Nhiệt miệng là một tình trạng lành tính và thường gặp, đa số bệnh này sẽ tự khỏi sau khoảng từ 7 đến 10 ngày không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nhiệt miệng sẽ gây ra một số biểu hiện đau đớn, ảnh hưởng trong việc ăn uống hay giao tiếp của bạn. Do đó, bị nhiệt miệng nên uống gì là vấn đề mà gân đây có nhiều người quan tâm. Mọi thông tin chi tiết sẽ được My Auris giải đáp ngay trong bài viết sau.
Mục Lục
Giải đáp bị nhiệt miệng nên uống gì?
Đối với việc bị nhiệt miệng nên uống gì, bạn có thể tham khảo các công thức nước uống bổ dưỡng sau. Mục đích giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh được nhanh chóng và hiệu quả nhất. Cụ thể:
Chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể
Theo quan điểm trong Đông y, tình trạng nhiệt miệng có thể là dấu hiệu đang cảnh báo là bạn bị nóng trong người. Vì vậy, việc bổ sung đủ nước cho cơ thể chính là điều cần thiết trong quá trình chữa nhiệt miệng.
Do đó, hãy đảm bảo mỗi ngày cơ thể bạn được bổ sung từ 8 đến 10 ly nước. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể uống thêm các loại nước khác như dừa tươi, các loại nước mát nhằm hỗ trợ quá trình trị nhiệt miệng được nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Trà hoa cúc mật ong
Trà hoa cúc kết hợp cùng mật ong là một trong những gợi ý lý tưởng dành cho người bị nhiệt miệng. Sự kết hợp này mang lại công dụng giảm đau, giảm viêm vết loét trên miệng được hiệu quả. Nguyên nhân bởi trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, còn mật ong lại có tính khử trùng cao.
Hai công dụng này kết hợp với nhau sẽ tạo nên một công thức nước uống hỗ trợ điều trị nhiệt miệng tốt, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vết loét và hỗ trợ vết thương nhanh lành hơn.
Nước rau má
Nếu bạn vẫn chưa biết bị nhiệt miệng nên uống gì thì hãy dùng ngay nước rau má. Từ xưa, rau má đã nổi tiếng với khả năng hỗ trợ làm mát cơ thể nhờ vào tính hàm. Không những thế, chất triterpenoids có trong rau má còn có khả năng giúp làm lành vết thương lở loét được nhanh chóng. Do đó, khi bị nhiệt miệng, bạn cần uống nước rau má mỗi ngày, tuy nhiên hãy chú ý tránh uống liên tục quá 6 tuần nhé!
Bột sắn dây
Khi bị nhiệt miệng, và để điều trị thì không thể thiếu bột sắn dây – Nó nổi tiếng với đặc tính hàn và có khả năng hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc. Do đó, uống bột sắn dây chính là cách hiệu quả để trị nhiệt miệng.
Bột sắn dây không những giúp thanh lọc cơ thể từ bên trong, mà việc uống nó còn giúp làm dịu mát cho vết thương được nhanh chóng. Tuy nhiên, lưu ý rằng loại bột này có tính hàn nên bạn không nên uống quá 1 ly mỗi ngày. Bên cạnh đó, cần phải pha bột sắn dây bằng nước nóng để làm chín bột, hạn chế nguy cơ bị tiêu chảy.
Nước chè tươi
Đã có không ít thông tin về công dụng kháng khuẩn của nước lá chè tươi. Do đó, nếu không gặp vấn đề gì với nước chè tươi, bạn đừng ngần ngại mà hãy uống loại nước này bị đang bị nhiệt miệng nhằm chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh.
Hơn nữa, hàm lượng chất chống oxy hóa có trong chè tươi cũng có khả năng bảo vệ sức khỏe răng miệng. Hãy uống mỗi ngày để giúp thanh nhiệt cơ thể, đẩy lùi tình trạng nhiệt miệng.
Nước cam
Tuy rằng nước cam hay các loại trái cây họ cam quýt có tính axit, đồng thời có thể gây đau rát cho vết loét miệng nhưng bạn vẫn nên uống bổ sung vitamin C trong quá trình trị nhiệt miệng. Vitamin C với khả năng làm tăng số lượng tế bào bạch cầu cũng như tăng cường sức đề kháng, giúp bạn chống chọi với sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết loét miệng.
Mặt khác, trong nước cam còn có các dưỡng chất như vitamin B, folate hỗ trợ quá trình hình thành tế bào và thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng, hạn chế tổn thương niêm mạc. Nếu bạn lo ngại việc uống nước cam có thể gây đau rát, hãy sử dụng ống hút trong khi uống nhé!
Nước ép cà chua
Cũng tương tự như cam, trong cà chua có chứa nhiều vitamin C, hỗ trợ kháng khuẩn và sát trùng vết thương lở miệng. Đồng thời, cà chua còn có thể giúp bạn thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Do đó, bạn có thể bổ sung khi đang bị nhiệt miệng.
Bị nhiệt miệng nên uống thuốc gì?
Trong trường hợp bị nhiệt miệng nên uống gì với các loại nước từ tự nhiên kể trên không mang lại hiệu quả. Bạn nên thăm khám với bác sĩ và sử dụng một số loại thuốc sau theo chỉ định:
- Thuốc kháng nấm hiệu quả trong trường hợp bị nhiệt miệng có nhiễm nấm. Một số loại thuốc phổ biến không nên bỏ qua là nystatin, itraconazole, fluconazol…
- Thuốc kháng sinh được dùng cho người bệnh bị viêm loét miệng đi kèm bội nhiễm, chúng có khả năng giảm sung viêm, giảm đau nhanh và hiệu quả. Các loại thuốc kháng sinh thường được dùng khi bị nhiệt miệng là biseptol – Với hoạt chất sulfamethoxazole và trimethoprim. Chú ý không nên tự ý dùng mà cần có chỉ định từ bác sĩ nhé!
- Thuốc kháng viêm: Prednisone và Colchicine là hai loại được dùng trong điều trị nhiệt miệng do virus gây ra. Tuy nhiên, đây là thuốc kê đơn và cần có chỉ định từ bác sĩ trước khi dùng!
- Thuốc uống corticosteroid: Trong trường hợp người bệnh bị nhiệt miệng nặng, kéo dài thì bác sĩ có thể chỉ định cho dùng thuốc corticosteroid, với khả năng giảm nhiệt miệng nhanh chóng. Tuy nhiên nó lại có thể gây nên một số tác dụng phụ như rối loạn miễn dịch, loét dạ dày,…
- Uống viên uống sắt, kẽm và vitamin: Nếu thường bị nhiệt miệng, có thể do cơ thể của bạn bị thiếu hụt kẽm, sắt, vitamin, và các khoáng chất khác. Lúc này, bạn cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng này dưới dạng viêm uống, song song là các thực phẩm hàng ngày.
Các loại thuốc trị nhiệt miệng có thể ở dạng nước súc miệng, thuốc uống, thuốc bôi, hay là viêm ngậm,… Tùy từng nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng nhiệt miệng mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng loại thuốc phù hợp. Bên cạnh dùng thuốc, hãy nhớ tăng cường sức đề kháng, sức khỏe của cơ thể nhé!
Phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng như thế nào?
Phòng tránh bị nhiệt biệt sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng khó chịu này. Các cách phòng tránh luôn đi kèm với việc bị nhiệt miệng nên uống gì mà các chuyên gia muốn chia sẻ đến bạn. Bởi bệnh lý này có khả năng tái phát nên việc đề phòng là điều cần thiết. Cụ thể, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm nguy cơ nhiệt miệng như:
- Muốn đề phòng chứng nhiệt miệng hiệu quả, điều đầu tiên bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân đối dinh dưỡng. Đặc biệt nên răng cường các loại vitamin, khoáng chất có lợi đối với sức khỏe.
- Bổ sung thêm nhiều loại trái cây tươi, rau xanh,…. vào thực đơn mỗi ngày để tránh bị nhiệt miệng, nóng trong người.
- Hãy chú ý xây dựng, và hình thành thói quen chăm sóc răng miệng, đánh răng 2 lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng,… để hỗ trợ làm sạch khoang miệng sau khi ăn. Súc miệng với nước muối lúc nhiệt miệng, dùng bàn chải đánh răng loại mềm để tránh làm tổn thương mô mềm.
- Tránh dùng các thực phẩm dễ gây kích ứng niêm mạc, làm khô miệng hay tổn thương khoang miệng, như thực phẩm cay nóng, thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao, nước ngọt, cà phê,…
Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu được bị nhiệt miệng nên uống gì. Hãy chú ý chăm sóc sức khỏe nhiều hơn nếu đang bị nhiệt miệng, điều này sẽ giúp tình trạng thuyên giảm đáng kể. Đồng thời, thăm khám ngay với bác sĩ chuyên môn nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng không mong muốn.
Yến Nhi