Tình trạng bị tụt lợi xảy ra, báo động rằng sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp một số vấn đề. Người bệnh không tránh được bị ê buốt, khó vệ sinh, khó chịu trong ăn nhai,… Từ đó, nó còn kéo theo nhiều vấn đề khác. Vậy tụt lợi có nguy hiểm không và cách khắc phục bệnh lý này như thế nào. Mời bạn tham khảo các thông tin được cung cấp bởi bác sĩ của nha khoa My Auris nhé!
Mục Lục
Bị tụt lợi là tình trạng gì?
Răng bị tụt lợi là tình trạng phần nướu bao xung quanh, đang thực hiện chức năng bảo vệ chân răng bị dịch chuyển xuống cuống răng, làm cho thân răng bị lộ ra ngoài. Tụt nướu chỉ xảy ra ở một vài răng, nhưng nó cũng có thể diễn ra trên cả hàm trên lần hàm dưới.
Hiện tụt nướu hàm trên là dạng dễ dàng phát hiện nhất, do phần nướu bị rút sâu để lộ phần khoảng trống giữa các răng, ảnh hưởng tính thẩm mỹ. Tụt nướu hàm dưới sẽ khó phát hiện hơn, bởi mặt trong môi dưới bao phủ phần răng và nướu.
Dù là nướu ở hàm trên hay dưới, khi bị tụt đều gây nên các ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng. Do đó cần lưu ý một số biểu hiện của tình trạng này để nhanh chóng phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời nhé!
- Lợi có hiện tượng sưng đỏ, gây cảm giác đau và khó chịu.
- Khi vệ sinh răng miệng bằng các loại bàn chải có xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng,
- Hơi thở có mùi hôi khá khó chịu.
- Lợi bị rút rõ rệt, sức khỏe răng bị ảnh hưởng là làm cho răng dễ bị lung lay.
Tụt lợi có gây nguy hiểm gì không?
Tình trạng bị tụt lợi thường gặp nhiều ở răng hàm dưới, quanh răng nanh. Việc tụt nướu sẽ ít xảy ra là răng cửa và răng hàm hơn, nếu có thì tình trạng bệnh đã diễn biến theo hướng nghiêm trọng vào bạn cần phải điều trị sớm vào lúc này.
Nếu tình trạng diễn biến nặng, phần chân răng không được bao phù và bảo về, nó sẽ dễ bị ăn mòn do môi trường ẩm ướt bên trong khoang miệng. Từ đó gây ảnh hưởng đến mạch quản, và các dây thần kinh quanh răng.
Tình trạng tụt lợi chân răng có thể điều trị được dễ dàng khi được phát hiện kịp thời. Nếu không sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu, không tốt đối với sức khỏe răng miệng:
- Tụt lợi làm chân răng nhạy cảm và dễ lộ ra ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong khoang miệng tấn công. Từ đó gây các triệu chứng ê buốt, chảy máu chân răng, yếu hơn, thậm chí là tiêu xương răng,…
- Răng trở nên nhạy cảm, yếu đi và làm cho quá trình vệ sinh mảng bám, cao răng cũng khó hơn. Khi các mảng bám đồ ăn còn sót lại trong khoang miệng thì nó sẽ gây hôi miệng, nặng hơn là sâu răng.
- Nướu răng bị tụt khiến răng trở nên dài hơn, ngả vàng nhanh chóng, tạp các kẽ hở lớn hơn với răng bên cạnh, ảnh hưởng tính thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây tình trạng tụt lợi là gì?
Có khá nhiều nguyên nhân gây tình trạng răng bị tụt lợi, cụ thể sẽ có một số nguyên nhân điển hình sau:
Bệnh lý răng miệng
Thường ngày, khi ăn uống và vệ sinh không kỹ càng, mảnh vụn thức ăn sẽ bị mắc kẹt trong kẽ răng. Lâu dầu sẽ hình thành các mảng bám quanh vị trí chân răng, là môi trường thích hợp để vi khuẩn có thể phát triển. Từ đó dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm quanh chân răng, nguy cơ bị tụt lợi cao.
Nguyên nhân sinh lý
- Tuổi càng cao thì hệ miễn dịch sẽ càng suy giảm, đây là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tụt lợi diễn ra ở nhiều người.
- Với đối tượng là phụ nữ, quá trình thay đổi nội tiết tố diễn ra trong quá trình mang thai, dậy thì, tiền mãn kinh có thể làm cho lợi trở nên nhạy cảm hơn, từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công và làm cho lợi bị tụt.
Một số nguyên nhân khác
- Dùng các loại bàn chải không phù hợp, đánh răng không đúng cách, sử dụng lực đánh răng quá mạnh cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nướu bị tổn thương, dẫn đến tình trạng tụt lợi.
- Chế độ ăn uống: Ăn uống không đủ các chất dinh dưỡng, cơ thể bị thiếu hụt vitamin C có thể gây bệnh viêm nướu, tụt lợi.
- Các thói quen xấu: Hút thuốc lá là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tụt lợi. Thuốc lá có các chất khiến hệ miễn dịch bị suy giảm như Monoxide Carbon, Nicotine, Acid Cyanhydric. Khi hệ miễn dịch không được khỏe mạnh, người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lý răng miệng.
Cách điều trị tụt lợi được an toàn và hiệu quả
Bị tụt lợi có thể được điều trị dễ dàng, nếu được phát hiện sớm. Tùy vào mức độ nghiêm trọng sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thẻ:
Trường hợp nhẹ
Tụt lợi nhẹ, xuất hiện ở một hay một vài răng. Người bệnh bị tụt nướu nhẹ vẫn giữ được phần nước bám vào chân răng, răng không lộ quá nhiều. Cách điều trị tình trạng nhẹ được thực hiện tương đối đơn giản với các bước:
- Đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ lấy cao răng và vệ sinh khoang miệng được sạch sẽ.
- Sử dụng gel ngậm flour hay thuốc trị viêm lợi để hỗ trợ hồi phục sức khỏe răng miệng.
- Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách với các loại bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa và cả nước súc miệng.
- Tái khám định kỳ để bệnh lý không bị tái phát sau khi điều trị.
Trường hợp nặng
Người bệnh tụt lợi nặng sẽ gặp vấn đề ở nhiều răng, thậm chí là cả hàm. Răng tụt lợi nặng có phần nướu bị viêm sưng đỏ, chân răng hở nhiều khiến răng trở nên nhạy cảm. Điều trị tụt lợi thì phương pháp tốt nhất là can thiệp giải phẫu. Hiện có 3 phương án điều trị sau:
- Phương pháp 1: Nạo túi nha chu, thực hiện loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi các túi nha giả hay thu nhỏ kích thước của chúng lại. Sau đó thực hiện khâu mô lợi tại vị trí gốc răng lại.
- Phương pháp 2: Ghép mô liên kết dưới biểu mô hay ghép nướu tự do tự thân,… Dùng mô bên trong khoang miệng để bù đắp lại phần lợi bị tụt. Mô lợi được bù đắp có khả năng tái tạo lại tình trạng nướu như bình thường. Đồng thời giúp hồi phục các tổn thương và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Phương pháp 3: Phẫu thuật ghép xương, kỹ thuật chỉ dùng khi được bác sĩ chỉ định thực hiện ghép xương đối với người bệnh có phần xương răng đã bị phá hủy quá nặng. Tùy vào tình trạng sức khỏe người bệnh mà các bác sĩ sẽ tư vấn liệu pháp ghép xương phù hợp.
Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu được bị tụt lợi là như thế nào. Để tránh các biến chứng không mong muốn, tốt nhất khi phát hiện dấu hiệu hãy thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán kịp thời. My Auris cùng các bác sĩ chuyên môn cao sẽ hỗ trợ thăm khám và kiểm tra chi tiết, sẵn sàng hỗ trợ điều trị an toàn và mang lại hiệu quả được tốt nhất.
Yến Nhi