Bọc răng sứ sâu có đau không – Vì sao phải bọc sứ?

bọc răng sứ sâu có đau không

Răng sâu là những chiếc răng mang mầm bệnh, nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn tiếp tục tấn công, lan sang các răng lân cận. Để giữ răng gốc cũng như ngăn chặn vi khuẩn, nhiều người lựa chọn phương pháp bọc răng sứ. Song, nhiều người lo lắng, bọc răng sứ gây đau. Vậy bọc răng sứ sâu có đau không, hay bọc răng sứ có đau không, hãy cùng My Auris giải đáp qua bài viết sau đây nhé. 

Giải đáp bọc răng sứ sâu có đau không?

Quá trình bọc răng sứ sâu có sử dụng thuốc tê nên khách hàng đừng quá lo lắng. Sau khi hết thuốc tê, tùy vào cơ địa của mỗi người mà cảm thấy đau nhiều hay ít cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất sau 2-3 ngày.

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến mà cả người lớn lẫn trẻ em đều mắc phải. Răng sâu với biểu hiện các lỗ li ti đen trên răng. Nếu không điều trị, các lỗ sâu này ngày càng lớn, vi khuẩn phá hủy ngà răng, tấn công tủy răng, thậm chí là vi khuẩn lan rộng sang các răng lân cận gây nhiễm trùng nặng. 

Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyên khách hàng bọc răng sứ để bảo vệ răng thật tối đa, ngăn sâu răng quay trở lại. Bọc răng sứ là giải pháp đơn giản, thời gian phục hình nhanh và chi phí hợp lý. 

Trước khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ điều trị răng sâu, lấy tủy nếu vi khuẩn đã tấn công đến tủy. Sau khi điều trị triệt để bệnh lý, bác sĩ mới tiến hành bọc răng sứ cho răng sâu. Mài răng là một trong những công đoạn bắt buộc trong quy trình bọc sứ. Song, trước khi mài, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để khách hàng sẽ không thấy đau nhức, khó chịu trong suốt quá trình mài răng. 

Ngoài ra, bọc răng sứ có đau không còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, điều kiện tại nha khoa và máy móc thiết bị. Nếu bác sĩ có tay nghề giỏi và thực hiện đúng kỹ thuật mài răng, bọc sứ, đồng thời có sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại thì quy trình bọc răng sứ sẽ diễn ra nhẹ nhàng và đạt được kết quả như mong muốn.

 

Răng bị sâu
Răng bị sâu

Vì sao vẫn có trường hợp đau sau khi bọc răng sứ? 

Mặc dù có rất nhiều thông tin bọc răng sứ không gây đau nhưng vẫn có trường hợp đau kéo dài sau khi phục hình sứ. Vậy nguyên nhân do đâu?

  • Không điều trị bệnh lý triệt để: Răng sâu không được điều trị, loại bỏ phần viêm nhiễm, hay không điều trị tủy sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nặng hơn. Từ đó, gây đau nhức, khó chịu kéo dài. Điều này thậm chí làm răng thật mất vĩnh viễn. 
  • Bác sĩ tay nghề kém: Bác sĩ mài răng quá lố, không đúng kỹ thuật làm xâm lấn đến ngà răng sẽ khiến răng yếu đi và đau nhức kéo dài sau bọc sứ. Bên cạnh đó, bác sĩ lấy dấu răng không chuẩn xác hay lắp răng sơ sài làm răng sứ kệnh cộm gây đau nhức khi ăn nhai. Chưa kể, keo nha khoa bị rò rỉ hay kém chất lượng cũng là nguyên nhân làm khách hàng khó chịu, đau nhức sau khi bọc răng sứ.
  • Chất lượng vật liệu răng sứ kém, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo tính dẫn nhiệt cũng làm cho răng ê buốt, đau nhức sau bọc sứ. 
  • Cơ địa răng yếu, răng nhạy cảm cũng là nguyên nhân làm cho răng đau nhức sau khi bọc răng sứ. 
  • Chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng: Sau khi bọc răng sứ, chế độ ăn uống, vệ sinh không đảm bảo cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và tiếp tục gây sâu răng dẫn đến đau nhức, ê buốt. Răng sứ cứng chắc nhưng không dẻo và đàn hổi như răng thật. Nếu thường xuyên ăn thực phẩm cứng có thể làm răng sứ nứt, từ đó, vi khuẩn theo vết nứt xâm nhập vào bên trong gây sâu răng trở lại. 
bọc răng sâu có đau không
Vì sao vẫn có trường hợp đau sau khi bọc răng sứ?

Vì vậy, để bọc răng sứ an toàn, thành công, khách hàng nên lựa chọn nha khoa uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Đặc biệt, hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, tay nghề, kỹ thuật và  máy móc, thiết bị hiện đại, chất lượng răng sứ chính hãng và đảm bảo điều kiện vô trùng tối đa. 

Vì sao phải bọc răng sứ cho răng sâu?

Thông thường, người bị sâu răng chọn trám răng để ngăn ngừa sâu lây lan. Tuy nhiên, trám răng chỉ là giải pháp tạm thời, không chấm dứt tình trạng sâu hoàn toàn. Thời gian sau, vết trám sẽ bị bong tróc bởi lực ăn nhai, vệ sinh răng miệng. Lúc này, vi khuẩn tiếp tục tấn công và gây sâu răng nặng hơn, thậm chí dẫn đến mất răng vĩnh viễn. 

Bọc răng sứ cho răng sâu là giải pháp hoàn hảo, chấm dứt tình trạng sâu cũng như đem lại tính thẩm mỹ và ăn nhai tốt hơn trám răng. Cụ thể như sau:

  • Tính thẩm mỹ cao: Răng sứ được chế tác hình dáng, kích thước theo thông số răng cá nhân và tương tự như răng thật. Vì thế, khi lắp răng sứ lên sẽ che đi những vết đen trên cùi răng và đảm bảo thẩm mỹ. 
  • Đảm bảo ăn nhai: Răng sứ được cố định trên cung hàm như răng thật nên vẫn đảm bảo ăn nhai như bình thường. Song, tùy vào chất lượng răng sứ mà có độ cứng, độ dẻo khác nhau. Tùy vào dòng răng sứ mà khách hàng lựa chọn, xây dựng và chọn thực phẩm phù hợp để kéo dài tuổi thọ cho răng. 
  • Ngăn ngừa sâu răng quay trở lại: Răng sứ như lớp áo bảo vệ cùi răng thật. Răng sứ chống bám dính và tích tụ mảng bám nên ngăn không cho vi khuẩn tấn công. Song, vẫn có một số trường hợp bị sâu răng lại sau bọc sứ do chế độ ăn uống, vệ sinh không đúng làm răng sứ bị nứt, vi khuẩn theo vết nứt tấn công vào bên trong. Hoặc, bác sĩ lắp răng không sát khít nướu, tạo thành khe hở cho vi khuẩn, mảng bám tấn công cùi răng thật. 
bọc răng sứ có đau không
Vì sao phải bọc răng sứ cho răng sâu?

Cách giảm đau sau khi bọc răng sứ 

Như đã đề cập, bọc răng sứ có đau không còn tùy vào cơ địa của từng người. Song, 1-2 ngày đầu mới mài răng bọc sứ sẽ cảm thấy hơi khó chịu, đau nhức do nướu chưa kịp thích nghi. Khi đó, khách hàng có thể áp dụng một số cách giảm đau như sau:

  • Chườm lạnh sau khi bọc sứ: Nhiệt độ thấp giúp giảm cơn đau và khó chịu nhanh chóng. Đặt túi chườm bên má có răng đau, không đặt trực tiếp lên răng. 
  • Chườm nóng: Sau 2 ngày khi bọc sứ, chườm nóng giúp dịu vết thương, lưu thông máu tốt hơn, giảm đau. 
  • Chế độ ăn uống: Thời gian đầu, nướu chưa thích nghi, ưu tiên chọn các thực phẩm mềm, lỏng, hạn chế ăn nhai, tác động lớn lên răng gây đau nhức nhiều hơn. Đồng thời, cũng hạn chế thực phẩm nhiều đường, quá nóng, quá lạnh hay kích thích như cay. Các thực phẩm này càng làm tình trạng đau nhức, khó chịu nhiều hơn. 
  • Vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng đều đặn 2 lần/ ngày kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng hay nước muối để tăng khả năng làm sạch khoang miệng. 
bọc răng sứ sâu có đau không
Cách giảm đau sau khi bọc răng sứ

Ngoài ra, nếu cơn đau vẫn kéo dài, cách tốt nhất là khách hàng nên quay trở lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân. 

Trên đây là những thông tin về bọc răng sứ sâu có đau không, hy vọng giải đáp được thắc mắc đến mọi người. Song, đau sau bọc sứ có rất nhiều yếu tố tác động, để hiểu rõ hơn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris lắng nghe tư vấn. Hoặc liên hệ đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.

Anh Thy 

chat zalo
messenger