Các phương pháp cấy implant và 3 tiêu chuẩn cấy ghép

các phương pháp cấy implant

Cấy ghép implant là giải pháp phục hồi răng bị mất hiệu quả vì chúng không chỉ khôi phục thẩm mỹ của hàm, mà còn đảm bảo khả năng ăn nhai bình thường. Vậy các phương pháp cấy implant được ứng dụng trường hợp cụ thể nào, cũng như quy trình thực hiện theo tiêu chuẩn Y khoa gồm mấy bước. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Cấy ghép implant được thực hiện như thế nào?

Cấy ghép implant là phương pháp sử dụng trụ titanium được đặt vào trong xương hàm tại vị trí chân răng đã mất. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ lên trên thông qua khớp nối abutment. Đặc biệt, mão răng sứ có hình dáng và kích thước giống với răng thật nên đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho hàm. 

Hơn nữa, cấy implant là phương pháp trồng răng hiện đại nhằm phục hồi chức năng ăn nhai. Không những thế, răng implant còn giúp người bệnh tự tin hơn ngoại hình với giữ đường nét tự nhiên khi cười. Đồng thời, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng như các trường hợp tiêu xương hàm khi bị mất răng. 

Bên cạnh đó, cấy ghép implant giúp khôi phục răng mất hiệu quả và mang đến nhiều lợi ích như:

  • Tính thẩm mỹ cao: So với các phương pháp trồng răng giả khác, răng implant mang đến tính thẩm mỹ cao với kích thước, hình dáng và màu sắc tương đồng với màu răng thật.
  • Khả năng ăn nhai cao: Thông qua việc sử dụng trụ Implant thay thế cho phần chân răng đã mất, phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả như răng thật.
  • Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương: implant giúp khôi phục chân răng đã mất bằng chất liệu titanium. Nhờ đó, phương pháp này có thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm và các bệnh lý răng miệng khác như: tụt nướu, hôi miệng,..
  • Tuổi thọ răng sứ cao: tuổi thọ trung bình của trụ implant dao động từ 20 – 30 năm, thậm chị vĩnh viễn nếu chăm sóc răng implant đúng cách.
các phương pháp cấy implant
Các phương pháp cấy implant để phục hình răng đã mất

Các phương pháp cấy implant cho từng trường hợp cụ thể

Hiện nay, có 3 phương pháp cấy implant gồm implant đơn lẻ, implant toàn hàm, cầu răng sứ trên implant. Hơn nữa, tùy vào tình trạng răng miệng cũng như số lượng răng mất mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Trong đó:

Trồng implant đơn lẻ 

Đối với những trường hợp mất một hoặc nhiều răng không liền với nhau. Lúc này, bạn nên lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để đưa ra sự lựa chọn phù hợp khi thực hiện cấy răng implant đơn lẻ tại vị trí răng đã mất.

Trồng răng implant toàn hàm 

Đây là giải pháp phục hình răng đã mất với những trường hợp mất răng toàn hàm. Bên cạnh đó, giúp bệnh nhân sở hữu một hàm răng trắng sáng và ăn nhai tự nhiên. 

Trường hợp khách hàng mất răng toàn hàm, kỹ thuật phục hình phổ biến nhất là phương pháp All On X. Trong đó, X là số lượng trụ cần cắm trực tiếp trên 1 hàm thay vì phải cắm từng trụ tương ứng với một chiếc răng đã mất. Điều này, sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí cũng như thời gian phục hình nhanh chóng.

Thông thường, kỹ thuật All On X được sử dụng phổ biến là All on 4 và All On 6 tương đương sử dụng 4 hoặc trụ 6 trụ implant trên 1 hàm. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phục hình hiệu quả dựa trên mật độ xương hàm cũng như điều kiện tài chính của mỗi khách hàng. 

Cầu răng sứ trên trụ implant 

Đối với những trường hợp khách hàng bị mất 3 răng liên tiếp, bác sĩ sẽ tiến hành cắm implant ở 2 vị trí mất răng ngoài cùng để làm trụ nâng đỡ mão cầu răng sứ. Sau đó, tiến hành bọc mão răng sứ bắc cầu cho cả 3 răng.

các phương pháp cấy implant
Các tiêu chuẩn phải tuân thủ khi cấy implant

Các tiêu chuẩn cần phải tuân thủ khi cắm implant 

Trồng răng implant là kỹ thuật nha khoa tương đối khó và phức tạp, đòi hỏi đầy đủ các yếu tố từ tay nghề bác sĩ đến cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị hiện đại,..Đặc biệt, phải tuân thủ theo quy trình cắm implant theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế nhằm mang đến tỷ lệ phục hình cao. Điển hình như:

Đáp ứng các tiêu chí về sức khỏe 

Kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát và sức khỏe toàn thân là các bước vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quy trình làm răng implant nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, với các trường hợp bệnh nhân có tiền sử bệnh như cao huyết áp, máu không đông, tim mạch,.. sẽ thường chống chỉ định khi cấy ghép implant. Vì những bệnh lý này có thể gây ra các tình trạng như chảy máu không ngừng, nhiễm trùng hoặc thậm chí đào thải trụ implant,..làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Tiêu chuẩn về vô trùng khi cấy ghép 

Các dụng cụ vô trùng, phòng khám,.. cần phải đáp ứng các yêu cầu của Bộ Y tế về ngành Y nói chung và ngành nha khoa nói riêng. Nếu dụng cụ không được vô trùng, sẽ xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo trong quá trình phục hình. Đồng thời làm ảnh hưởng đến kết quả sau khi cấy răng implant.

Lấy mẫu dấu hàm chính xác

Việc lấy mẫu hàm là bước vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong các bước trồng răng implant tiêu chuẩn. Trường hợp lấy mẫu dấu hàm chính xác sẽ đảm bảo quá trình ăn nhai diễn ra suôn sẻ và phù hợp khớp cắn của mỗi bệnh nhân. 

các phương pháp cấy implant
Quy trình cấy ghép implant theo tiêu chuẩn Y khoa và WTS độc quyền

Quy trình cấy implant theo tiêu chuẩn Y khoa tại My Auris 

Quy trình cấy ghép implant theo tiêu chuẩn Y khoa tại My Auris bắt buộc phải tuân thủ trình tự các bước thực hiện nghiêm ngặt. Một quy trình chuẩn sẽ diễn ra 6 bước, cụ thể như sau:

Bước 1: Thăm khám và lên phác đồ điều trị chi tiết 

Nha khoa My Auris khuyến khích bệnh nhân nên đến nha khoa để bác sĩ tư vấn và thăm khám trực tiếp. Đồng thời, chỉ định chụp phim CT 3D để kiểm tra chính xác về tình trạng răng hiện tại. Hơn nữa, bệnh nhân sẽ làm một số xét nghiệm cần thiết để đáp ứng đủ các điều kiện chuẩn khi cấy implant, như: đo huyết áp, tim mạch,… Nếu tình trạng sức khỏe không đáp ứng được các điều kiện trên, bác sĩ tiến hành dời lịch thăm khám vào một ngày khác sẽ phù thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân hoặc chống chỉ định cấy implant (nếu có).

Sau khi có thông tin xét nghiệm và hình ảnh, bác sĩ sẽ lên phương án điều trị cũng như tư vấn loại trụ implant thích hợp. Nhờ đó, giúp bệnh nhân nắm được một số thông tin cần thiết cụ thể như tổng chi phí trồng răng implant.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng bằng cách cạo vôi răng 

Nếu bạn đồng ý với phác đồ bác sĩ ở bước số 1, sẽ bắt đầu vào quy trình thứ 2 là vệ sinh khoang miệng. Bên cạnh đó, bạn cần phải chuẩn bị tâm lý thoải mái để quá trình cấy implant không bị gián đoạn.

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng để tránh bị viêm nhiễm và điều trị các bệnh lý răng miệng (nếu có).

Bước 3: Tiến hành đặt trụ implant và lấy dấu mẫu hàm

Bác sĩ sẽ tiến hành tách vạt nướu tại vị trí cần cấy ghép trụ Implant. Các bước cấy ghép implant nhẹ nhàng và nhanh chóng với thời gian thực hiện khoảng 7 – 10 phút cho 1 trụ implant. 

Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu hàm và gửi về phòng labo để chế tác răng sứ.

Bước 4: Tiến hành gắn răng tạm 

Sau khoảng 2 – 3 ngày cấy trụ implant, bạn phải quay lại nha khoa theo lịch hẹn của bác sĩ để gắn răng tạm. Răng tạm sẽ đảm bảo được chức năng ăn nhai và thẩm mỹ trong thời gian chờ đợi mão răng sứ trên implant.

Bước 5: Tái khám sau khi cấy implant 

Sau khoảng 7 – 10 ngày, khi nướu đã lành thương, bệnh nhân cần phải quay lại nha khoa My Auris để kiểm tra mức độ lành thương. Đồng thời, kiểm tra thêm một lần nữa về sức khỏe răng miệng.

Bước 6: Gắn mão răng sứ cố định trên trụ implant 

Sau khi trụ implant đã tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão răng sứ để hoàn tất quy trình trồng răng implant. Lúc này, bạn đã sở hữu một hàm răng chắc khỏe như răng thật cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm.

Qua bài viết đây sẽ là toàn bộ những thông tin hữu ích và giải đáp chi tiết về các phương pháp cấy implant. Bên cạnh đó, giúp bạn có tâm lý “vững vàng” trước khi phục hình các răng đã mất để cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Nếu bạn có thắc mắc và cần giải đáp về các phương pháp trồng răng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cặn kẽ nhất!

Kim Dung


Có thể bạn quan tâm:
? Cấy ghép implant ở đâu an toàn
? Triệu chứng sau khi cấy Implant thường gặp là gì?
? Tác hại của việc trồng răng implant ảnh hưởng thế nào?

chat zalo
messenger