cần phải có chế độ nghỉ ngơi, điều trị để giảm nhanh các triệu chứng, phục hồi sức khỏe.

Các giai đoạn sốt xuất huyết ở người lớn cần lưu ý 

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh phải trải qua các giai đoạn sốt xuất huyết, gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt – Giai đoạn nguy hiểm – giai đoạn phục hồi.

Giai đoạn sốt 

Sau thời gian ủ bệnh từ 4 – 7 ngày, người bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn bị sốt. Lúc này, bệnh nhân có thể sốt cao đột ngột và nhiệt độ cao từ khoảng 39 – 40 độ C. Những uống thuốc hạ sốt không có dấu hiệu thuyên giảm. Ngoài ra, còn đi kèm với các dấu hiệu đi kèm như: mệt mỏi, đau họng, đau vùng thượng vị, tiêu chảy,..

các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn
Sốt cao nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm

Giai đoạn nguy hiểm 

Giai đoạn này thường diễn ra sau 3 – 7 ngày sau những ngày sốt đầu tiên. Lúc này, người bệnh có thể giảm hoặc còn sốt cao, xuất hiện với các trường hợp nhiễm trùng thứ phát với các dấu hiệu như hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Nếu người bệnh sốt xuất huyết ở giai đoạn nguy hiểm có thể xuất hiện các triệu chứng bệnh như:

  • Tràn dịch ở phổi, đau ngực khi thay đổi tư thế như căng tức, nặng ngừa, khó thở.
  • Tràn dịch ở màng bụng nhưng cảm giác chướng bụng, bụng to nhanh;
  • Đau tức dưới sườn hoặc vùng thượng vị do gan phình to, li bì, lạnh tay chân, da lạnh ẩm toàn thân;
  • Xuất huyết dưới da: hình thành các nốt hoặc mảng xuất huyết, thường xuất hiện ở mặt trước 2 chân, mặt trong 2 cánh tay, đùi hoặc mạng sườn bụng;
  • Xuất huyết nội tạng tiêu hóa, xuất huyết phổi và não: nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu hoặc rong kinh,..

Với những biến chứng nặng mà người bệnh phải đối mặt ở giai đoạn nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm gan, viêm não, suy thận,..Ở giai đoạn này, người bệnh bị mắc sốt xuất huyết cần phải được chăm sóc kỹ lưỡng và theo dõi cẩn thận với các triệu chứng bệnh. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu trở nặng cần phải thông báo cho bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.

Giai đoạn hồi phục 

Sau khi bệnh nhân qua giai đoạn hồi phục, người bệnh sẽ hết sốt và sức khỏe phục hồi, huyết áp ổn định. Đặc biệt, các chỉ số trở về bình thường. Hơn thế nữa, người nhà bệnh nhân cần phải chăm sóc cẩn thận, đúng cách. Tuy nhiên, không được lơ là khi có dấu hiệu triệu chứng bất thường dù bệnh nhân đang hồi phục. Nếu không được chăm sóc kỹ càng, bệnh nhân vẫn có nguy cơ phù phổi và suy tim.

các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn
Test kháng thể IgG/IgM để kiểm tra sức khỏe có nhiễm virus gây bệnh hay không.

Làm thế nào để phát hiện kịp thời khi bị sốt xuất huyết?

Ngoài việc tìm hiểu các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn, bạn có thể chẩn đoán và phát hiện sớm sẽ đóng vai trò quan trọng cũng như khắc phục kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho tính mạng.

Đặc biệt, với khí cụ ở Việt nam là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn phát triển và sinh sôi, nhất là vào mùa hè. Ở giai đoạn đầu của bệnh, xuất hiện các triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm. Để an toàn, bạn cần phải xét nghiệm bằng huyết thanh để tìm kháng nguyên virus. Các cách thực hiện gồm:

  • Xét nghiệm nhanh: Để tìm ra những phản ứng với kháng nguyên Dengue NS1 hoặc dùng phương pháp ELISA để tìm kháng thể IgM hoặc IgG.
  • Xét nghiệm PCR để phân lập virus: Với kết quả có được trong khoảng 72 giờ với độ chính xác cao và phát hiện được đúng chủng virus gây bệnh. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các trường hợp bệnh phát triển bất thường và rất khó chẩn đoán.

Mặc dù thế, có rất nhiều người tự ý chẩn đoán bệnh và mua thuốc bên ngoài. Điều này không chỉ khiến cho tình trạng không được khắc phục mà còn gây ra các biến chứng hoặc tác động virus phát triển mạnh hơn dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn. Hơn thế nữa, đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong khi sốt xuất huyết.

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết là căn bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác qua hình thức trung gian (muỗi vằn). Vì thế, để ngăn ngừa phòng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn là cần phải diệt vật chủ (muỗi vằn) trung gian truyền bệnh:

  • Đậy kín các dụng cụ chứa nước trong nhà để phòng ngừa muỗi không thể vào đẻ trứng;
  • Diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào các dụng cụ chứa nước, hoặc lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước cho bình hoa. Bạn có thể sử dụng thêm cách bằng muối/ dầu/ hóa chất để diệt ấu trùng vào bát trước kê chân chạn;
  • Loại bỏ các phế thải quan nhà, các hốc nước tự nhiên với mục đích không để muỗi đẻ trứng như mảnh cai, vỡ dừa, lốp xe,..
  • Ngủ màn, đồng thời mặc áo dài tay để phòng ngừa muỗi đốt kể cả ban ngày;
  • Khi bị sốt cao đột ngột, kéo dài cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Trên đây là toàn bộ thông tin về các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage hoặc đến trực tiếp nha khoa để được tư vấn cặn kẽ và chi tiết.

Kim Dung

chat zalo
messenger