Trồng răng cửa tháo lắp là vấn đề nhiều người rất quan tâm vì đây là trường hợp mất nhiều răng hoặc mất toàn bộ răng và thường khá phổ biến ở khách hàng lớn tuổi hoặc một số trường hợp khách quan như tai nạn. Cùng nha khoa My Auris tìm hiểu phương pháp trồng răng cửa tháo lắp nhé!
Mục Lục
1. Phương pháp trồng răng cửa tháo lắp là gì?
Với sự tồn tại của răng cửa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng. Khi chiếc răng cửa bị mất sẽ tạo khoảng trống trên cung hàm, điều này khiến người khác chú ý đến khuyết điểm này. Hiện nay có rất nhiều phương pháp trồng răng cửa, trong đó trồng răng giả tháo lắp là phương pháp điều trị được lựa chọn nhiều nhất. Kỹ thuật này thường được chỉ định chò nhiều trường hợp có khách hàng cao tuổi.
Về cấu tạo của hàm giả tháo lắp là một cấu trúc phục hình thân răng, gồm răng giả được làm răng sứ được làm từ sứ và phần nền được làm từ nhựa. Chúng được lắp gắn trực tiếp lên nướu của bệnh nhân để lấp đầy khoảng trống trên cung hàm.
Ngoài ra, khách hàng có thể lựa chọn hàm giả tháo lắp bán phần để thay thế một số răng mất hoặc răng giả tháo lắp toàn phần để thay thế toàn hàm.
2. Ưu và nhược điểm khi trồng răng cửa tháo lắp
Ưu điểm
- Chi phí thực hiện phục hình răng tháo lắp thấp hơn so với các phương pháp làm răng giả cố định khác như trồng răng implants.
- Răng cửa tháo lắp được làm bằng sứ vì đây chất liệu cứng, không tan, đặc biệt lành tính và an toàn với cơ thể. Ngoài ra, với chất liệu sứ khi phục hình răng cửa đã mất không gây kích ứng nướu hay phản ứng phụ với cơ thể.
- Ngoài ra, răng giả tháo lắp có chức năng cải thiện tính thẩm mỹ nhờ đó khả năng ăn nhai cũng tăng đáng kể.
- Khi sử dụng răng giả tháo lắp, bạn có thể tháo – lắp một cách dễ dàng. Nên bạn có thể chủ động trong việc ăn nhai cũng như sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, sau khi ăn xong, bạn có thể tháo răng giả để vệ sinh đồng thời làm sạch các mảng bám trên răng một cách dễ dàng mà không gây cản trở về vấn đề sức khỏe răng miệng. Và bạn có thể lắp răng trở lại bình thường mà không cần nhận sự hỗ trợ của bác sĩ nha khoa.
Nhược điểm
- Hàm răng giả tháo lắp không có chân răng nên sẽ không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương.
- Theo thời gian, dưới ảnh hưởng của hiện tượng tiêu xương hàm, mô nướu bên dưới răng giả tháo lắp sẽ lõm dần đi. Điều này sẽ khiến răng trở nên lỏng lẻo, dễ rơi ra ngoài.
- Cấu trúc phục hình này được làm từ nhựa nên nhìn không tự nhiên và dễ nhận biết.
3. Các kỹ thuật trồng răng cửa tháo lắp để phục hình răng
Làm thế nào để lựa chọn kỹ thuật phù hợp với tình trạng răng mất răng và cải thiện thẩm mỹ bằng cách sử dụng răng giả thay thế. Hiện nay có kỹ thuật trồng răng cửa tháo lắp: Hàm giả tháo lắp toàn phần và hàm giả tháo lắp bán phần.
- Hàm giả tháo lắp toàn phần: Khi khách hàng lựa chọn phương pháp trồng răng toàn hàm thường được chỉ định cho những trường hợp mất toàn bộ răng hoặc chỉ còn sót lại 1,2 chiếc răng. Thiết kế hàm giả tháo lắp có cấu trúc y hàm răng thật với phần nền nướu bao trùm toàn bộ phần nướu thật cùng với 12 – 14 chiếc răng được lắp phía trên.
- Hàm giả tháo lắp bán phần: Được thiết kế cho những trường hợp chỉ mất vài răng. Hàm răng bán phần sẽ được thiết kế phù hợp với từng vị trí mất răng.
Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp để phục hình răng được chia thành 3 loại: hàm tháo lắp bằng nhựa, khung kim loại, trên trụ Implant.
- Hàm giả tháo lắp bằng nhựa: Được ôm sát vào phần nướu và được thiết kế linh động cho trường hợp mất răng. Tuy nhiên khi bạn sử dụng hàm nhựa dẻo sẽ khá cồng kềnh, cảm giác ăn nhai không chân thực và dễ bị hư hỏng.
- Hàm giả tháo lắp bằng khung kim loại: Thường được lựa chọn để phù hợp với trường hợp mất răng bán phần. Phần khung kim loại được thiết kế và gắn chặt với răng thật trên cung hàm nên độ bền chắc cao mà không lo sợ bị rơi hay rớt và thời gian sử dụng lâu hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng hàm giả bằng khung kim loại sẽ gây cảm giác đau nhức và khó chịu. Ngoài ra, nhiều trường hợp xấu có khiến răng bị lung lay, gãy rụng khiến răng bị mất thêm nhiều răng thật.
- Hàm răng giả trên trụ Implants: Đây là phương pháp phục hình răng đã mất với sự kết hợp hàm răng tháo lắp truyền thống và cấy ghép Implant. Với phương pháp này, trụ Implant được cấy ghép vào vị trí mất răng và vai trò làm trụ năng đỡ hàm giả tháo lắp ở phái trên. Ngoài ra, hàm tháo lắp trên trụ Implant có độ bền tốt và tuổi thọ tốt với vẻ đẹp tự nhiên.
Để lựa chọn kỹ thuật trồng răng cửa tháo lắp phù hợp, bạn cần phải lắng nghe tư vấn của bác sĩ về trường hợp mất răng của mình. Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp hàm giả tháo lắp bán phần hay toàn phần còn phụ thuộc phần lớn vào tính trạng răng, tài chính kinh tế của bản thân.
4. Các bước thực hiện khi trồng răng cửa tháo lắp
Phương pháp trồng răng cửa tháo lắp giúp phục hình răng linh hoạt mà người sử dụng có thể sử dụng tháo – lắp. Đây là kỹ thuật được nhiều người lựa chọn và được thực hiện trình tự qua các bước sau:
Bước 1: Khám sức khỏe răng miệng tổng quát và sức khỏe răng miệng tổng quát nhằm đảm bảo quá trình thực hiện trồng răng răng cửa tháo lắp an toàn.
Bước 2: Bác sĩ lấy dấu hàm, kích cỡ chỗ trống của răng. Sau đó, đem mẫu về phòng Labo để phân tích và chế tạo ra đúng mẫu hàm tương thích.
Bước 3: Tiến hành tiến hành vô trùng trong khoang miệng, để đảm bảo răng giả được trồng vào được vô trùng hoàn toàn.
Bước 4: Hàm giả tháo lắp được làm bằng nhựa hay nhựa dẻo, miễn cấu tạo toàn phần thì bác sĩ sẽ tiến hành gắn cố định bằng loại keo dán hàm lắp chuyên dụng.
Bước 5: Sau khi được lắp trên cung hàm bác sĩ sẽ kiểm tra độ kềnh và chỉnh sửa cho đến khi khách hàng hài lòng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về các kỹ thuật trồng răng cửa tháo lắp. Bên cạnh đó, sau khi trồng răng cửa tháo lắp, bạn nên chăm sóc vệ sinh cẩn thận và kỹ càng.
Kim Dung